Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Mặc dù triệu chứng bệnh tiểu đường về cơ bản ở nam và nữ là giống nhau, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường có thể giúp nữ giới giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tổng quan

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một nhóm bệnh chuyển hóa trong đó lượng đường trong máu cao do vấn đề sản xuất hoặc sử dụng hormone insulin. Có ba loại phổ biến:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: Cơ thể không thể tạo ra insulin do rối loạn chức năng tự miễn dịch.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Đây là loại bệnh phổ biến nhất và xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân là do mang thai.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người với mọi lối sống ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, dân tộc và giới tính. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới

Triệu chứng chung của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng sau đây có thể xảy ra với bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường:

  • Khát nhiều và đói nhiều
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân hoặc tăng cân mà không có nguyên nhân rõ ràng
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Mờ mắt
  • Vết thương chậm lành
  • Nhiễm trùng da
  • Xuất hiện các mảng da sẫm màu hơn ở nách, bẹn và sau cổ
  • Cáu gắt
  • Hơi thở có mùi ngọt, mùi trái cây hoặc giống như acetone
  • Giảm cảm giác ở tay hoặc chân

Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không có triệu chứng gì đáng chú ý.

Xem thêm: 8 dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường bạn cần lưu lại ngay!

Các triệu chứng có thể xảy ra với bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì đáng chú ý
Các triệu chứng có thể xảy ra với bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì đáng chú ý

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ

Phụ nữ và nam giới mắc bệnh tiểu đường có thể gặp nhiều triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng bệnh tiểu đường đặc trưng ở nữ như:

Nhiễm nấm Candida

Tăng đường huyết có thể kích thích sự phát triển của nấm. Sự phát triển quá mức của nấm Candida có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm âm đạo hoặc nấm miệng.

Khi nhiễm trùng phát triển ở vùng âm đạo, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ngứa âm đạo
  • Tiết dịch âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Cảm giác đau nhức

Nhiễm nấm miệng thường gây ra lớp phủ màu trắng trên lưỡi và bên trong miệng.

Sự phát triển quá mức của nấm men do nấm Candida có thể dẫn đến nấm âm đạo
Sự phát triển quá mức của nấm men do nấm Candida có thể dẫn đến nấm âm đạo

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Nguy cơ cao hơn ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường do tình trạng tăng đường huyết làm tổn hại hệ miễn dịch. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra:

  • Cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu
  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu có máu hoặc đục

Người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm trùng thận nếu tình trạng này không được điều trị.

Khô âm đạo

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, tình trạng khô âm đạo có thể xảy ra. Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu trong âm đạo. Điều này dẫn đến thiếu chất bôi trơn, quan hệ tình dục có thể rất đau đớn.

Tương tự, lưu lượng máu bị hạn chế và tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao có thể gây ngứa ran và mất cảm giác ở các bộ phận trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy ít bị kích thích hơn.

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, tình trạng khô âm đạo có thể xảy ra
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, tình trạng khô âm đạo có thể xảy ra

Hội chứng buồng trứng đa nang

Các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác của hội chứng buồng trứng đa nang. Nó có thể xảy ra khi cơ thể nữ giới sản xuất một lượng lớn nội tiết tố androgen (nội tiết tố nam) và có một số yếu tố nguy cơ nhất định, như tiền sử gia đình mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng các nội tiết tố androgen chính liên quan đến hội chứng này là testosterone và androstenedione.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Tăng cân
  • Nổi mụn
  • Trầm cảm
  • Khô khan

Hội chứng này cũng liên quan đến một loại kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đề kháng insulin có thể là triệu chứng hoặc nguyên nhân.

Xem thêm: Một vài kinh nghiệm chữa buồng trứng đa nang chị em nên biết

Hội chứng buồng trứng đa nang có triệu chứng như kinh nguyệt không đều
Hội chứng buồng trứng đa nang có triệu chứng như kinh nguyệt không đều

Những lưu ý khi mang thai cho người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường bắt đầu vào tuổi trưởng thành. Nếu bạn mắc một trong những tình trạng này trước khi mang thai thì được gọi là bệnh tiểu đường trước khi mang thai.

Bạn có thể thắc mắc liệu mang thai có an toàn không nếu đã mắc bệnh tiểu đường trước đó?

Câu trả lời là bạn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh kể cả sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, quan trọng là bạn phải được kiểm soát đường huyết và sức khỏe trước và trong khi mang thai để tránh các biến chứng. Hãy trao đổi với bác sĩ về những cách để quản lý sức khỏe của cả mẹ và con.

Nếu bạn dự định có thai, tốt nhất bạn nên đạt được lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt. Mức đường huyết mục tiêu khi mang thai có thể khác với khi không mang thai.

Khi bạn mang thai, lượng đường trong máu và cetone có thể sẽ di chuyển qua nhau thai đến em bé. Trẻ sơ sinh cũng cần năng lượng từ đường. Nhưng truyền lượng đường quá cao sang thai nhi khiến trẻ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh hoặc:

  • Sinh non
  • Suy giảm nhận thức
  • Chậm phát triển
Bạn cần được kiểm soát đường huyết và sức khỏe trước và trong khi mang thai có một thai kỳ khỏe mạnh
Bạn cần được kiểm soát đường huyết và sức khỏe trước và trong khi mang thai có một thai kỳ khỏe mạnh

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi bắt đầu có lượng đường trong máu cao khi mang thai. Bệnh khác với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Nội tiết tố thai kỳ cản trở hoạt động của insulin, khiến cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn. Mặc dù vậy, đối với một số người, lượng insulin vẫn không đủ dẫn đến mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường phát triển muộn hơn trong thai kỳ và có thể được xét nghiệm chẩn đoán từ tuần 24 đến tuần 28. Đa phần bệnh sẽ hết sau thai kỳ.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng lên. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường vài năm một lần.

Xem thêm: Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với sức khỏe mẹ và bé

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Hầu hết bệnh tiểu đường tuýp 1 xuất hiện khi còn nhỏ. Các yếu tố rủi ro bao gồm tiền sử gia đình.

Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu:

  • Ít nhất 45 tuổi
  • Bị thừa cân hoặc béo phì
  • Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường
  • Đã sinh con với cân nặng khi sinh ít nhất là 4,08 kg
  • Đã bị đái tháo đường thai kỳ
  • Bị tăng huyết áp
  • Có cholesterol cao
  • Hoạt động thể chất ít hơn 3 lần/tuần
  • Có hội chứng buồng trứng đa nang
  • Có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ
Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có tiền sử tăng huyết áp hoặc cholesterol cao
Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có tiền sử tăng huyết áp hoặc cholesterol cao

Các yếu tố có thể có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở:

  • Các yếu tố nguy cơ sinh học, như tình trạng cân nặng và vị trí tích tụ mỡ trên cơ thể
  • Thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  • Bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe
  • Tình trạng kinh tế xã hội hoặc các yếu tố xã hội khác quyết định sức khỏe
  • Thái độ và hành vi văn hóa đối với việc phòng ngừa bệnh

Điều trị bệnh tiểu đường

Mặc dù không có cách chữa trị bệnh tiểu đường nhưng bạn có thể quản lý các triệu chứng của mình. Phụ nữ có thể gặp một số trở ngại trong việc quản lý đường huyết và bệnh tiểu đường, ví dụ như một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng đường huyết. Bạn có thể cần được tư vấn chuyển sang dùng thuốc tránh thai liều thấp để ổn định đường huyết.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Có nhiều loại thuốc có thể dùng để kiểm soát các triệu chứng và biến chứng. Bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường:

  • Tập thể dục và duy trì cân nặng vừa phải
  • Tránh thuốc lá
  • Tuân theo kế hoạch ăn uống cân bằng đáp ứng nhu cầu cá nhân và tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa.
  • Theo dõi lượng đường trong máu

Báo cáo đồng thuận mới nhất của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho thấy cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau với thực phẩm, bao gồm cả carbohydrate. Do đó, không có một chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường nào là phù hợp với tất cả mọi người.

ADA khuyến nghị dinh dưỡng cần được tiếp cận một cách cá nhân. Nghĩa là bạn nên trao đổi với một chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra kế hoạch ăn uống, sự kết hợp dinh dưỡng đa lượng và lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất với mục tiêu của bạn.

Chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB có thể đáp ứng nhu cầu này của bạn. Đội ngũ chuyên gia y tế uy tín sẽ hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp với từng cá nhân, từ đó kiểm soát tốt đường huyết.

Chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB có thể hỗ trợ bạn xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp với nhu cầu cá nhân
Chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB có thể đồng hành với bạn xây dựng thói quen sống lành mạnh

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng, bao gồm:

  • Rối loạn ăn uống: Theo ADA, một số nghiên cứu cho thấy rối loạn ăn uống phổ biến hơn ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường so với phụ nữ không mắc bệnh.
  • Bệnh tim mạch vành: Nhiều phụ nữ, thậm chí cả người trẻ, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng mắc bệnh tim tại thời điểm được chẩn đoán bệnh tiểu đường.
  • Tình trạng da: Các biến chứng liên quan đến da bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh có thể dẫn đến đau, suy giảm tuần hoàn hoặc mất cảm giác ở các chi bị ảnh hưởng.
  • Tổn thương mắt: Tổn thương mắt có thể dẫn đến mất thị lực hoặc mù lòa.
  • Tổn thương ở chân: Nếu tổn thương bàn chân không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến phải cắt cụt chi.
  • Trầm cảm: Theo ADA, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ trầm cảm cao hơn nam giới mắc bệnh và những người không mắc bệnh.

Không có tiêu chuẩn hoặc thước đo chính xác nào có thể xác nhận bạn có thể sống chung với tiểu đường trong bao lâu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sống lâu và khỏe mạnh. Có nhiều loại thuốc, phương pháp thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và muốn tìm hiểu các phương pháp điều trị mới, trước tiên bạn cần nói chuyện với bác sĩ, ngay cả khi bạn cho rằng chúng an toàn.

Tài liệu tham khảo:

Healthline: How Diabetes Affects Women

Diabetes UK: diabetes and sexual problems – in women

Contact Me on Zalo
Call Now Button