Cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Trong nhiều thập kỷ, bệnh tiểu đường tuýp 2 từng được xem là bệnh chỉ dành cho người lớn. Nhưng căn bệnh này hiện đang trở nên phổ biến hơn ở trẻ em và vị thành niên. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ và những gì có thể làm để ngăn ngừa bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một tình trạng bệnh khi insulin do tuyến tụy sản xuất không thể hoạt động bình thường hoặc tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin làm lượng đường trong máu tăng.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và thanh thiếu niên được biết đến là một dạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn trong cơ thể do sự tích tụ đường trong máu. Nhưng nếu được phát hiện kịp thời cùng với với sự hỗ trợ của chuyên gia, bệnh có thể được kiểm soát tốt và trẻ có thể tránh được các biến chứng.

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể phát triển chậm hơn bệnh tiểu đường tuýp 1 và không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh phát triển từ từ nên khó phát hiện các triệu chứng. Trẻ có thể sẽ không cảm thấy bất kỳ triệu chứng hay biểu hiện gì. Nhưng nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc bệnh tiểu đường, hãy chú ý đến 6 triệu chứng sau:

Trẻ cảm thấy mệt mỏi quá mức

Mệt mỏi hoặc buồn ngủ bất thường có thể là do những thay đổi về lượng đường trong máu, điều này làm ảnh hưởng đến năng lượng của trẻ.

Trẻ cảm thấy mệt mỏi quá mức có thể là một triệu chứng bệnh tiểu đường
Trẻ cảm thấy mệt mỏi quá mức có thể là một triệu chứng bệnh tiểu đường

Đi tiểu thường xuyên

Lượng đường trong máu quá cao có thể dẫn đến xuất hiện đường trong nước tiểu quá nhiều. Điều này có thể khiến con bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

Khát nước quá mức

Trẻ khát nước quá mức và liên tục, không thể làm dịu được có thể có lượng đường trong máu cao.

Cơn đói tăng

Trẻ mắc bệnh tiểu đường không có đủ insulin để cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể. Thức ăn trở thành nguồn năng lượng tốt nhất, vì vậy trẻ có thể cảm thấy đói thường xuyên hơn, dẫn đến thèm ăn.

Vết loét chậm lành

Nếu trẻ bị các vết loét hoặc nhiễm trùng khó lành hoặc chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Da sạm màu

Tình trạng kháng insulin có thể khiến da bị sạm đen, phổ biến nhất là ở nách và cổ. Nếu trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn có thể nhận thấy những vùng da sẫm màu này.

Xem thêm: 10+ dấu hiệu ở da cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Thừa cân và béo phì được cho là nguyên nhân khiến số trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng
Thừa cân và béo phì được cho là nguyên nhân khiến số trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng

Thừa cân và béo phì có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Trẻ thừa cân có nguy cơ kháng insulin cao hơn. Khi cơ thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh insulin, lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Xem thêm: Trẻ em béo phì: 8 nguyên nhân béo phì mà cha mẹ cần nắm rõ

Di truyền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng nếu cha hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ đều mắc bệnh này.

Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em cần được chỉ định xét nghiệm bởi bác sĩ. Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, họ có thể sẽ thực hiện xét nghiệm đường huyết trong nước tiểu, xét nghiệm đường huyết đói, xét nghiệm dung nạp glucose hoặc xét nghiệm HbA1C.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em cần được chỉ định xét nghiệm bởi bác sĩ
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em cần được chỉ định xét nghiệm bởi bác sĩ

Các yếu tố nguy cơ

Bệnh tiểu đường ở trẻ em phổ biến nhất ở độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi.

Trẻ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu:

  • Tiền sử gia đình có anh, chị, em hoặc người thân khác mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Có các triệu chứng kháng insulin, bao gồm các mảng da sẫm màu thường thấy quanh cổ hoặc nách
  • Trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, có kích thước vòng eo không lành mạnh
  • Tiền sử bệnh lý như cholesterol cao, huyết áp cao.

Theo một nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có chỉ số khối cơ thể BMI trên bách phân vị thứ 85 có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 4 lần.

Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị nên cân nhắc xét nghiệm bệnh tiểu đường đối với bất kỳ trẻ nào thừa cân hoặc béo phì và có thêm ít nhất một yếu tố nguy cơ trên.

Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Điều trị cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tương tự như điều trị cho người lớn. Kế hoạch điều trị sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu tăng trưởng và mối quan tâm của trẻ. Trẻ cần được giám sát mọi lúc khi dùng thuốc.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho trẻ.

Tùy thuộc vào các triệu chứng của trẻ và nhu cầu dùng thuốc, cả giáo viên và những người giám sát khác trong trường, đều cần biết về tình trạng và cách điều trị bệnh tiểu đường loại 2 của trẻ. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về kế hoạch cho những lúc trẻ ở xa bạn.

Theo dõi đường huyết

Hãy hỏi bác sĩ về cách thức và thời điểm kiểm tra đường huyết, mức mục tiêu cần đạt được và cách kiểm soát hạ đường huyết nếu trẻ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Việc theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày tại nhà là quan trọng cũng như có thể theo dõi phản ứng của trẻ với việc điều trị.

Việc theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày tại nhà cho trẻ bị tiểu đường là quan trọng

Máy đo đường huyết sẽ giúp bạn kiểm tra điều này. Bạn có thể mua trực tuyến Máy Đo Đường Huyết – Nipro Premier Α để sử dụng tại nhà cho trẻ. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn dễ dàng sử dụng, phù hợp để mang theo khi đi xa và tiện lợi mọi lúc, mọi nơi. Điều đặc biệt là máy lấy máu nhanh và rất ít máu, hạn chế tối đa gây đau hay khó chịu cho trẻ. Ngoài ra, máy sẽ cho kết quả nhanh chóng, chính xác chỉ sau 5 giây.

Ăn kiêng và tập thể dục

Bác sĩ cũng sẽ đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống và tập thể dục để giữ cho trẻ được khỏe mạnh. Bạn sẽ cần chú ý cẩn thận đến lượng carbohydrate mà con bạn nạp vào trong ngày. Những thay đổi đơn giản như duy trì vận động và ăn uống lành mạnh thường có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và kết hợp các lựa chọn cân bằng từ các nhóm thực phẩm khác nhau.

Tập các bài tập thể dục vừa sức hàng ngày sẽ giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm bớt những tác động tiêu cực của bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn nhận thấy tinh thần của trẻ đang bị ảnh hưởng do cảm giác bị bệnh, bạn hãy giúp trẻ kiểm soát căng thẳng và sống tích cực hơn.

Các biến chứng tiềm ẩn

Trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên. Các vấn đề về mạch máu, chẳng hạn như bệnh tim mạch, là một biến chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các vấn đề về mạch máu như bệnh tim mạch là một biến chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Các vấn đề về mạch máu như bệnh tim mạch là một biến chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Các biến chứng khác như các bệnh về mắt và tổn thương thần kinh, có thể xảy ra và tiến triển nhanh hơn ở trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng, tăng huyết áp và hạ đường huyết cũng được tìm thấy ở trẻ em được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Thị lực suy yếu và chức năng thận kém cũng được phát hiện trong suốt cuộc đời của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguy cơ phát triển các biến chứng có thể được giảm bớt bằng cách kiểm soát đường huyết và HbA1c ở mức mục tiêu. Huyết áp, cholesterol, cân nặng và cách chăm sóc bệnh tiểu đường cũng rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ biến chứng.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Bạn có thể giúp trẻ tránh bệnh tiểu đường bằng cách khuyến khích trẻ:

  • Thực hành các thói quen lành mạnh. Trẻ em cần được ăn các bữa ăn cân bằng và hạn chế đường cũng như carbohydrate tinh chế. Nhờ đó mà trẻ sẽ ít có khả năng bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường.
  • Hãy vận động. Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Các môn thể thao hoặc các trò chơi vận động là những cách tuyệt vời để giúp trẻ vận động và năng động hơn. Bạn cần giới hạn thời gian trẻ sử dụng các thiết bị dị động và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thói quen ăn uống và tập thể dục lành mạnh có thể giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Bạn hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời và thực hiện các thói quen lành mạnh
Bạn hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời và thực hiện các thói quen lành mạnh

Xem thêm: 7 Cách kiểm soát cân nặng cho người đái tháo đường

Điều quan trọng là bạn cần làm gương tốt cho trẻ. Hãy tích cực hoạt động cùng con và đồng hành với con trong việc thực hiện những thói quen tốt này.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ và thanh thiếu niên là một vấn đề tương đối mới trong y học. Bệnh đôi khi khó chẩn đoán và điều trị hơn ở người lớn. Bạn có thể giúp trẻ tránh bệnh tiểu đường bằng cách khuyến khích và đồng hành cùng con thực hiện các thói quen lành mạnh. Hãy vận động trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời thay vì các “cơn nghiện” thiết bị di động bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

Diabetes UK: children and type 2 diabetes

Healhline: Type 2 Diabetes in Children

Contact Me on Zalo
Call Now Button