Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối và những thông tin cần biết

Suy thận giai đoạn cuối, còn được gọi là bệnh thận mạn giai đoạn cuối, xảy ra khi bệnh thận mãn tính – mất dần chức năng thận – chuyển sang trạng thái nặng. Trong suy thận giai đoạn cuối, thận của bạn không còn khả năng hoạt động như bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Suy thận giai đoạn cuối là gì?

Suy thận giai đoạn cuối là bệnh thận giai đoạn 5, giai đoạn bệnh trở nặng nhất. với mức lọc cầu thận < 15mL/ph/1,73 m2 , biểu hiện bằng hội chứng urê huyết. Nguy hiểm rịnh rập khi tình trạng này sẽ gây tử vong nếu không được điều trị thay thế thận.

Thận lọc chất thải và các chất dư thừa từ máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi thận của bạn mất khả năng lọc, lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải nguy hiểm có thể tích tụ trong cơ thể bạn gây ra các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt khi suy thận giai đoạn cuối, tức là độ lọc cầu thận ở mức kém nhất. Các chất dư thừa, chất độc được lọc đi chậm chạp, tích tụ và gây độc cho cơ thể.

Với bệnh thận giai đoạn cuối, bạn cần phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Nhưng bạn cũng có thể chọn từ bỏ lọc máu hay cấy ghép và chọn chăm sóc bảo tồn để kiểm soát các triệu chứng – nhằm mục đích đạt được chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể trong thời gian còn lại.

Hiện nay có khoảng trên 3 triệu người suy thận giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận trên toàn thế giới. Thực tế cho thấy do chi phí điều trị đắt đỏ của các biện pháp điều trị thay thế thận nên phương thức chỉ áp dụng chủ yếu (80%) cho người bệnh tại các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển chỉ 10-20% người bệnh giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận.

suy than giai doan cuoi 1

Triệu chứng suy thận giai đoạn cuối

Khi bệnh thận mãn tính tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Ăn mất ngon, không có cảm giác thèm ăn
  • Mệt mỏi và suy nhược
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi về tính chất đi tiểu (giảm số lần, giảm lượng nước tiểu)
  • Sa sút về tinh thần
  • Co giật cơ và chuột rút
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân
  • Ngứa dai dẳng
  • Đau ngực, tràn dịch màng tim (chất lỏng tích tụ ở khoang màng tim), tràn dịch màng phổi (chất lỏng tích tụ ở khoang màng phổi)
  • Khó thở, nếu chất lỏng dư thừa tích tụ trong phổi
  • Huyết áp tăng khó kiểm soát.

Cần phải lưu ý suy thận giai đoạn cuối có thể gặp bệnh cảnh của hội chứng ure máu: là hội chứng chết lâm sàng và cận lâm sàng, gây ra không chỉ do sự gia tăng của urê trong huyết thanh, tăng hơn 100 sản phẩm có nguồn gốc nitơ khác trong máu như peptide, aminoacid, creatinin,… khi người bệnh bị suy thận (cấp hoặc mạn).

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu, vì chúng cũng có thể do các bệnh khác gây ra. Bởi vì thận có khả năng thích ứng cao và có thể bù đắp cho chức năng đã mất, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi xuất hiện các tổn thương không thể phục hồi (mạn tính).

Suy thận giai đoạn cuối một khi xảy ra thì gần như không thể hồi phục. Các biến chứng của nó có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể bạn và có thể bao gồm:

  • Tăng giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, gây tăng huyết áp hoặc tăng tích trữ chất lỏng trong phổi gây phù phổi
  • Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột, có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim và có thể đe dọa tính mạng
  • Bệnh tim và mạch máu (gọi tắt là biến cố tim mạch)
  • Xương trở nên yếu đi và tăng nguy cơ gãy xương
  • Thiếu máu
  • Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc khả năng sinh sản bị suy yếu
  • Tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, có thể rối loạn khả năng tập trung, thay đổi tính cách hoặc gây co giật (ít gặp)
  • Chức năng của hệ thống miễn dịch suy giảm, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn
  • Viêm màng ngoài tim
  • Các biến chứng ở phụ nữ mang thai mang lại rủi ro cho sản phụ và thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ
  • Tổn thương không thể phục hồi cho thận, cuối cùng cần phải lọc máu hoặc ghép thận để tồn tại
suy than giai doan cuoi 2

Điều trị suy thận giai đoạn cuối

Một số thống kê chỉ ra rằng có đến hơn 50% bệnh nhân được chạy thận tử vong trong vòng 5 năm lọc máu điều trị và số người sống từ 10 năm trở lên chỉ chiếm 15-20% tổng bệnh nhân chạy thận theo chu kỳ.

Tuy vậy, việc cải thiện và kéo dài tiên lượng sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối, tuân thủ điều trị, sự tiến bộ của hệ thống y tế trong tương lai sẽ giúp người bệnh có thể kéo dài thời gian của mình.

Mục tiêu của điều trị người bệnh suy thận giai đoạn cuối là

  • Chuẩn bị điều trị thay thế thận
  • Điều chỉnh liều thuốc ở người bệnh
  • Điều trị các biến chứng của hội chứng urê huyết cao như thiếu máu, suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nước điện giải
  • Tuân thủ thực đơn cho người suy thận giai đoạn cuối hỗ trợ nhiều cho việc điều trị
  • Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ.

Điều trị triệu chứng: tuỳ theo bệnh nhân có triệu chứng bất thường nào thì chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Chỉ định điều trị thay thế thận: trừ phi người bệnh từ chối, mọi người bệnh thận giai đoạn cuối, với lâm sàng của hội chứng urê huyết cao đều có chỉ định điều trị thay thế thận.

Các chỉ đinh điều trị thay thế thận:

  • Tăng kali máu thất bại với điều trị nội khoa (lâm sàng không cải thiện)
  • Toan chuyển hóa nặng
  • Quá tải tuần hòan, phù phổi cấp thất bại hay không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.
  • Suy dinh dưỡng tiến triển không đáp ứng với can thiệp dinh dưỡng
  • Mức lọc cầu thận từ 5-10ml/ph/1,73 m2 ( hoặc BUN > 100mg/dL creatinine huyết thanh > 10mg/dL)

Lựa chọn hình thức điều trị thay thế thận: có ba hình thức điều trị thay thế thận bao gồm:

  • Thận nhân tạo (hoặc thẩm tách máu)
  • Thẩm phân phúc mạc
  • Ghép thận

Có thể lựa chọn một trong ba phương pháp, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh.

Hiện nay bệnh nhân suy thận giai đoạn hay mắc các bệnh thận cấp/ mạn nói riêng và mắc các loại bệnh nền khác nói riêng đang là mối quan tâm to lớn của toàn xã hội. Vì đây là nhóm đối tượng dễ gặp các biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong nếu mắc phải dịch bệnh Covid-19. Do đó cần phải thật cẩn trọng khi điều trị bệnh ở nhóm bệnh nhân.

Do đó việc nhận biết, tiến hành thăm khám điều trị cho nhóm bệnh này là hết sức cần thiết. Đặc biệt là những bệnh nhân đang ở trong các giai đoạn chưa phải là giai đoạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tuân thủ điều trị để kéo dài thời gian tiến triển giai đoạn cuối.

suy than giai doan cuoi 3

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Suy thận giai đoạn cuối và những thông tin cần cần biết”. Một trong những rủi ro nguy hiểm và đáng buồn của suy thận giai đoạn cuối đó là người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi có yếu tố thúc đẩy bệnh nhân vào một đợt suy thận cấp trên nền mạn.

Xem thêm: Thận dương hư

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảoNHS

Contact Me on Zalo