10 CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng nguy hiểm, điều trị tốn kém và khó đạt hiệu quả cao. Vì vậy, người bệnh cần biết cách kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng này.

Trước đây, khi trình độ y học còn hạn chế, bệnh nhân đái tháo đường thường tử vong do các nguyên nhân xuất hiện sớm hơn so với bệnh thận đái tháo đường. Ngày nay, các vấn đề xoay quanh đái tháo đường được hiểu biết sâu rộng hơn, giúp tăng hiệu quả chẩn đoán và điều trị, góp phần kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.

Tuy nhiên, kéo theo đó là sự tăng tỉ lệ của bệnh thận đái tháo đường. Vì vậy, bệnh nhân và người nhà cần hiểu biết cặn kẽ về biến chứng này để phòng ngừa tốt hơn.

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng nguy hiểm, điều trị tốn kém và khó đạt hiệu quả cao

Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không và 5 vấn đề tiềm ẩn tới sức khoẻ

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

  1.  

Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng trên mạch máu nhỏ, xuất hiện khi người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt. Ở người bình thường, chất đạm trong những bữa ăn hằng ngày khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa và hấp thu, đồng thời thải ra một số chất cặn bã. Những cặn bã này được vận chuyển qua những lỗ nhỏ trên mạch máu vào nước tiểu và lọc qua cầu thận thải ra ngoài.

Khi mắc bệnh thận đái tháo đường, cầu thận bị tổn thương làm thoát các protein kích thước lớn vào nước tiểu, làm giảm áp lực keo dẫn đến phù thận. Theo thống kê, có từ 20 – 40% bệnh nhân đái tháo đường bị mắc bệnh thận đái tháo đường. Tại khoa thận ở các bệnh viện, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do hệ lụy của bệnh thận đái tháo đường.

Vì sao kiểm soát đường huyết không tốt dẫn đến bệnh thận đái tháo đường?

  1.  

Nếu bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết không tốt, nồng độ đường huyết cao tạo ra các mảng bám tích tụ trong mạch máu thận (động mạch, mạch máu nhỏ) gây xơ vữa, tắc nghẽn. Từ đó làm giảm lượng máu chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi thận, làm chức năng thận ngày càng suy giảm.

Đồng thời, lượng đường cao còn gây ra biến đổi hóa học sinh ra các chất oxy hóa gây tổn thương mạch máu thận. Tình trạng thiếu oxy lên não do các mạch máu trong cơ thể bị tắc nghẽn cũng gây trì hoãn quá trình dẫn truyền thần kinh, giảm kích thích bàng quang gây ứ đọng nước tiểu, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng.

Triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường

  1.  

Ở giai đoạn sớm, triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường thường không rõ ràng do cơ chế bù trừ của cơ thể, dễ trùng lấp với triệu chứng của bệnh đái tháo đường như mệt mỏi, chán ăn, phù chân, tiểu ít,… Chính vì vậy, bệnh nhân thường khó phát hiện các biến đổi bất thường trên thận để điều trị kịp thời.

Sang đến giai đoạn muộn, khi bệnh nhân đã bị tổn thương đa cơ quan do bệnh thận đái tháo đường, các dấu hiệu nguy hiểm như phù tay chân, phù phổi, cổ trướng, báng bụng, tràn dịch màng tim có thể xảy ra và đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Bệnh thận đái tháo đường thường được chẩn đoán như thế nào?

  1.  

Vì các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường thường diễn tiến chậm và không đặc trưng nên tốt nhất là tất cả bệnh nhân đái tháo đường đều tầm soát bệnh thận đái tháo đường định kỳ. Quy trình tầm soát bệnh thận đái tháo đường thường bao gồm:

  • Xét nghiệm tìm đạm niệu, có 3 cách lấy nước tiểu:
  • Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (thường là vào buổi sáng).
  • Lấy mẫu nước tiểu 24 giờ.
  • Lấy mẫu nước tiểu trong một khoảng thời gian (trong khoảng 3 – 4 giờ hoặc qua đêm).
  • Dựa vào các triệu chứng lâm sàng (phù, tiểu nhiều, chán ăn, mệt mỏi) thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, ít có giá trị trong chẩn đoán.

Hướng điều trị bệnh thận đái tháo đường

Điều trị dùng thuốc

  1.  

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh thận đái tháo đường, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kiểm soát đường huyết và huyết áp kết hợp với rèn luyện lối sống lành mạnh để làm chậm tiến triển bệnh thận đái tháo đường. Đồng thời, cần lưu ý tạm ngưng các thuốc làm thận thêm suy yếu như thuốc kháng sinh, thuốc chống đau khớp, thuốc lợi tiểu, thuốc trị loét dạ dày – tá tràng,… 

Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)

  1.  

Thay đổi lối sống là nguyên tắc vàng để điều trị bệnh thận đái tháo đường, bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: giảm muối, giảm đạm, giảm dầu mỡ, uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày.
  • Tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng lý tưởng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá.

Tham khảo thêm: 5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

Lọc máu 

  1.  

Phương pháp lọc máu để điều trị bệnh thận đái tháo đường bao gồm chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Khi thận suy yếu và không đủ khả năng lọc các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, các chất này có nguy cơ tích tụ và gây tổn thương các cơ quan. Cả hai hướng điều trị này đều nhằm mục đích thay thế chức năng lọc các chất thải của thận.

Bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường được chỉ định chạy thận nhân tạo sẽ được dẫn máu ra một bộ lọc bên ngoài để lọc loại bỏ các chất cặn bã, sau đó bơm ngược trở lại vào cơ thể. Toàn bộ quá trình này có thể được thực hiện liên tục tại cơ sở y tế hoặc tại nhà.

Với phương pháp thẩm phân phúc mạc, màng bụng của bệnh nhân sẽ được ứng dụng thay thế cho màng lọc cầu thận. Bản chất cả hai loại màng này đều là màng bán thấm: chỉ cho nước, chất điện giải phù hợp và các chất thải đi qua, giữ lại protein và một số chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Khi màng lọc cầu thận bị tổn thương và suy giảm chức năng, bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường sẽ được bơm một loại chất lỏng vào khoang bụng để hấp thụ các chất thải từ mạch máu, sau đó thải ra ngoài.

Ghép thận 

  1.  

Đối với bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường giai đoạn cuối, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là cấy ghép thận. Nguồn thận thay thế thường được lấy từ người hiến thận khỏe mạnh (người thân hoặc các đối tượng tình nguyện phù hợp khác) hoặc người đã chết não. Trung bình người bệnh thận đái tháo đường sau khi được cấy ghép thận có thể hồi phục đến 90% chức năng thận.

Phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường như thế nào cho hiệu quả?

  1.  

Nhìn chung, nguyên tắc phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường cũng tương tự các biến chứng đái tháo đường khác. Quan trọng nhất là bệnh nhân phải biết cách duy trì mức đường huyết ổn định và rèn luyện lối sống lành mạnh, khoa học, cụ thể như: 

  • Kiểm soát đường huyết (HbA1c < 7%)
  • Kiểm soát huyết áp (HA < 130/80 mmHg)
  • Kiểm soát các chỉ số lipid máu
  • Giữ mức cân nặng lý tưởng
  • Tập thể dục điều độ
  • Bỏ hút thuốc lá,…
  • Áp dụng chế độ ăn dành cho người suy giảm chức năng thận: Đủ dinh dưỡng nhưng giảm đạm, muối (0,8g đạm/kg cân nặng lý tưởng/ngày).
  • Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường: mệt mỏi, chán ăn, phù chân, tiểu ít, phù tay chân, cổ trướng, báng bụng,…
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc gây độc thận: thuốc kháng sinh, thuốc chống đau khớp, thuốc lợi tiểu, thuốc trị loét dạ dày – tá tràng,… 
  • Tuân thủ chế độ điều trị, tái khám đúng hẹn.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

 

Tham khảo thêm: Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường

Để hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe toàn diện, bổ sung vitamin bằng DIAVIT có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa và hỗ trợ chức năng tuyến thận.

Tóm lại, người mắc bệnh đái tháo đường cần rèn luyện thói quen sống khoa học, lành mạnh và tuân thủ điều trị để kiểm soát tốt đường huyết, giúp phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng đái tháo đường trên thận.

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong gia đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

 

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

 

Nguồn tham khảo:

  1. https://diab.com.vn/benh-tieu-duong-co-nguy-hiem-khong/
  2. https://diab.com.vn/lam-gi-tot-cho-than-5-cach-giup-than-khoe/
  3. https://diab.com.vn/5-ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-dai-thao-duong/
  4. https://www.medicalnewstoday.com/articles/319686
Contact Me on Zalo