Điều trị lọc máu và chạy thận có khác nhau không?

Người bị bệnh suy thận mạn phải điều trị suốt đời, vậy lọc máu và chạy thận có khác nhau không trong quá trình thay thế hoạt động chức năng của hai quả thận. Hiểu rõ được phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối và thân nhân có sự lựa chọn phù hợp. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!

Các phương pháp thận lọc máu để điều trị suy thận mạn 

Trong thực tế có nhiều dạng lọc máu cho thận khác nhau cho người bị bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Mỗi phương pháp lọc máu sẽ được chỉ định dựa trên các yếu tố tình trạng sức khỏe bệnh nhân chịu đựng được bao nhiêu, máy móc phương.tiện tại cơ sở y tế điều trị và số tiền chi phí cần phải trả được của bệnh nhân, trong đó có 3 phương pháp chính là:

  • Chạy thận nhân tạo không liên tục (IHD)
  • Lọc màng bụng
  • Liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT)

Phương pháp thận lọc máu nhân tạo không liên tục (IHD)

Nguyên tắc thận lọc máu của IHD là máu bệnh nhân được đưa ra ngoài bằng một ống nối.đường nối động- tĩnh mạch tại vị trí phù hợp trên cơ thể (có thể là cánh tay, đùi hoặc vùng cổ). Rồi lượng máu sẽ lưu thông bên ngoài cơ thể và đi qua máy lọc.đặc biệt có hoạt động như một quả thận nhân tạo giúp cơ thể lọc và đào thải các chất chuyển hóa và chất độc hại.

lọc máu và chạy thận có khác nhau không
Phương pháp thận lọc máu nhân tạo không liên tục (IHD) cần ống thống, thường ở cánh tay bệnh nhân

Điều kiện khi chạy thận nhân tạo không liên tục là người bệnh cần phẫu thuật (tiểu phẫu) để mở rộng mạch máu và nối thông động – tĩnh mạch (thường ở cánh tay) giúp chèn ống thông dễ dàng hơn và phát huy tác dụng dẫn truyền máu ra bên ngoài và đi ngược vào cơ thể. 

Thời gian thực hiện phương pháp chạy thận nhân tạo này thường được thực hiện 3 lần mỗi tuần, mỗi lần.kéo dài từ 3-4 giờ tùy thuộc vào chức năng thận không bị suy của bệnh nhân và lượng máu mang theo chất chuyển hóa cần thải lọc được qua các lần lọc máu.

Phương pháp lọc màng bụng 

Nguyên tắc lọc máu chạy thận qua màng bụng sẽ hoạt động thông qua hiện tượng khuếch tán các chất qua màng bán thấm (tính chất của màng sinh học). Một dung.dịch máu đã được lọc vô trùng giàu các vi chất cần thiết và đường glucose được đưa qua một ống vào khoang phúc mạc có màng.bán thấm (màng phúc mạc) vào cơ thể.

Dựa vào khả năng lọc tự nhiên của khoang phúc mạc từng người bệnh mà chất lọc sẽ được lưu lại trong màng bụng một thời gian trước khi được cơ thể hấp thụ các chất thải, rồi sẽ dẫn lưu ra ngoài qua ống dẫn đặt trước. Quá trình lọc qua màng bụng bệnh nhân có thể lặp lại nhiều lần trong ngày và thực hiện qua đêm với một hệ thống tự động được lắp đặt sẵn.

Phương pháp lọc màng bụng giúp bệnh nhân thoải mái hơn do có thể được thực hiện tại nhà không cần đến các cơ sở y tế nhiều lần mỗi tuần. Trước khi thực hiện lọc màng bụng thì bệnh nhân cũng cần được thực hiện tiểu phẫu để đặt ống thông vào màng bụng. 

lọc máu và chạy thận có khác nhau không
Trước khi thực hiện lọc màng bụng thì bệnh nhân cũng cần được thực hiện tiểu phẫu để đặt ống thông vào màng bụng

Lọc màng bụng là giải pháp phù hợp cho bệnh nhân mắc các bệnh nền khác nên không đủ sức khỏe để chạy.thận nhân tạo thường xuyên hoặc những người hay di chuyển làm việc. Tuy nhiên phương pháp này có tác dụng kém hiệu quả hơn thẩm phân máu do.phải mất thời gian dài hơn mà có thể loại bỏ một lượng chất thải, muối dư và nước tiểu bằng với phương pháp chạy thận nhân tạo khác.

Phương pháp thận lọc máu thay thế liên tục (CRRT)

Nguyên tắc lọc máu chạy thận của các phương pháp CRRT được thiết kế để thực hiện liên tục một ngày cả 24 giờ, nó có.thể liên quan đến lọc hoặc khuếch tán tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Phương pháp này giúp có ưu điểm hơn lọc máu gián đoạn vì việc loại bỏ các chất hòa tan hoặc chất lỏng diễn ra chậm và chắc chắn hơn, từ đó ít có biến chứng xảy ra trong quá trình lọc máu thay thế thận. Các biến chứng có thể được giảm bớt, bao gồm:

  • Chuột rút cơ bắp 
  • Ngứa tăng dị cảm da 
  • Hạ huyết áp 
  • Tăng lượng dịch cơ thể đến quá tải 
  • Nhiễm trùng nơi đặt ống thông lọc máu, thậm chí là nhiễm trùng máu. 
 lọc máu và chạy thận có khác nhau không
Phương pháp CRRT có ưu điểm hơn lọc máu gián đoạn vì việc loại bỏ các chất hòa tan hoặc chất lỏng diễn ra chậm và chắc chắn hơn

Lọc máu và chạy thận có khác nhau không?

Mỗi quả thận của một người khỏe mạnh mỗi ngày lọc khoảng 120-150 lít máu để thải các chất chuyển hóa độc hại vào nước tiểu đi ra khỏi cơ thể. Nếu thận không hoạt động hiệu quả sẽ khiến chất thải tích tụ trong máu tăng cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù toàn thân, khó thở và thậm chí là tử vong. Hiện nay có nhiều bệnh nhân cũng như người thân thắc mắc nhiều về câu hỏi lọc máu có phải là chạy thận không trước khi quyết định điều trị tình trạng bệnh lý suy thận mạn. 

Điều trị được đặt ra cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là việc lọc máu hay chạy thận nhân tạo sẽ giúp thải loại các chất thải trong máu để tránh chúng có thể đạt ngưỡng nguy hiểm hoặc loại bỏ độc tố, thuốc trong trường hợp khẩn cấp như bị ngộ độc thuốc paracetamol.

Như vậy lọc máu và chạy thận là hoàn toàn giống nhau và đều là tên gọi chung cho phương pháp điều trị.hỗ trợ thay thế cho thận của bệnh nhân nhằm mục đích loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, trong khi thận không còn làm được điều này như bình thường nữa.

lọc máu và chạy thận có khác nhau không
Lọc máu và chạy thận là tên gọi chung của phương pháp điều trị thay thế thận

Chi phí lọc máu chạy thận bao nhiêu tiền?

Rất nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm đến chuyện là chạy thận nhân tạo mỗi lần tốn bao nhiêu tiền vì không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để thực hiện phương pháp này suốt đời. Chi phí chạy thận nhân tạo của bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ 80 – 90% chi phí điều trị như: quá trình lọc thận, khám bệnh, xét nghiệm, thuốc hỗ trợ,…

Tuy nhiên, 10 – 20% chi phí còn lại cũng có thể từ vài triệu hoặc đến chục triệu một tháng, và phụ thuộc vào từng bệnh viện khác nhau, cơ sở vật chất, chế độ dịch vụ và tình trạng bệnh lý của từng người bệnh, sẽ không nằm trong phạm vi chi trả của bảo hiểm.


Bài viết trên đây giới thiệu các phương pháp lọc máu hay chạy thận đang được áp dụng để điều trị bệnh suy thận mạn và giải thích rõ lọc máu và chạy thận có khác nhau không. Tuy nhiên để xác định được chính xác lộ trình điều trị bệnh tốt nhất thì cần đến khám và xét nghiệm với các bác sĩ và cơ sở y tế uy tín. 

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo