Thận ứ nước khi mang thai có nguy hiểm không?

Thận ứ nước khi mang thai là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng rất đáng lo ngại trong thai kỳ. Bệnh trải qua nhiều giai đoạn và nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Do đó chị em thường hoang mang và tâm lý lo lăng khi biết mình mắc căn bệnh này trong quá trình mang thai. Qua bài viết này, Doctor có sẵn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về tịnh trạng thận ứ nước khi mang thai, từ đó đưa ra đáp án cho câu hỏi “Thận ứ nước khi mang thai có nguy hiểm không?”.

Thận ứ nước khi mang thai là gì?

Thận ứ nước khi mang thai

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu bị tích tụ bên trong các đài bể thận do đường tiết niệu bị tắc nghẽn khiến cho nước tiểu không được đào thải như bình thường. Thận ứ nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng, bệnh lý đi kèm mà bệnh nhân đang mắc phải:

  • Đối với thai nhi: Bệnh thận ứ nước có thể xảy ra do những dị tật đường tiết niệu bẩm sinh ngay từ khi trẻ đang được nuôi dưỡng trong bụng mẹ như tắc nghẽn hay hẹp chỗ nối bể thận – niệu quản hay chỗ nối niệu quản – bàng quang, niệu quản lạc chỗ, nang niệu quản, niệu quản khổng lồ, van niệu đạo sau. Trong đó, tắc nghen chỗ nối bể thận – niệu quản thường gặp nhất.
  • Đối với thai phụ: Ứ nước thận ở thai phụ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sỏi thận, bệnh lý thần kinh cơ ảnh hưởng bàng quang, khối u chèn ép xâm lấn vào đường tiết niệu. Nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do thai nhi chèn ép vào niệu quản.

Tình trạng thận ứ nước khi mang thai thường chỉ xảy ra một bên thận do niệu quản mẹ bị thai nhi chèn ép, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mẹ bị thận ứ nước khi mang hai ở cả hai bên. Các bác sĩ thường cảnh báo cho các bà mẹ trước khi mang thai rằng đây là một tình trạng đáng lo ngại. Bởi thận có chức năng lọc máu, thải nước tiểu và tạo máu để duy trì hoạt đông sống của cơ thể. Do đó khi chức năng thận mất đi, không những mẹ không khỏe mà bé cũng có thể bị ảnh hưởng theo.

Thông thường thai phụ khi bước vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ là lúc dễ mắc bệnh thận ứ nước nhất bởi khi đó thai nhi đã phát triển khá lớn ở trong bụng mẹ dẫn đến chèn ép niệu quản mẹ. Theo một thống kê thì có đến 75% phụ nữ bị mắc bệnh thận ứ nước khi mang thai ở mọi cấp độ từ nhẹ đến nặng và hầu hết đều bị thận ứ nước bên phải nhiều hơn thận bên trái. Tuy nhiên trong số đó có đến 85% bà mẹ không cần phải quá lo lắng vì thai nhi vẫn có thể phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Một trong những biến chứng nghiêm trọng của tình trạng thận ứ nước khi mang thai là nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tuy nhiên khả năng thai nhi bị nhiễm khuẩn do mẹ bầu mắc bệnh tương đối thấp, chỉ khoảng 3%. Do đó mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên khi gặp vấn đề thận ứ nước khi mang thai mẹ bầu cần phải lập tức đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, nhằm loại trừ các nguyên nhân khác gây thận ứ nước, đồng thời kiểm tra sức khỏe của bé, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Xem thêm:

Thận ứ nước có nguy hiểm không? Nguyên nhân của bệnh

Cách nhận biết thận ứ nước khi mang thai

Cách nhận biết thận ứ nước khi mang thai

Mức độ thận ứ nước khi mang thai nói riêng và thận ứ nước nói chung được phân chia làm 4 mức độ khác nhau dựa trên siêu âm. Để nhận biến tình trạng thận ứ nước khi mang thai, mẹ cần chú ý những biểu hiện điển hình của bệnh, đặc biệt trong khoảng thời gian 20 tuần tuổi trở đi:

  • Thận ứ nước độ 1 khi mang thai thường bắt đầu bằng những cơn đau vùng hông lưng âm ỉ, có thể đồng thời xuất hiện hai bên hông hoặc chỉ môt bên. Cơn đau có thể lan lên vùng hạ sườn, đau khi di chuyển khiến cho mẹ bầu khó có thể đi lại một cách bình thường. Ngoài ra khi đó bà mẹ có thể xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như đi tiểu liên tục nhiều lần, lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, có thể lẫn máu theo cùng.
  • Đối với thận ứ nước độ 2 khi mang thai và cả độ 3, 4, các triệu chứng trên xuất hiên rầm rộ hơn. Ngoài ra mẹ còn xuất hiện thêm các triệu chứng như cảm giác buồn nôn, choáng váng, thường xuyên ra mồ hôi do thận bị ức nước làm giảm điều hòa máu lên não. Cùng với đó ở các mức độ 3,4 mẹ có thể xuất hiện tay chân phù nề, đi lại khó khăn và tăng huyết áp đột ngột đôi khi có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Nếu những tình trạng này kéo dài, không những thận ứ nước khi mang thai có thể chuyển từ độ 1 lên những độ cao hơn mà còn thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như suy thận, vỡ thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi đó sức khỏe của mẹ sẽ rất kèm, không những thể thai nhi nằm trong bụng mẹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Trên đây là những thông tin về thận ứ nước khi mang thai ở bà bầu, vậy đối với thai nhi thì sao? Thai nhi bị thận ứ nước khi còn trong bụng mẹ liệu có nguy hiểm không? Thai nhi bị thận ứ nước và những nguyên nhân nào dẫn đến điều này mặc dù trẻ chỉ đang nằm trong bụng mẹ. Nhân tiện chủ đề thận ứ nước khi mang thai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thai nhi bị ứ nước trong thận cùng Docosan nhé!

Thận ứ nước ở thai nhi có nguy hiểm không?

Thai nhi bị thận ứ nước có sao không?

Tại sao thai nhi bị thận ứ nước? Thận ứ nước ở thai nhi là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là do hẹp khúc nối bể thận niệu quản. Siêu âm tiền sản có thể phát hiện thận ứ nước từ tuần lễ thứ 16 của thai kỳ. Đối với những trẻ đã được chẩn đoán tiền sản là bị thận ứ nước thì sau sinh từ một tuần – một tháng, phải tái khám để kiểm tra lại.

Thai phụ và người nhà sau khi sinh nên đưa trẻ đến chuyên khoa tiết niệu khám lại để tầm soát bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh. Bởi trong trường hợp thai nhi bị thận ứ nước nhẹ ở một bên mà bên còn lại vẫn còn bù trừ tốt thì sau khi sinh trẻ vẫn đi tiểu bình thường, phát triển bình thường. Nhưng cũng chính vì vậy mà bệnh lý này thường dễ bị cha mẹ bỏ qua. Nếu không kiểm tra về lâu dài nước tiểu sẽ trào ngược, ứ đọng gây nhiễm trùng, thận sẽ bị tổn thương dẫn đến suy thận.

Siêu âm là một công cụ có thể hỗ trợ đánh giá thận ứ nước ở thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khi đường kính của bể thận > 20mm thì nhiều khả năng phải can thiệp sau sinh và trên thực tế vẫn có nhiều trẻ hồi phục hoàn nên các bà mẹ có thể yên tâm. Một lần nữa chúng ta lại khẳng định được vai trò của siêu âm tiền sản trong việc đánh giá thận ứ nước khi mang thai ở thai nhi.

Thận ứ nước khi mang thai ở lẫn mẹ và bé đều nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến đời sống sinh hoạt của mẹ và bé sau này. Để khắc phục tình trạng thận ứ nước khi mang thai, siêu âm là một trong những công cụ cần thiết và có thể khảo sát được tình trạng ứ nước của thận.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Contact Me on Zalo