Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguyên nhân, cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu (hay còn gọi là viêm đường tiết niệu) là hiện tượng viêm, nhiễm trùng ở cơ quan tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng bao gồm đi tiểu đau, nước tiểu màu đục, và nhiều biểu hiện khác. Cách điều trị thông thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh tuy nhiên, hãy cùng Docosan tìm hiểu kỹ hơn về viêm đường tiết niệu trong nội dung phía dưới đây.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu – thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo.

Phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu cao hơn nam giới. Nhiễm trùng xảy ra ở bàng quang có thể gây đau đớn và khó chịu. 

nhiem trung duong tiet nieu 2
Các cơ quan ở hệ tiết niệu

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu thường không gây ra bất kì triệu chứng nào đáng kể. Một khi đã xuất hiện thì các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cảm giác không thể nào nhịn tiểu được
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu có màu đục
  • Nước tiểu có màu đỏ, hồng tươi – dấu hiệu của tiểu ra máu
  • Nước tiểu có mùi khai nồng
  • Ở phụ nữ thường thì sẽ đau vùng chậu

Ở người lớn tuổi, nhiễm trùng tiểu có thể bị bỏ qua hoặc nhầm với các bệnh lý khác 

Ngoài ra, các triệu chứng cũng được phân theo vị trí bị tổn thương của người bệnh, cụ thể là:

  • Thận (viêm thận bể thận cấp)
    • Đau một hoặc hai bên lưng
    • Sốt cao
    • Lạnh run
    • Buồn nôn
  • Bàng quang (Viêm bàng quang)
    • Đau vùng chậu
    • Khó chịu ở vùng bụng dưới
    • Đi tiểu nhiều, tiểu gắt, hoặc tiểu buốt
    • Đi tiểu ra máu
  • Niệu đạo (Viêm niệu đạo)
    • Nóng rát khi đi tiểu

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu phát triển trong bàng quang. 

Mặc dù hệ thống tiết niệu được cũng có chức năng ngăn chặn vi khuẩn, nhưng đôi khi vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập và tấn công vào cơ thể của người bệnh. Khi điều đó xảy ra, vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong đường tiết niệu.

Nhiễm trùng tiểu phổ biến nhất xảy ra chủ yếu ở phụ nữ và thường xảy ra ở bàng quang và niệu đạo.  

Viêm bàng quang

Loại nhiễm trùng đường tiểu này thường do Escherichia coli (E. coli), một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GI) gây ra.

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị viêm bàng quang vì cấu tạo đường tiểu phụ nữ khác với nam giới. Cụ thể là khoảng cách từ niệu đạo đến hậu môn và lỗ niệu đạo đến bàng quang ngắn.

Viêm niệu đạo

Loại nhiễm trùng tiểu  này có thể xảy ra khi vi khuẩn đường tiêu hóa lây  từ hậu môn sang niệu đạo.

Ngoài ra, do niệu đạo của phụ nữ gần với âm đạo, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chẳng hạn như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma, cũng có thể gây viêm niệu đạo.     

Các yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ, và nhiều phụ nữ bị hơn một lần trong đời. Các yếu tố nguy cơ làm cho phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu bao gồm:  

  • Giải phẫu đường tiểu ở phụ nữPhụ nữ có niệu đạo ngắn hơn đàn ông, điều này rút ngắn khoảng cách mà vi khuẩn phải di chuyển để đến bàng quang. 
  • Hoạt động tình dục bừa bãi
  • Một số loại thuốc, dụng cụ tránh thai
  • Sau khi mãn kinh

Bên cạnh những yếu tố trên, những lí do dưới đây cũng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu là:

  • Dị tật đường tiểu bẩm sinh
  • Tắc nghẽn ống tiết niệu
  • Ức chế hệ thống miễn dịch
  • Những người phả đặt ống thông tiểu
  • Vừa mới phẫu thuật tiết niệu trong 1 khoảng thời gian gần

Các biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hiếm khi dẫn đến các biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một vài biến chứng có thể xảy ra là

  • Tình trạng nhiễm trùng có thể bị tái phát, đặc biệt ở những phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu từ hai lần trở lên trong khoảng thời gian từ sáu tháng trở lên trong vòng một năm.  
  • Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính (viêm bể thận) do nhiễm trùng tiểu không được điều trị . 
  • Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.
  • Đường tiểu bị thu hẹp ở nam giới do viêm niệu đạo tái phát,
  • Nhiễm trùng huyết, một biến chứng có thể đe dọa tính mạng của nhiễm trùng, đặc biệt là nếu nhiễm trùng đi từ đường tiết niệu đến thận của người bệnh.

Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Bạn có thể thực hiện các bước đơn giản sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Uống nhiều nước: Uống nước giúp làm loãng nước tiểu và đảm bảo rằng bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, điều này cho phép loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu trước khi nhiễm trùng xuất hiện
  • Lau từ trước ra sau: Làm như vậy sau khi đi vệ sinh sẽ giúp ngăn vi khuẩn ở vùng hậu môn lây lan sang âm đạo và niệu đạo. 
  • Làm rỗng bàng quang của bạn ngay sau khi giao hợp: Ngoài ra, hãy uống một cốc nước đầy để giúp loại bỏ vi khuẩn. 
  • Tránh sử dụng các sản phẩm phụ nữ có khả năng gây kích ứng. Sử dụng thuốc xịt khử mùi hoặc các sản phẩm phụ nữ khác, chẳng hạn như dung dịch thụt rửa và bột, ở vùng sinh dục có thể gây kích ứng niệu đạo. 
  • Thay đổi phương pháp ngừa thai: bao cao su không được bôi trơn hoặc các chất diệt tinh trùng ở bao cao su đều có thể góp phần tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu

Một số bác sĩ khám và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

  • BSCK1 Nguyễn Thị Thái Hà, hơn 15 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • BSCK1 Lê Ngọc Trân, hơn 10 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trang Võ Anh Vinh, hơn 10 năm kinh nghiệm, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Urinary tract infection (UTI) – Mayo Clinic

Contact Me on Zalo