Thận ứ nước độ 3 là mức độ trung bình đến nặng của sự ứ trệ nước tiểu trong thận, làm thận phình to ra. Nhưng đây là một tổn thương có thể hồi phục tốt nếu được điều trị thích hợp. Vậy thận ứ nước là gì? Thận ứ nước độ 3 có thể nguy hiểm thế nào? Chữa trị ra sao? Mời quý độc giả tham khảo bài viết này của Doctor có sẵn.
Tóm tắt nội dung
Thận ứ nước là gì?
Ở người khỏe mạnh, thận là cơ quan lọc thải các chất độc trong máu và thải vào nước tiểu. Nước tiểu sau đó được bài tiết ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu, bao gồm niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Thận ứ nước (tiếng Anh: hydronephrosis) xảy ra khi thận của bạn phình to vì bạn không thể thải nước tiểu qua đường tiết niệu như bình thường được. Tình trạng này giống như một quả bóng bay chứa đầy nước. Bệnh lý này xảy ra do có gì đó chặn dòng nước tiểu dọc theo ống dẫn nước tiểu hay có thể do nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào niệu quản và thận.
Đây không phải là một bệnh lý nguyên phát, chính xác là hậu quả của một bệnh lý gây nên mà điểm chung là có hiện diện sự tắc nghẽn tại một (hoặc nhiều) vị trí trên đường tiết niệu. Nó có thể ảnh hưởng một hoặc hai thận đồng thời, và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Các mức độ thận ứ nước
Hiện nay có nhiều hệ thống phân độ thận ứ nước. Tùy vào mỗi hệ thống mà thận ứ nước có thể được chia thành 3 độ hoặc 4 độ. Nhưng nguyên tắc chung là độ càng cao thì càng nguy hiểm, khi đó chức năng thận có thể bị tổn thương không hồi phục.
Thận ứ nước có thể xuất hiện ở một bên thận hoặc có thể xuất hiện cả hai bên thận. Khi đó nếu mức độ bệnh ở mức 3 hoặc 4 thì nghĩa là bệnh đã nghiêm trọng và cần được phân độ và điều trị ngay.
Một số hệ thống phân độ phổ biến như SFU, ONEN, RAD hay UTD. Việc phân độ thận ứ nước rất quan trọng vì nó cho biết dự hậu và ảnh hưởng đến thái độ điều trị. Tùy theo hệ thống phân độ mà thận ứ nước độ 3 được đánh giá là trung bình đến nặng.
Chẳng hạn, theo hệ thống SFU hay ONEN thì độ 3 là thận ứ nước độ trung bình, trong khi theo UTD thì là mức độ nặng.
Bạn không cần quá lo lắng về việc diễn giải kết quả này. Vì mỗi cơ sở y tế có thể áp dụng hệ thống khác nhau, nhưng bác sĩ sẽ nhận biết được điều đó, từ đó đánh giá và tư vấn chính xác cho bạn.
Triệu chứng
Biểu hiện của thận ứ nước thay đổi tùy vào thời gian, mức độ và nguyên nhân của thận ứ nước. Nhìn chung, những trường hợp nặng (như độ 3, độ 4) có các biểu hiện rõ rệt và rầm rộ. Nếu mắc phải thận ứ nước độ 3, bạn có thể gặp phải những biểu hiện như:
- Đau vùng hông lưng hoặc đau bụng;
- Nôn, buồn nôn;
- Cảm giác đi tiểu không hết;
- Cảm giác buốt khi đi tiểu;
- Sốt.
Sự ứ trệ nước tiểu trong đường tiết niệu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Hệ quả là sự xuất hiện của nhiễm trùng tiểu, với một số triệu chứng gợi ý như:
- Nước tiểu đục màu hoặc tiểu máu (tiểu màu đỏ sậm, màu xá xị);
- Tiểu đau, buốt;
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
- Dòng nước tiểu yếu;
- Đau từng cơn ở lưng, bụng hoặc vùng bẹn;
- Sốt, kèm ớn lạnh, vã mồ hôi.
Bạn cần để ý và theo dõi sức khỏe có mình, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào về hệ thống tiết niệu, bạn cần liên hệ đến với bác sĩ đường tiết niệu để được thăm khám. chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây thận ứ nước độ
Các mức độ thận ứ nước có nguyên nhân tương tự nhau. Mức độ thận ứ nước phụ thuộc nhiều vào thời gian diễn tiến. Nguyên nhân của thận ứ nước rất đa dạng và có thể khác nhau ở những độ tuổi. Thậm chí, thai nhi còn trong bụng mẹ cũng có thể được phát hiện thận ứ nước (thông qua siêu âm) vì một dị tật bẩm sinh.
Các nguyên nhân thường gặp ở trẻ em
Hiện nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ tại sao bệnh thận ứ nước lại phát triển ở thai nhi. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân có thể đến do lượng nước tiểu mà em bé tiết ra và tăng lên nhiều vào giai đoạn gần cuối thai kỳ.
- Tắc nghẽn hay hẹp chỗ nối bể thận – niệu quản hay chỗ nối niệu quản – bàng quang,
- Trào ngược bàng quang niệu quản: do sự không hoạt động bình thường của van kiểm soát dòng nước tiểu giữa bàng quang và niệu quản, không cho nước tiểu không thoát ra mà còn chảy ngược lên trên thận.
Một số nguyên nhân hiếm gặp có thể là Niệu quản lạc chỗ, nang niệu quản, niệu quản khổng lồ, hẹp van niệu quản sau. Rất hiếm có trường hợp thận ứ nước ở trẻ em hay trẻ sơ sinh do khối u hay do sỏi thận.
Các nguyên nhân thường gặp ở người lớn
Ngoài trẻ em, người lớn cũng có thể bị thận ứ nước. Một số nguyên nhân khiến người lớn bị thận ứ nước như:
- Sỏi thận: là những viên sỏi nhỏ được hình thành trong thận sau một thời gian gian có thể di chuyển ra khỏi thận và làm tắc nghẽn niệu quản làm nước tiểu không thoát ra được;
- Phì đại tuyến tiền liệt lành tính: làm sưng tuyến tiền liệt, ép và làm hẹp niệu quản dẫn đến nước tiểu không thể thoát ra ngoài được;
- Mang thai: khi mang thai, tử cung của người mẹ được mở rộng dần nhằm mục đích nhường chỗ cho em bé, điều này đã gián tiếp có thể gây áp lực lên niệu quản của mẹ;
- Tình trạng niệu quản bị thu hẹp có chấn thương hay nhiễm trùng;
- Một số bệnh lý thần kinh làm ảnh hưởng tới thận hay bàng quang làm ảnh hưởng tới sự kiểm soát giữ hay thoát nước tiểu;
- Ung thư: Một số dạng ung thư diễn qua trong hay xung quanh đường tiết niệu như ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
Nhưng không đồng nghĩa với việc thận ứ nước sẽ gây ra ung thư cho người bệnh. Việc xác định nguyên nhân gây thận ứ nước là rất quan trọng cho việc điều trị đúng chỗ và có hiệu quả. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.
Thận ứ nước độ 3 có nguy hiểm không?
Dù theo hệ thống phân loại nào, thận ứ nước độ 3 đều có sự chèn ép nhu mô thận ít hoặc nhiều. Đây là dấu hiệu không tốt vì nếu không được can thiệp kịp thời, chức năng của thận có thể bị suy giảm đột ngột (gọi là suy thận cấp, thường có thể hồi phục), hoặc xấu hơn có thể tổn thương thận không hồi phục được.
Ngoài ra, biến chứng thường gặp nhất của thận ứ nước có thể xảy ra là nhiễm trùng tiểu. Sự ứ trệ dòng nước tiểu làm tăng khả năng sinh sôi của vi khuẩn. Nếu không được điều trị kháng sinh đúng, người bệnh có thể rơi vào nhiễm trùng huyết.
Cả suy thận cấp và nhiễm trùng huyết đều là các cấp cứu nội khoa, đe dọa tính mạng. Do đó bạn cần đi khám ngay nếu có dấu hiệu của thận ứ nước, đừng để bệnh tiến triển nặng hơn.
Xem thêm: Thận ứ nước có nguy hiểm không? Nguyên nhân của bệnh
Chẩn đoán thận ứ nước độ
Việc chẩn đoán thận ứ nước độ 3 càng sớm càng càng tốt là vô cùng quan quan trọng. Thận có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu trì hoãn điều trị hay không được điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá tổng thể về tình trạng sức khỏe của người bệnh, sau đó sẽ đi sâu vào các triệu chứng tiết niệu mà bệnh nhân gặp phải. Bác sĩ có thể cảm nhận thận to lên bằng cách xoa nhẹ nhẹ nhàng vùng bụng và vùng sườn.
Siêu âm chẩn đoán thường là đủ để khẳng định thận ứ nước và phân mức độ. Đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn, chi phí lại rẻ nhưng độ chính xác cũng rất cao. Mục đích chính của xét nghiệm siêu âm là để bác sĩ có thể xem thận, bàng quang, cấu trúc tiết niệu của người bệnh khác thường ở chỗ nào và xác định định nguyên nhân tiềm ẩn nếu có. Nhưng đôi khi siêu âm là chưa đủ để tìm ra nguyên nhân.
Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cần một số công cụ hình ảnh học khác để chẩn đoán, phân độ hoặc lên kế hoạch điều trị. Chụp X-quang đường niệu là phương pháp chuyên biệt sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt để phác thảo thận, niệu quản, bàng quang và niệu đại, sau đó ghi lại hình ảnh trước và sau khi đi tiểu. Từ đó có thể góp phần tìm ra vị trí tắc nghẽn
Nếu cần sự chắc chắn hơn nữa, bác sĩ có thể đề nghị bạn chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI).
Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm nhằm mục đích xác định chính xác tình trạng cũng như mức độ tổn thương do bệnh gây ra như:
- Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận;
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có nhiễm trùng hau sỏi tiết niệu hay không.
Điều trị thận ứ nước độ
Thận ứ nước độ 3 thường là một tình trạng nặng nề, gợi ý sự tắc nghẽn đường tiểu đã tiến triển một thời gian. Việc giải quyết sự tắc nghẽn là nguyên tắc của điều trị thận ứ nước.
Nguyên tắc điều trị thận ứ nước hay thận ứ nước cấp độ 3 là loại bỏ yếu tố gây nên bệnh, bất kỳ thứ gì gây cản trở dòng nước tiểu. Nếu niệu quản bị tắc nghẽn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn:
- Đặt stent niệu quản: Đây là phương pháp đặt một ống stent nào niệu quản, cho phép mở rộng niệu niệu quản, cho nước tiểu chảy chảy từ niệu niệu quản vào bàng quang.
- Đặt ống thông thận: cho phép nước tiểu bị tắc chảy qua lưng, đồng thời bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh với mục đích tránh nhiễm trùng vị trí đặt.
Nhưng với bệnh lý trung bình bến nặng như thận ứ nước độ 3 hoặc 4 có thể cần đến sự can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ loại bỏ bớt nước tiểu tích tụ bằng cách đưa những ống thông vào niệu đạo và ngược lên chỗ tắc hoặc ống thông có thể đi trực tiếp từ vùng da ở lưng vào thận.
Nếu ứ nước thận độ 3 xảy ra do nguyên nhân sỏi thận, bạn cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ nó. Việc thực hiện phẫu thuật nội soi lấy sỏi sẽ làm giảm đáng kể thời gian điều trị cũng như thời gian phục hồi của bệnh nhân.
Bệnh ứ nước thận độ 3 cần được điều trị sớm, nếu không được điều trị kịp thời, thận ứ nước độ 3 có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn. Hiếu khi nhưng vẫn có thể gây ra suy thận cho người bệnh. Nếu bệnh chỉ xuất hiện ở một bên thận thì quả thận còn lại sẽ tiếp nhận và hỗ trợ phần việc của quả
Nếu nhiễm trùng tiểu có hiện diện, bạn sẽ được điều trị với kháng sinh. Nếu có suy thận cấp, người bệnh sẽ cần lọc máu nhân tạo (hay chạy thận) hoặc ghép thận. Nhưng đa số trường hợp thận ứ nước có thể hồi phục tốt.
Tổng kết
Thận ứ nước độ 3 là một mức độ nặng của tình trạng tích tụ nước tiểu trong thận do một sự tắc nghẽn trong đường tiết niệu. Tình trạng này có thể hồi phục tốt trong đa số trường hợp nếu được điều trị thích hợp. Nếu không, các biến chứng đe dọa tử vong của thận ứ nước có thể xuất hiện.
Câu hỏi thường gặp
Thận ứ nước độ 3 có chữa được không?
Ứ nước thận độ 3 có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp.
Thận ứ nước độ 3 có nguy hiểm không?
Việc trì hoãn điều trị bệnh thận ứ nước cấp độ 3 sẽ làm cho bệnh tình ngày một nặng hơn, các biểu hiện sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể nhiễm trùng hay nặng hơn nữa sẽ diễn tiến lên độ 4 rất nguy hiểm cho người bệnh.
Thận ứ nước độ 3 có phải mổ không?
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ nhằm mục đích loại bỏ yếu tố gây bệnh, giảm thời gian điều trị và thời gian phục hồi cho bệnh nhân.
Xem thêm:
- Thận ứ nước độ 1
- Thận ứ nước độ 2
- Tổng quan về thận ứ nước độ 4
- Thận ứ nước khi mang thai có nguy hiểm không?
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh thận ứ nước độ 3 tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn tư liệu tham khảo
- Onen A (2020) Grading of Hydronephrosis: An Ongoing Challenge. Front. Pediatr. 8:458. doi: 10.3389/fped.2020.00458
- Hydronephrosis – Kidney.org
- Urinary Tract Obstruction – Medscape