3 biến chứng tiểu đường ở mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Biến chứng tiểu đường ở mắt xảy ra khi người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt, vì vậy người bệnh cần hiểu biết cặn kẽ về biến chứng này để phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh tiểu đường và các vấn đề về mắt có mối liên hệ mật thiết với nhau. Biến chứng tiểu đường ở mắt xảy ra khi người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt, gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và xã hội.

Biến chứng tiểu đường ở mắt là biến chứng mạn tính, không thể hồi phục hoàn toàn, vì vậy người bệnh cần hiểu biết cặn kẽ về biến chứng này để phòng ngừa hiệu quả.

Biến chứng tiểu đường ở mắt là biến chứng mạn tính, không thể hồi phục hoàn toàn

Biến chứng tiểu đường ở mắt là gì?

  1.  

Biến chứng tiểu đường ở mắt thường diễn tiến lặng lẽ, có thể xuất hiện từ giai đoạn sớm khi mức đường huyết chưa cao vượt mức chẩn đoán bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh thường khó phát hiện các biểu hiện của biến chứng tiểu đường ở mắt, dẫn đến việc điều trị chậm trễ, làm tăng nguy cơ suy giảm hay thậm chí là mất thị lực.

Theo thống kê, có từ 30 – 40% bệnh nhân tiểu đường gặp các vấn đề về võng mạc, tỉ lệ này tăng dần theo thời gian mắc bệnh, không phân biệt tiểu đường type 1 hay type 2. Ngoài võng mạc, biến chứng tiểu đường ở mắt còn có thể xuất hiện trên thủy tinh thể, hoàng điểm hay làm tăng nhãn áp.

Các biến chứng đái tháo đường ở mắt thường gặp

  1.  

Người mắc bệnh tiểu đường nhưng không kiểm soát đường huyết tốt sẽ dễ gặp biến chứng tiểu đường ở mắt, bao gồm:

Bệnh võng mạc

  1.  

Khi lượng đường trong máu tăng cao, quá trình stress oxy hóa và sự kết dính các tiểu cầu trong lòng mạch gây bít tắc sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, tăng áp lực thẩm thấu và thoát dịch vào võng mạc gây phù nề. Không những vậy, lòng mạch bị tắc sẽ giảm lượng máu và dinh dưỡng nuôi võng mạc, làm suy giảm chức năng võng mạc.

Các mạch máu nhỏ trên võng mạc bị tổn thương còn dẫn đến tăng sinh ra các mạch máu mới, tuy nhiên các mạch máu mới này lại rất mỏng manh nên dễ vỡ, làm tình trạng bệnh nhân càng nguy hiểm do nguy cơ xuất huyết võng mạc.

Bệnh nhân mắc biến chứng tiểu đường ở mắt trên võng mạc thường không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu, đến khoảng giai đoạn 2 – 3 sẽ có hiện tượng ruồi bay (thấy các đốm đen bay trước mắt).

Đục thủy tinh thể

  1.  

Biến chứng tiểu đường ở mắt còn xảy ra trên thủy tinh thể, khi người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, lâu ngày làm lắng các chất cặn bã và thay đổi cấu trúc trong suốt của thủy tinh thể. 

Thông thường, người từ 40 – 50 tuổi thường bắt đầu có dấu hiệu đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt sẽ gặp biến chứng này sớm hơn rất nhiều. Bệnh nhân thường bị nhìn mờ, cảm giác như có màn sương mù trước mắt và lóa mắt khi ra nắng.

Tăng nhãn áp (glaucoma)

  1.  

Người bị biến chứng tiểu đường ở mắt cũng thường bị tăng nhãn áp, nguyên nhân là do đường huyết tăng cao làm thủy dịch trong mắt lưu thông không tốt, dẫn đến tăng áp lực thủy tĩnh trong mắt. Ngoài ra, các mạch máu nhỏ ở mắt bị tắc nghẽn cũng làm giảm lượng máu và dinh dưỡng nuôi võng mạc, chèn ép dây thần kinh thị giác nên thị lực bệnh nhân tiểu đường sẽ ngày càng suy giảm.

Khi gặp biến chứng tiểu đường ở mắt làm tăng nhãn áp, bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm tầm nhìn, xuất hiện các khoảng đen trước mắt và có thể cảm thấy buồn nôn.

Biến chứng tiểu đường ở mắt ảnh hưởng đến chất lượng sống như thế nào?

  1.  

Biến chứng tiểu đường ở mắt thường diễn tiến âm thầm nên người bệnh khó phát hiện ở giai đoạn sớm, dẫn đến thị lực ngày càng suy giảm. Hậu quả của biến chứng tiểu đường ở mắt có thể kể đến bao gồm:

  • Về thể chất: Bệnh nhân bị bất tiện trong sinh hoạt, có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
  • Về tâm lý: Bệnh nhân thường xuyên lo âu, chán nản, có xu hướng muốn từ bỏ điều trị vì không nhìn thấy kết quả tích cực.
  • Về chi phí: Biến chứng tiểu đường ở mắt làm gia tăng thời gian nằm viện và thực hiện các phẫu thuật, tăng chi phí điều trị của bệnh nhân gấp nhiều lần.

Hướng điều trị biến chứng tiểu đường ở mắt

Dùng thuốc

  1.  

Bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm thuốc nội nhãn: corticoid hoặc anti-VEGF (PEGAPTANlD (MACCUGEN), BEVAClZUMAB (AVASTlN), RANIBlZUMAB (LUCENTlS), AFLlBERCEPT (Eyle)) để ức chế quá trình sản sinh mạch máu mới và chống phù hoàng điểm. Ngoài ra, các loại thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) cũng có thể được lựa chọn trong điều trị biến chứng tiểu đường ở mắt.

Laser

  1.  

Khi thực hiện phương pháp laser hay còn gọi là quang đông võng mạc, bác sĩ sẽ xử lí các vi mạch bị tổn thương bằng laser để hạn chế tình trạng xuất huyết và tăng sinh mạch mới. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có khả năng lấy lại thị lực, cải thiện chất lượng cuộc sống sau khi mắc biến chứng tiểu đường ở mắt.

Thay dịch kính

  1.  

Thay dịch kính là phương pháp loại bỏ toàn bộ máu, dịch tiết thừa và các mô sẹo tích tụ tại võng mạc. Từ đó, võng mạc được làm sạch giúp hạn chế nguy cơ mù lòa của người mắc biến chứng tiểu đường ở mắt. Ngoài ra, thay dịch kính còn được chỉ định trong các trường hợp bong võng mạc nhằm sửa các lỗ hổng hoặc vết rách trên võng mạc. 

Thay thủy tinh thể

  1.  

Thêm một phương pháp điều trị biến chứng tiểu đường ở mắt hiệu quả là thay thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ tiến hành thay thủy tinh thể mờ đục của bệnh nhân bằng thủy tinh thể nhân tạo. Bằng cách này, bệnh nhân mắc biến chứng đái tháo đường ở mắt sẽ cải thiện được thị lực. Mức độ cải thiện thị lực và hồi phục sau phẫu thuật tùy thuộc vào độ nặng của biến chứng trên mắt và các biến chứng mắc kèm khác.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở mắt hiệu quả

  1.  

Tuy hiện nay đã có khá nhiều phương pháp điều trị biến chứng tiểu đường ở mắt, người bệnh vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa sự xuất hiện biến chứng, đảm bảo sức khỏe của bản thân:

  • Tuân thủ điều trị: Dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng cách kết hợp với thay đổi lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tái khám đúng hẹn, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.
  • Kiểm soát các chỉ số đi kèm: huyết áp, lipid máu, cân nặng.
  • Rèn luyện thói quen sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều chất xơ, giảm chất béo, bỏ hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.
  • Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường ở mắt: nhìn mờ, nhìn thấy đốm đen, hoa mắt, hình ảnh dao động,…

Vitamin E, với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào mắt khỏi tổn thương và hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng. Bổ sung ENAT mỗi ngày giúp duy trì sức khỏe đôi mắt và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến tiểu đường.

Tham khảo thêm: Đường huyết không ổn định ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: Nguyên nhân và cách xử trí

So với việc điều trị biến chứng đái tháo đường ở mắt, việc phòng ngừa biến chứng này từ giai đoạn sớm bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và rèn luyện thói quen sống lành mạnh đem lại hiệu quả cao hơn.

Nguồn tham khảo:

  1. https://diab.com.vn/duong-huyet-khong-on-dinh/
  2. https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-basics
Contact Me on Zalo
Call Now Button