7 triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp nhất

Viêm đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến và có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vậy triệu chứng viêm đường tiết niệu biểu hiện như thế nào, cách điều trị và lưu ý ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

triệu chứng viêm đường tiết niệu

Tóm tắt nội dung

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ trong y khoa nhằm chỉ tình trạng viêm nhiễm trên hệ tiết niệu chủ yếu do các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, phát triển và gây ra nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản, ống dẫn tinh, tinh hoàn,…

Viêm nhiễm đường tiết niệu vốn dĩ là bệnh lý có thể điều trị dứt điểm nhưng rất dễ tái phát. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, để các triệu chứng viêm đường tiết niệu kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần thì có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phân loại

Viêm nhiễm đường tiết niệu có thể phân loại dựa trên các yếu tố như sau:

  • Phân loại theo vị trí: Viêm đường tiết niệu trên (viêm thận – bể thận cấp tính, mạn tính, áp xe thận,…) và viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…).
  • Phân loại theo diễn tiến bệnh: Nhiễm khuẩn niệu đơn giản và nhiễm khuẩn niệu phức tạp (người có tiền sử bị sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, đặt catheter đường niệu,…).

Dịch tễ bệnh học

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu rất dễ gặp ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nữ giới sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn bởi đường niệu đạo ở nữ thường ngắn hơn (khoảng 3 – 4cm) so với nam (khoảng 18 – 20cm), hơn nữa niệu đạo ở nữ gần hậu môn nên thuận lợi cho vi khuẩn lây nhiễm và gây bệnh.

Ngoài ra, ở những người bị các bệnh lý suy giảm miễn dịch như tiểu đường, HIV, ung thư hay người có tiền sử bị sỏi tiết niệu, hẹp đường niệu, suy giảm chức năng thận, phì đại tiền liệt tuyến, viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa,… cũng dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn người bình thường.

Khám và điều trị viêm đường tiết niệu tại Phòng khám Gia đình Tokyo

Tokyo Family Clinic – Phòng Khám Gia đình Tokyo là hệ thống phòng khám gia đình chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam. Đội ngũ bác sĩ của Tokyo Family Clinic với chuyên môn cao và được đào tạo bởi các bác sĩ cố vấn chuyên môn từ  Nhật Bản như BS. Mamoru Kimura, BS. Kazue Ota, BS. Noriyasu Shirotani, BS. Hideo Terashima, qua đó luôn đảm bảo chất lượng thăm khám tốt nhất cho bệnh nhân. 

Với kim chỉ nam luôn mang sứ mệnh nâng niu chăm sóc sức khỏe cho các gia đình Việt với nền y tế tiên tiến của Nhật Bản. Những bệnh nhân với các triệu chứng viêm đường tiết niệu khi đến Tokyo Family Clinic sẽ được đáp ứng những dịch vụ y tế chất lượng cao chuyên khoa về thận – tiết niệu, bao gồm:

  • Khám nội tổng quát để kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe, chức năng thận – tiết niệu.
  • Xét nghiệm bệnh phẩm và phân tích các phản ứng viêm trong máu để chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu, qua đó nhằm xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.

Dưới đây là một số đánh giá tích cực từ phía các bệnh nhân đã trải nghiệm các dịch vụ y tế tại phòng khám, giúp mọi người tin tưởng hơn khi chọn Tokyo Family Clinic là đích đến chăm sóc sức khoẻ cho bạn và cả gia đình:

  • Tôi rất thích cách bác sĩ Trân khám bệnh cho tôi. Vừa nhẹ nhàng vừa chu đáo lại nhiệt tình.
  • Dịch vụ ok. Bác sĩ tư vấn tận tình.
  • Từ khâu đăng ký đến tư vấn đều diễn ra nhanh và chuyên nghiệp. Gần nhà nên chắc có gì cần khám thì ghé đây cho tiện. Cảm ơn các bạn.

Như vậy, có thể chứng minh được rằng phòng khám Tokyo Family Clinic đã đáp ứng được những nhu cầu chăm sóc y tế chất lượng cho người Việt cũng như các gia đình tại Việt Nam, xứng đáng là điểm đến chăm sóc sức khoẻ tối ưu cho bạn và những người thân yêu trong gia đình.

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng viêm đường tiết niệu nhưng chủ yếu thường gặp nhất là trực khuẩn gram âm E.coli và một số chủng vi khuẩn gây bệnh vùng sinh dục khác gồm Chlamydia, Proteus mirabilis, lậu cầu,… Thông qua một số yếu tố sau vô tình tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này sinh sôi và phát triển, gây ra viêm hệ tiết niệu như:

  • Vệ sinh vùng sinh dục không sạch sẽ, đúng cách nhất là sau khi đi vệ sinh hay quan hệ tình dục tạo điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn nhiễm vào vùng kín gây viêm. Đối với nữ, vệ sinh vùng kín khi vào chu kỳ kinh nguyệt sai cách hoặc không thường xuyên thay băng vệ sinh thì dễ xảy ra viêm đường sinh dục và các triệu chứng viêm đường tiết niệu nữ.
  • Quan hệ tình dục không an toàn hay với người nhiễm bệnh khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào dương vật hay âm đạo của bạn tình.
  • Việc nhịn tiểu và ít uống nước thường xuyên khiến vi khuẩn tồn đọng trong nước tiểu có thời gian phát triển nhanh tấn công niêm mạc bàng quang, niệu đạo,… gây viêm đường niệu.
  • Ở phụ nữ mãn kinh thay đổi hệ nội tiết rất nhiều dễ làm cho lớp niêm mạc âm đạo và đáy bàng quang mỏng dần, giảm khả năng bảo vệ tự nhiên nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến triệu chứng viêm đường tiết niệu nữ. 

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Để trả lời cho câu hỏi “ Viêm đường tiết niệu có triệu chứng gì?” thì sau đây là một số triệu chứng của viêm đường tiết niệu thường gặp và đặc trưng nhất của bệnh, bao gồm:

Rối loạn tiểu tiện

Đây là triệu chứng viêm đường tiết niệu đặc trưng, người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu và muốn đi tiểu ngay nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Mỗi ngày có thể đi tiểu hơn 20 lần kèm cảm giác đau buốt khó chịu.

Nước tiểu màu bất thường

Nước tiểu có màu bất thường cũng là triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới và nữ giới. Nước tiểu sẽ có màu vàng đục, đôi khi lẫn mủ hoặc máu đồng thời có mùi khai nồng rất khó chịu.

Vùng tiết niệu ngứa rát

Triệu chứng viêm đường tiết niệu cũng bao gồm cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở đường tiết niệu, đau khi xuất tinh. Điều này dễ khiến người bệnh tự ti, khó chịu, ngại gần bạn tình.

Ngứa ngáy niệu đạo

Triệu chứng viêm đường tiết niệu này báo hiệu bệnh đã ở giai đoạn nặng, khi gặp hiện tượng này, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Niệu đạo sưng đỏ

Khi bệnh nhân gặp triệu chứng viêm đường tiết niệu này rất có thể vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển mạnh ở đường niệu đạo khiến lỗ niệu đạo viêm nhiễm, sưng đỏ, hẹp dần đi gây nên khó khăm khi đi tiểu tiện. 

Bộ phận sinh dục hay bị chảy mủ

Ở nam giới, nhiều người cũng thắc mắc “viêm đường tiết niệu có triệu chứng gì”, thực ra sự tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục nam cũng có thể là triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phái mạnh, đôi khi nhầm lẫn bản thân bị bệnh lậu. Dễ thấy nhất là ở phần đầu dương vật vị trí lỗ sáo hay tiết dịch có màu vàng hoặc xanh, mùi hôi khó chịu, đôi khi có lẫn cả máu.

Đau lưng, vùng bụng dưới, đau rát khi quan hệ

Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu toàn thân dễ gặp như đau lưng, đau vùng bụng dưới, đau rát trong khi quan hệ tình dục như lúc xuất tinh vì đường niệu đạo của nam giới cũng là đường phóng tinh, hay thậm chí là sốt cao và buồn nôn nếu bệnh đã lan đến thận – bể thận.

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Với các triệu chứng của viêm đường tiết niệu dễ gặp như bí tiểu, khó tiểu, đau nhức nhẹ vùng xương mu có thể đi kèm với sốt nhẹ, số ít trường hợp có thể gặp sốt cao, lưu ý đến những biến chứng nặng như viêm đài bể thận, nhiễm khuẩn huyết. Nếu không kịp chữa trị kịp thời dễ bị nhiễm trùng huyết thể lan tỏa, nặng hơn là áp xe bể thận, suy thận.

Với những triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới kéo dài dễ lan xuống dưới tinh hoàn gây viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn thậm chí là tắt ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Ngoài ra, người có các triệu chứng của viêm đường tiết niệu rất dễ lây mầm bệnh cho vợ/chồng/bạn tình thông qua hành vi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Ở nữ giới, viêm đường tiết niệu có thể lan sang viêm âm đạo, cổ tử cung,… Nguy hiểm hơn khi mang thai có thể bị tình trạng nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, nguy cơ cao thai sinh non,…

Phương pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu giúp các bác sĩ xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm nhiễm cũng như xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả. Thông thường, ngoài các chẩn đoán thăm khám lâm sàng dựa trên các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Thì phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất là xét nghiệm, cấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu để xác định phản ứng viêm và nguyên nhân do vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, còn có thể thực hiện xét nghiệm máu, thực hiện siêu âm, chụp CT, chụp cản quang đài bể thận và sỏi niệu đạo,… để có thể bổ trợ cho việc khẳng định chuẩn xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở bệnh nhân. 

Cách trị bệnh viêm đường tiết niệu

Việc sử dụng thuốc cho các bệnh nhân viêm đường tiết niệu cần hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng. Một số thuốc điều trị viêm đường tiết niệu thông dụng có thể kể đến:

Thuốc kháng sinh

  • Levofloxacin 250mg, ngày dùng 1 – 2 viên, uống 1 lần duy nhất trong ngày, nên dùng thuốc từ 5 – 10 ngày.
  • Ciprofloxacin 500mg, ngày uống 2 viên sáng và tối, dùng từ 5 – 10 ngày
  • Biseptol 480mg (kết hợp giữa Trimethoprim và Sulamethoxazole), ngày uống 4 viên, sáng 2 viên và tối 2 viên, dùng từ 5 – 10 ngày.
  • Ngoài ra một số loại kháng sinh khác như Doxycyclin, Amoxicillin/ Acid clavulanic, Azithromycin, Clarithromycin,… cũng được dùng để trị bệnh.

Các loại thuốc khác

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol 500mg, uống ngày 3 viên chia 3 lần gồm sáng, chiều, tối thì mỗi bữa 1 viên. Hoặc có thể sử dụng các thuốc NSAIDS như Diclofenac, Ibuprofen,…
  • Thuốc giảm sưng, phù nề như Alpha cymotrypsin ngày uống 6 viên chia 3 lần gồm sáng, chiều, tối thì mỗi bữa 2 viên.
  • Thuốc Midasol (Methylene blue 20mg + Brôm camphor 20mg) dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi với liều ngày 6 – 9 viên, chia làm 2 – 3 lần uống, mỗi lần 3 viên.
  • Các thuốc kháng viêm steroid có tác dụng giảm tình trạng viêm, sưng ở đường niệu cho bệnh nhân như Presnisolon, Methylpresnisolon, Betamethason,…
  • Thuốc giãn cơ trơn với tác dụng làm giãn cơ trơn thành ống niệu quả để giảm đau cho bệnh nhân khi gặp các cơn đau quặn thận hay có kèm sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu quản.

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

Trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, ngoài việc sử dụng thuốc ra thì người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau để cải thiện được tình trạng bệnh tốt hơn.

Tạo thói quen uống nhiều nước

Người bị bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu nên có thói quen uống nhiều nước, trung bình từ 2 đến 3 lít một ngày. Người bệnh có thể sử dụng nước lọc hoặc bổ sung thêm một số loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu như kim tiền thảo, râu bắp, mã đề, mía dò, rễ cỏ tranh (bạch mao căn),… nhằm tăng số lần đi tiểu giúp đẩy nhanh mầm bệnh tồn đọng ở đường tiểu ra ngoài nhanh hơn.

Không được nhịn đi tiểu

Thói quen nhịn tiểu thường do đặc thù công việc như (đang chạy xe, bán hàng, vận hành máy móc, băng chuyền,…) dễ khiến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu nặng hơn. Bởi lẽ, nhịn tiểu sẽ làm cho ngưng đọng nước tiểu vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đi tiểu nhiều lần cũng như bổ sung nhiều nước giúp làm sạch đường niệu đạo, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Không nên quan hệ tình dục khi mắc bệnh

Với các triệu chứng viêm đường tiết niệu gây đau rát, sưng đỏ, đau nhức ở vùng kín thì các chuyên gia y tế khuyến cáo nên hạn chế việc quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh. Các động tác thực hiện trong quá trình giao hợp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập dễ dàng từ bên ngoài qua đường niệu đạo và vào bàng quang.

Nên vệ sinh đúng cách, kĩ ở vùng kín

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và kĩ là điều rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu. Ở phụ nữ nhiều chị em thường có thói quen lau vệ sinh từ sau ra trước khi đại tiện. Tuy nhiên, thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn vào đường niệu đạo dễ dàng hơn. Do đó, cần thay đổi thói quen sau khi đi đại tiện hay tiểu tiện cần lau từ trước ra sau. 

Vào kỳ nguyệt san, chị em cũng cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Ngoài ra, nên lựa chọn các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng phù hợp để rửa, làm sạch vùng kín cũng như duy trì độ pH thích hợp, tránh sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Chọn loại đồ lót phù hợp

Không nên mặc các loại đồ lót quá chật, được làm bằng các chất liệu khó thấm ướt mồ hôi. Điều này khiến vùng kín dễ bị ẩm ướt, xây xước giúp vi khuẩn phát triển dễ xâm nhập vào niệu đạo gây nên bệnh dễ dàng hơn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong quá trình điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dịnh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C cũng như các bioflavonoid giúp hấp thu vitamin C tốt hơn để nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể.

Đặc biệt nên sử dụng các loại rau, trái cây giàu vitamin và bioflavonoid có trong ổi, trái cây nhiều múi như cam, quýt, bưởi, nam việt quất (cranberry), dâu tây, kiwi, đu đủ, mâm xôi, súp lơ, mồng tơi,… Vì chính vitamin C có trong các thực phẩm này có tác dụng làm tăng nhẹ độ acid trong nước tiểu, tạo pH thuận lợi cho vùng kín khỏe mạnh, ngăn chặn vi khuẩn có hại hiện diện cũng như phát triển trong hệ thống đường tiết niệu.


Câu hỏi thường gặp

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu như:
– Thuốc kháng sinh: Trimethoprim/ Sulfamethoxazole, Cephalexin, Ceftriaxone, Doxycycline, Fosfomycin,…
– Thuốc kháng viêm, kháng khuẩn: Xanh methylen, Bromo Camphor,…
– Dược liệu : Râu mèo, Râu ngô, Kim tiền thảo,…

Viêm đường tiết niệu có lây không?

Viêm đường tiết niệu có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục.

Viêm đường tiết niệu kiêng quan hệ bao lâu?

Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai?

– Đau rát, cảm thấy khó chịu khi đi tiểu.
– Đi tiểu nhiều lần hơn, tiểu nhắt.
– Lượng nước tiểu ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.
– Nước tiểu có lẫn máu, đục, mùi hôi bất thường.
– Đau tức vùng bụng dưới.
– Ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
– Đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn khi vi khuẩn lây lan đến thận.

Viêm đường tiết niệu ở nữ nên ăn gì?

– Nhiều trái cây và rau xanh
– Tăng cường bổ sung thêm vitamin C
– Các thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn) như sữa chua, kim chi, kefir,…
– Nước ép nam việt quất (cranberry)

Viêm đường tiết niệu có thai được không?

Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo bệnh nhân không nên mang thai trong thời gian bị viêm đường tiết niệu. Nên điều trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định mang thai và sinh con.

Viêm đường tiết niệu để lâu có sao không?

Nếu tình trạng này lâu dài có thể dẫn tới suy thận vĩnh viễn. Ở nam giới có thể gây áp xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, tắt ống dẫn tinh tăng nguy cơ vô sinh.


Hi vọng thông qua bài viết này, Docosan đã giúp cho mọi người hiểu hơn về bệnh học, nguyên nhân cũng như các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Qua đó, có thể hiểu mức độ nguy hiểm để kịp thời chữa trị bệnh khi mắc phải. Đồng thời cũng biết được những lưu ý để kiểm soát bệnh tốt hơn nhằm nhanh chóng khỏi bệnh. 

Contact Me on Zalo