Suy thận là tình trạng thận khó hoặc không thể lọc các chất thải ra khỏi máu. Khi thận của bạn mất khả năng lọc, lượng chất thải nguy hiểm có thể tích tụ và thành phần hóa học trong máu của bạn có thể mất cân bằng. Bởi vậy mà suy thận nếu tiến triển nặng vô cùng nguy hiểm. Vậy nên hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về nhé!
Tóm tắt nội dung
Suy thận là gì?
Suy thận xảy ra khi thận của bạn mất khả năng lọc đủ chất thải từ máu của bạn. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng thận như:
- Một số bệnh cấp tính và mãn tính
- Tiếp xúc độc hại với các chất ô nhiễm môi trường hoặc một số loại thuốc
- Mất nước nghiêm trọng
- Lưu lượng máu không đủ đến thận
- Chấn thương thận
Nếu thận của bạn không thể hoạt động bình thường, cơ thể của bạn sẽ trở nên quá tải với các chất độc. Điều này có thể dẫn đến suy thận, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
Các loại suy thận
Hiện tại suy thận có thể chia thành năm loại suy thận khác nhau bao gồm:
- Suy thận cấp tính trước thận: Nếu máu đến thận không đủ có thể gây suy thận cấp tính trước thận, điều này khiến thận không thể lọc chất độc ra khỏi máu. Loại suy thận này thường có thể được chữa khỏi khi đã xác định được nguyên nhân gây giảm lưu lượng máu.
- Suy thận cấp tính tại thận: Suy thận cấp tính có thể do chấn thương trực tiếp đến thận, chẳng hạn như tác động vật lý hoặc tai nạn. Các nguyên nhân khác bao gồm quá tải độc tố và thiếu máu cục bộ, là tình trạng thiếu oxy đến thận. Thiếu máu cục bộ có thể do chảy máu nghiêm trọng, sốc, tắc nghẽn mạch máu thận và viêm cầu thận, một tình trạng mà các mạch máu nhỏ trong thận của bạn bị viêm.
- Suy thận mãn tính trước thận: Khi không có đủ máu đến thận của bạn trong một thời gian dài, thận sẽ bắt đầu co lại và mất khả năng hoạt động.
- Suy thận mãn tính tại thận: Điều này xảy ra khi thận bị tổn thương lâu dài do bệnh thận nội tại.
- Suy thận mãn tính sau thận: Đường tiểu bị tắc nghẽn lâu ngày sẽ cản trở việc tiểu tiện gây ra áp lực và cuối cùng là tổn thương đến thận.
Các triệu chứng suy thận
Khi bệnh thận tiến triển, các biểu hiện suy thận có thể xảy ra có thể bao gồm:
- Giảm lượng nước tiểu
- Phù chân, mắt cá chân và bàn chân do giữ nước bơi thận không loại bỏ chất thải
- Khó thở
- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi quá mức
- Buồn nôn dai dẳng
- Đau hoặc tức ngực
- Co giật
- Hôn mê
Dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn đầu
Các triệu chứng của bệnh thận giai đoạn đầu có thể khó xác định, triệu chứng thường rất ít và nhẹ. Trong đó một số dấu hiệu ban đầu có thể xảy ra bao gồm:
- Nước tiểu ít hơn bình thường
- Sưng ở tay chân
- Dễ bị hụt hơi
Nước tiểu có màu
Màu sắc của nước tiểu là một dấu hiệu nhỏ cho thấy sức khỏe thận của bạn. Tuy rằng không quá rõ ràng nhưng chẩn đoán suy thận thông qua sự thay đổi màu sắc của nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề:
- Trong hoặc vàng nhạt: Cho thấy bạn được cung cấp đủ nước, đây là màu lý tưởng
- Màu vàng sẫm hoặc màu hổ phách: Bạn có thể đang bị mất nước
- Màu cam: Có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước, bệnh thận thường không gây ra điều này
- Màu hồng hoặc đỏ: Nước tiểu có màu hồng hoặc một chút đỏ có thể có máu trong nước tiểu. Ngoài ra nó cũng có thể được gây ra bởi một số loại thực phẩm, như củ cải đường hoặc dâu tây. Xét nghiệm nước tiểu nhanh có thể cho bạn biết rõ nguyên nhân
- Có bọt: Nước tiểu có bọt dư là dấu hiệu cho thấy nước tiểu có nhiều protein. Protein trong nước tiểu là dấu hiệu của bệnh thận
Nguyên nhân suy thận
Lượng máu đến thận không đủ
Lượng máu đến thận bị giảm đột ngột có thể nhanh chóng dẫn đến suy thận. Một số tình trạng gây mất lưu lượng máu đến thận bao gồm:
- Đau tim
- Bệnh tim
- Sẹo gan hoặc suy gan
- Mất nước
- Bị bỏng nặng
- Dị ứng
- Nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết
Sử dụng thuốc cao huyết áp và thuốc chống viêm cũng có thể hạn chế lưu lượng máu.
Khả năng đào thải nước tiểu bị hạn chế
Nếu nước tiểu bị ứ đọng trong có thể và không được đào thải ra ngoài thường xuyên trong thời gian dài sẽ dẫn đến sỏi thận. Các tình trạng khác có thể cản trở việc đi tiểu và có thể dẫn đến suy thận, bao gồm:
- Sỏi thận
- Bệnh tiền liệt tuyến
- Xuất hiện các cục máu đông trong đường tiết niệu
- Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát bàng quang
Những nguyên nhân khác
Một số yếu tố khác có thể dẫn đến suy thận bao gồm:
- Một cục máu đông trong hoặc xung quanh thận của bạn
- Nhiễm trùng thận
- Nhiễm độc kim loại nặng
- Tác hại do ma túy và rượu
- Lupus (một bệnh tự miễn có thể gây viêm nhiều cơ quan trong cơ thể)
- Viêm cầu thận
- Thuốc hóa trị liệu điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn
- Một số loại thuốc kháng sinh
- Bệnh tiểu đường không được điều trị
Cách điều trị suy thận
Quá trình và các điều trị suy thận phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy thận cũng như giai đoạn của nó. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà ta sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như:
Lọc máu
Lọc máu là phương pháp sử dụng máy thực hiện chức năng của thận. Tùy thuộc vào loại lọc máu, bạn có thể được kết nối với một máy lớn hoặc một túi catheter di động. Bên cạnh đó bạn cũng cần tuân theo chế độ ăn ít kali, ít muối.
Lưu ý: Lọc máu không chữa khỏi bệnh suy thận, nhưng nó có thể kéo dài tuổi thọ của người bệnh nếu phương pháp điều trị theo đúng lịch trình đều đặn.
Cấy ghép thận
Ghép thận có thể được xem là phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh thận ở mức vừa và nặng. Một quả thận hoạt động tốt được cấy ghép sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt mà không cần phải chạy thận nữa.
Tuy nhiên ghép thận không hề dễ dàng, thường sẽ phải chờ đợi khá lâu để nhận được một quả thận hiến tương thích với cơ thể của bạn. Phẫu thuật cấy ghép cũng không phải cách điều trị phù hợp cho tất cả mọi người.
Lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh có thể giúp cải thiện bệnh suy thận hiệu quả. Nếu bạn bị suy thận và uống rượu, thận của bạn sẽ buộc phải làm việc nhiều hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lọc máu.
Bia, rượu bia và rượu vang cũng chứa một lượng lớn phốt pho, nó khiến các vấn đề về tim mạch càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp thận của bạn hoạt động tốt hơn, khả năng lọc máu diễn ra dễ dàng hơn giúp bệnh suy thận được cải thiện rõ rệt. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống sau đây:
- Hạn chế natri, kali và phốt pho: Thận của bạn sẽ tốt hơn nếu giới hạn 3 chất này ở một lượng nhất định. Cố gắng ăn ít hơn 2.000 miligam mỗi ngày cả natri (muối) và kali. Cố gắng duy trì phốt pho ở mức dưới 1.000 miligam.
- Hạn chế tiêu thụ protein: Khi bị bệnh thận ở giai đoạn đầu và giữa, bạn có thể sẽ cần cắt giảm lượng tiêu thụ protein. Tuy nhiên, suy thận giai đoạn cuối, bạn có thể ăn nhiều protein hơn, tùy thuộc vào khuyến nghị của bác sĩ.
Nếu bạn còn đang thắc mắc bệnh suy thận có nguy hiểm không thì suy thận là bệnh nguy hiểm và gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh. Việc tìm ra nguyên nhân và sớm điều trị sẽ giúp bệnh được dễ điều trị hơn.
Xem thêm: Thận dương hư
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn: Healthline.com