Suy thận độ 4 là suy thận thuộc về giai đoạn muộn, xuất hiện các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng đe dọa sức khỏe của bệnh nhân. Suy thận cấp độ 4 cần các biện pháp can thiệp chuyên sâu. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về mức độ suy thận này nhé!
Tóm tắt nội dung
Suy thận độ 4 là gì?
Thận là một bộ máy có chức năng lọc, bài tiết, điều hòanội môi bên trong cơ thể. Qua đó, thận giúp cân bằng điện giải và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Suy thận mạn là bệnh lý xảy ra khi thận bị suy yếu chức năng. Bệnh thận mạn không thể hồi phục về mức bình thường được và chỉ điều trị để ngăn không cho bệnh tiến triển thành giai đoạn muộn. Suy thận có 5 mức độ, trong đó độ 4 được xem là nặng, cần can thiệp điều trị chuyên sâu.
Suy thận mạn độ 4 khi GFR có giá trị từ 15 tới 39 ml/phút/1,73m². Lúc này, thận đã mất khoảng 85 – 90% chức năng và cần hỗ trợ can thiệp chuyên sâu để bệnh nhân không rơi vào các trường hợp cấp cứu khẩn cấp hay bệnh tiến triển thành độ 5 – giai đoạn cuối. Phương pháp điều trị suy thận độ 4 đó là chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống, duy trì chức năng sống của bệnh nhân.
Xem thêm: Thận dương hư
Suy thận cấp độ 4 thường là do không nhận biết được bệnh trong giai đoạn 3 dẫn tới không điều trị kịp thời hoặc bệnh nhân độ 1,2,3 không tuân thủ điều trị dẫn tới diễn tiến của bệnh xấu dần. Các tổn thương ở thận xơ hóa và không thể nào hồi phục về như trước. Nguyên nhân gây suy thận thường gặp bao gồm:
- Bệnh lý tại thận: viêm cầu thận, sỏi thận, bệnh thận đa nang, bệnh thận san hô,…
- Bệnh lý bàng quang
- Nhiễm trùng tiểu
- Bệnh lý tim mạch: suy tim, tăng huyết áp
- Biến chứng của đái tháo đường hay đái tháo đường không tuân thủ điều trị
- Thói quen ăn mặn, ăn quá nhiều thịt cá,… các thói que này làm tăng gánh nặng thải lọc của thận, về lâu dài sẽ gây suy thận
- Uống ít nước
- Uống thuốc không rõ nguồn gốc, không tuân theo chỉ định
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết suy thận độ 4
Suy thận cấp độ 4 là giai đoạn xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm với mức độ nhiều hơn hẳn so với các cấp độ nhẹ: đau bụng, đau thắt lưng, rối loạn đi tiểu, ngứa, các biến chứng thường có ở bệnh thận độ 4: suy tim, phù phổi, đái tháo đường,… Đây là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người bệnh, yêu cầu can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Các biện pháp can thiệp là ghép thận, chạy thận, điều trị hỗ trợ, duy trì lối sống lành mạnh và dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận.
Ở suy thận độ 4, người bệnh có thể phát hiện ra bệnh thông qua các triệu chứng sau
- Tiểu nhiều, tiểu đêm nhiều lần, lượng nước tiểu có thể nhiều hoặc ít
- Tiểu đạm (tiểu protein) khi thận suy yếu sẽ không chuyển hóa được protein theo cách thông thường mà thải trực tiếp ra ngoài nước tiểu, gây tiểu đạm tiểu bọt.
- Huyết khối do tổn thương hệ mạch là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng tăng huyết áp. Triệu chứng diễn tiến thâm lặng nếu không được phát hiện sớm có thể gây tử vong do tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim.
- Cảm giác chán ăn, buồn nôn, có thể bị xuất huyết đường tiêu hóa.
- Thiếu máu do thận đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu, biểu hiện là da niêm nhợt nhạt, xanh xao.
- Cơ thể thường xuyên suy nhược, mệt mỏi, giảm tập trung,…
- Phù nề là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận độ 4, thường thấy phù tay, chân do thận tích nước, phù nề thường đi kèm tình trạng ngứa do cơ thể tích tụ các chất độc hại
- Một số trường hợp nặng xuất hiện khó thở, co giật và hôn mê.
Biện pháp điều trị suy thận độ 4
Bệnh suy thận mạn độ 4 không thể chữa khỏi dứt điểm, do các tổn thương ở thận là tổn thương vĩnh viễn, không có khả năng hồi phục về như lúc bình thường. Các đơn vị cầu thận trong giai đoạn cuối bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Cơ hội sống còn của bệnh nhân lúc này bị đe dọa nghiêm trọng nếu không can thiệp và điều trị kịp thời, ngăn bệnh tiến triển sang độ 5.
Lọc máu là biện pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp suy thận độ 4. Máu của người bệnh được dẫn qua một máy lọc nhân tạo có khả năng lọc thay thế cho chức năng của thận. Sau đó máy sẽ trả máu sạch về lại cho cơ thể. Thông thường, người bệnh suy thận độ 4 cần phải thực hiện lọc máu 2 đến 4 lần/tuần, mỗi lần 4 đến 6 tiếng. Đây là phương pháp điều trị có thể kéo dài đến suốt cuộc đời bệnh nhân.
Ghép thận là phương pháp thay thế thận của người bệnh bằng một quả thận khác khỏe mạnh hơn. Trước khi tiến hành ghép, người bệnh cần phải được kiểm tra các chỉ số sức khỏe của cơ thể một cách kĩ lưỡng như huyết áp ổn định, hệ mạch máu có lưu thông tốt không, không có các bệnh như ung thư, nhiễm trùng cấp tính nào không, có tiền căn dị ứng không, có đang mắc xơ gan, bệnh truyền nhiễm…
Biện pháp ghép thận chỉ dành cho độ tuổi dưới 60 thì mới được thực hiện. Thận phù hợp khi có các chỉ số phù hợp về mặt miễn dịch với cơ thể người bệnh, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với nguy cơ thải ghép. Bên cạnh lọc máu, ghép thận người bệnh suy thận độ 4 cũng cần tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Ăn nhạt hơn để giảm tình trạng phù, tăng huyết áp, tránh làm bệnh nặng
- Hạn chế các loại thức ăn có nhiều kali
- Không nên ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu chất đạm như thịt và cá, tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ chuyên gia và bác sĩ điều trị dành riêng cho bệnh nhân suy thận độ 4
- Uống nước với lượng vừa phải, khoảng 500ml mỗi ngày chia thành nhiều lần uống trong ngày
- Thường xuyên tái khám, kiểm tra định kì, tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết Suy thận độ 4 và những thông tin quan trọng bạn cần biết”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về bệnh lý suy thận độ 4.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn tham khảo: NHS