Thận yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

Thận yếu là sự suy giảm chức năng của thận gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh diễn tiến âm thầm. Do đó, việc phát hiện kịp thời và can thiệp điều trị sẽ giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng như suy thận, tổn thương thận cấp tính hay suy thận. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về dấu hiệu thận yếu này nhé!

Thận yếu là gì?

Thận yếu là sự suy giảm các chức năng của thận, diễn tiến âm thầm qua nhiều năm do đó khó phát hiện. Khi các triệu chứng rõ ràng thì có thể bệnh đã chuyển sang nặng và có biến chứng. Thận cùng với tim, não, gan là các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Do đó khi xảy ra sự bất thường như rối loạn hay suy giảm chức năng ở thận tiềm tàng những mối nguy hại to lớn.

Thận đóng vai trò là lọc, bài tiết các chất cặn bã, độc tố và tái hấp thu cũng như đào thải lượng nước dư ra ngoài cơ thể – giúp cân bằng hệ nội môi của cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn đóng vai trò trong việc điều hòa nồng độ các chất điện giải trong cơ thể qua cơ chế tiết – đào thải, kiểm soát việc điều chỉnh huyết áp và điều tiết sản sinh hồng cầu và sản xuất các hormone để điều hòa cơ thể.

Do đó, một khi chức năng thận suy giảm sẽ có những tác động lên các hoạt động này.

Nguyên nhân gây ra thận yếu?

  • Giảm lưu lượng máu tới thận: như đã đề cập, vai trò của thận là lọc, máu tới thận sẽ được lọc để đưa các chất cặn bã ra ngoài, một phần nước sẽ được tái hấp thu đưa trở lại tuần hoàn. Do đó bất kì nguyên nhân nào dẫn tới việc giảm lưu lượng máu tới thận cũng làm suy giảm chức năng của thận, khiến thận trở nên yếu đi. Nguyên nhân thường gặp nhất đó chính là vòng xoắn tăng huyết áp – suy thận. Một số nguyên nhân giảm lưu lượng máu tới thận có thể kể đến như: tổn thương ở tim, bệnh tim mạch, bỏng, suy giảm chức năng gan, mất nước, nhiễm trùng huyết…
  • Bất thường trong việc bài xuất nước tiểu: khi cơ thể không thể bài xuất nước tiểu một cách bình thường, các chất lọc (cặn bã, chất độc) sẽ tích tụ dần và gây quá tải cho thận. Một số loại ung thư có thể gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu bao gòm: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư trực tràng, bàng quang,…
  • Ngoài ra các nguyên nhân: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, huyết khối trong đường tiểu hoặc các tổn thương thần kinh chi phối cho hoạt động của bàng quang (bệnh bàng quang thần kinh) cũng làm thận yếu đi.
  • Lão hóa: thận sẽ suy giảm chức năng trong độ tuổi già, đây cũng là lí do thận yếu hay gặp ở độ tuổi này.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh: ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, ăn mặn, sử dụng các chất như thuốc lá, rượu bia,… đặc biệt là uống ít nước, các nguyên nhân này gây thận yếu mà chúng ta có thể khắc phục được.
  • Sử dụng nhiều các loại thuốc thải qua thận khiến thận quá tải.
  • Huyết khối ở thận, các bệnh lý viêm nhiễm tại thận, viêm mạch máu, Lupus, bệnh lý u tủy, xơ cứng thận,… và nhiều bệnh lý khác cũng gây suy giảm chức năng của thận.

Triệu chứng thận yếu thường gặp

Các dấu hiệu thận yếu thường không rõ ràng hoặc không đặc hiệu, do đó khi người bệnh phát hiện bệnh thì đã tiến sang các giai đoạn nặng hoặc tạo thành các tổn thương cấp tính, mạn tính.

Các triệu chứng thường diễn ra âm thầm do đó không hề dễ dàng để người bệnh biết cách nhận biết thận yếu. Do đó người bệnh cách kiểm tra thận yếu trên lâm sàng thường được tiến hành khi các triệu chứng diễn ra nặng nề. Một số biểu hiện thận yếu thường gặp như sau:

  • Tiểu nhiều về đêm: tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần gây mất ngủ, ngủ không ngon giấc, trong một số trường hợp có thể gặp nước tiểu đổi màu. Đây là những dấu hiệu phổ biến của thận yếu.
  • Rối loạn chức năng sinh lý
  • Cảm giác ngứa ngáy, hơi thở có mùi do các chất cặn bã được tích tụ trong cơ thể.
  • Sưng, phù nề cũng là những dấu hiệu thường gặp do mất cân bằng nội môi.
  • Đối với trường hợp có tổn thương thận cấp tính: không ngủ được, mất tập trung, hôn mê, huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp, chảy máu không rõ nguyên nhân.
  • Đối với bệnh thận mạn: triệu chứng kéo dài liên tục như thay đổi các tính chất của nước tiểu, chẩn đoán dựa vào hình ảnh học.

Diễn tiến nguy hiểm của thận yếu nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị chính xác:

Thận suy yếu, chức năng bị suy giảm sẽ khiến cho hệ thống lọc, đào thải, giữ cân bằng của thận gặp vấn đề nghiêm trọng, khiến các chất độc, chất cặn bã tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ra những rối loạn cho toàn bộ các hoạt động, thậm chí có thể gây tử vong, đe dọa tính mạng.

  • Suy thận: thận không còn đủ khả năng đào thải chất cặn bã như bình thường, thể hiện qua thông số độ lọc cầu thận. Người bệnh khó phát hiện ra mình bị suy thận, chỉ biết mình bị suy thận khi thử nước tiểu, thử máu và thông qua kết quả cận lâm sàng.
  • Sỏi thận: người bệnh sẽ gặp các triệu chứng tiểu khó, tiểu buốt, đau thắt lưng, một số trường hợp sỏi gây nhiễm trùng có thể có sốt.
  • Hội chứng thận hư: thường gặp triệu chứng phù, báng bụng, đau bụng, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, suy thận cấp, tắc mạch, shock…
  • Bệnh lý nhiễm trùng ở thận: viêm cầu thận, viêm ống thận,… do nhiễm khuẩn hoặc hóa chất.
  • Bệnh thận mạn: không thể hồi phục được mà chỉ có thể điều trị triệu chứng, kéo dài thời gian sống còn cho bệnh nhân. Điều trị phức tạp và nếu bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối thì khả năng tử vong là rất cao, tiên lượng rất nặng.

Một số biện pháp phòng ngừa giúp giảm tình trạng suy yếu của thận

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, uống theo từng lượng nhỏ chia đều từ sáng tới tối. Hạn chế uống nhiều nước trước khi đu ngủ và cách thời gian đi ngủ 2 giờ đồng hồ.
  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạch, hạn chế các chết béo tránh béo phì, giảm nồng cholesterol giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm các bệnh lý ở thận.
  • Hạn chế ăn mặn, lượng muối ăn trong ngày phải ở mức vừa đủ. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho thận yếu như rau xanh, tránh ăn các thực phẩm giàu đạm, giàu canxi quá nhiều lần trong tuần để tránh gây ra tình trạng gan nóng thận yếu suy giảm chức năng thải độc của cơ thể.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày tối thiểu 15-30 phút, phù hợp với khả năng vận động của bản thân.
  • Không nên có thoi quen nhịn đi tiểu quá lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thận và đường niệu.

Khi phát hiện bản thân có các triệu chứng nghi ngờ thận yếu bạn cần phải đi đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, làm các xét nghiệm kiểm tra và điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh. Tránh sử dụng các thực phẩm chức năng, thảo dược không rõ loại sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết “Thận yếu: nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa”. Mong rằng bài viết đã đưa ra lời những thông tin bổ ích về tình trạng suy yếu của thận.

Xem thêm: Cách chữa thận yếu

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên ứng dụng Docosan để rút ngắn thời gian chờ đợi lâu.


Nguồn tham khảo: NHS