Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe ?

Chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để  tốt cho sức khỏe ?

Tiểu đường là bệnh mãn tính, chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng DiaB tìm hiểu ngay nhé!

Người tiểu đường nên ăn gì?

Bạn nên hỏi rõ bác sĩ của mình về chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc xác định rõ người bị người tiểu đường nên ăn gì giúp cho bệnh nhân đạt được mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế mắc các bệnh mãn tính khác. 

  • Rau: nguồn năng lượng chính cho cơ thể, nên lựa chọn loại rau không chứa tinh bột bao gồm: bông cải xanh, cà rốt, ớt và cà chua,…
Chất xơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng của bệnh nhân tiểu đường
Chất xơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng của bệnh nhân tiểu đường
  • Trái cây tươi: táo, cam, chuối, nho, quả mọng,…
  • Protein: Khuyến khích thực phẩm chứa protein thực vật như các loại  đậu, đậu phộng, đậu phụ, cá, hải sản, thịt gà và các loại gia cầm, trứng,..
  • Sữa tách béo hoặc ít béo, sữa hạt,
  • Chất béo: Các nguồn chất béo từ thực vật như bơ hoặc các loại hạt, dầu hạt cải, dầu ô liu, chất béo từ cá ngừ, cá hồi,…
  • Đồ uống: nước, cà phê đen,…

Người bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết và ổn định huyết áp, mức cholesterol trong máu. Mục đích là  hướng đến việc kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường về tim mạch, đột quỵ, nhiễm trùng,…

Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.

Bữa ăn lành mạnh là bữa ăn bao gồm đầy đủ các nhóm dinh dưỡng
Bữa ăn lành mạnh là bữa ăn bao gồm đầy đủ các nhóm dinh dưỡng

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Các món ăn bạn yêu thích có cần phải từ bỏ hoàn toàn khi bị tiểu đường hay không? Câu trả lời là không, thỉnh thoảng bạn ăn những món ăn này như là một món ăn đặc biệt, miễn sao không quá nhiều và thường xuyên. Sau đây, DiaB sẽ giúp bạn  trả lời vế sau của câu hỏi “Người bị bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?”

  • Tinh bột: Hạn chế các loại tinh bột đã qua chế biến cao : gạo trắng, bánh mì,…
  • Rau: Các loại khoai tây chiên, rau xào hoặc nấu với bơ, phô mai hoặc nước sốt, rau đóng hộp,…
  • Trái cây: Các loại trái cây đóng hộp, trái cây trộn cùng syrup, mứt trái cây,..
Trái cây sấy thường chứa rất nhiều đường
Trái cây sấy thường chứa rất nhiều đường
  • Protein: Thịt đỏ, thịt xông khói, xúc xích, nội tạng,…
  • Sữa: Sữa nguyên chất, bơ, phô mai,..
  • Chất béo: dầu có nhiều chất béo bão hoà: Dầu dừa, dầu cọ,…
  • Đồ uống: đóng chai, chứa nhiều đường, sữa, nước tăng lực,…

Những thực phẩm được quảng cáo là dành cho bệnh nhân tiểu đường đều không có tác dụng như đã quảng cáo. Hiện không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy những thực phẩm này mang lợi ích tốt hơn việc ăn uống lành mạnh. Ngoài ra việc lạm dụng những thực phẩm này còn có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình kiểm soát đường huyết. Vì vâỵ, đừng quan tâm đến những thực phẩm này.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người đái tháo đường

Các món ăn chiên rán, chế biến sẵn đều ảnh hưởng xấu đến đường huyết của người bệnh tiểu đường
Các món ăn chiên rán, chế biến sẵn đều ảnh hưởng xấu đến đường huyết của người bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các bộ phận của cơ thể. đặc biệt ở bàn chân và mắt. Việc tái khám thường xuyên giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tốt đường huyết của mình đồng thời có thể phát hiện sớm các biến chứng của tiểu đường. Điều này có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn về sau. Cùng DiaB tìm hiểu về một số biến chứng thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường

  • Các biến chứng ở mắt: Bệnh võng mạc ở mắt do Đái tháo đường, dẫn đến giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn.
  • Biến chứng bàn chân: Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân và lượng đường tăng cao có thể làm hỏng hệ tuần hoàn, khiến vết loét lâu lành dẫn đến nhiễm trùng. 
  • Biến chứng tim mạch: Lượng đường trong máu cao lâu dẫn đến các bệnh về mạch máu và tim mạch: bệnh mành vạch, cơn đau thắt ngực,..
Nguy cơ cao xuất hiện cơn đau thắt ngực ở bệnh tiểu đường
Nguy cơ cao xuất hiện cơn đau thắt ngực ở bệnh tiểu đường
  • Biến chứng thần kinh: Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân
  • Biến chứng cấp tính : Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong do hôn mê.

Các biến chứng này thường biểu hiện rõ khi đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy việc phát hiện và phòng ngừa sớm các biến chứng đái tháo đường rất quan trọng.Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách kết hợp kiểm soát tốt đường huyết, ăn uống khoa học và duy trì lối sống lành mạnh

=> Xem thêm: 10 biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

Biến chứng tiểu đường ở bàn chân:

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu ở chân khiến ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Biến chứng tiểu đường ở bàn chân là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, vì vậy người bệnh cần có thường xuyên quan sát và tránh để trầy xước ở bàn chân. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở bàn chân

Biến chứng bàn chân là một biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bệnh tiểu đường
Biến chứng bàn chân là một biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bệnh tiểu đường

Triệu chứng:

  • Đau bắp chân.
  • Chân lạnh.
  • Vết chai ở bàn chân
  • Tê và không có khả năng cảm thấy đau.
  • Yếu cơ.
  • Chuột rút.
  • Loét bàn chân.

Ngăn ngừa bằng cách:

  • Kiểm soát tốt đường huyết.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh.
  • Chăm sóc chân và bàn chân: giữ khô ráo, sạch sẽ, di chuyển liên tục,…

=> Xem thêm: Điều trị nhiễm trùng bàn chân trên người bệnh đái tháo đường

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? DiaB hy vọng rằng qua bài viết này bạn có thêm kiến thức mới về bệnh tiểu đường và những thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/diabetes/diabetic-food-list-best-worst-foods

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications

https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-tieu-uong-type-2-ma-nguoi-benh-de-gap-phai-?inheritRedirect=false

https://www.heartandleg.com/contents/how-diabetes-affects-leg-and-heart-vascular-and-leg

Contact Me on Zalo