BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN TIỂU ĐƯỜNG: 3 TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Người mắc bệnh đái tháo đường có thể phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường bằng những biện pháp đơn giản.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường xuyên đối mặt với nỗi lo gặp biến chứng nếu điều trị không hiệu quả. Trong đó, biến chứng bàn chân tiểu đường là biến chứng phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý bệnh nhân.

Việc hiểu biết về biến chứng bàn chân tiểu đường là rất cần thiết đối với bệnh nhân và người nhà để phòng ngừa hiệu quả.

Biến chứng bàn chân tiểu đường là gì?

  1.  

Biến chứng bàn chân tiểu đường có thể xảy ra ở mọi đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, thường khởi phát từ một vết thương hở, viêm, nhiễm trùng ở bàn chân. Bệnh nhân đái tháo đường nếu không kiểm soát đường huyết chặt chẽ sẽ dễ mắc các bệnh xơ vữa mạch máu, giảm tưới máu, giảm hấp thu dinh dưỡng và giảm dẫn truyền thần kinh. Tất cả những bệnh lý này đều có thể dẫn đến biến chứng bàn chân tiểu đường.

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng từ 83 đến 148 triệu người mắc đái tháo đường được cho là có thể mắc biến chứng bàn chân tiểu đường trong suốt cuộc đời, và một nửa số bệnh nhân mắc biến chứng này có thể bị nhiễm trùng nặng, thậm chí hơn 15% phải cắt cụt chi dưới. Tỉ lệ tử vong sau 5 năm của bệnh nhân bị cắt cụt chi dưới là 50 – 60%.

15% bệnh nhân mắc biến chứng bàn chân tiểu đường phải cắt cụt chi dưới

 

Nguyên nhân của biến chứng bàn chân tiểu đường

  1.  

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân tiểu đường, hầu hết bắt nguồn từ việc bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém và có lối sống không lành mạnh. Cụ thể là:

  • Bệnh nhân kiểm soát kém: đường huyết, chỉ số lipid máu, cân nặng.
  • Bệnh nhân có thói quen: hút thuốc lá, đi chân trần, mang giày dép chật, không vệ sinh bàn chân thường xuyên,…
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch do: sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, mắc các bệnh mãn tính, ít vận động, ăn uống thiếu chất, lo lắng và stress kéo dài,…

Tham khảo thêm: Tại sao vết thương lâu lành hơn bình thường ở người đái tháo đường?

Triệu chứng của biến chứng bàn chân tiểu đường

  1.  

Để kịp thời phát hiện và điều trị biến chứng bàn chân tiểu đường, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng ở từng giai đoạn, từng vị trí phát bệnh khác nhau. Hơn hết, người mắc bệnh đái tháo đường luôn phải kiểm soát đường huyết ổn định để hạn chế tối đa biến chứng bàn chân tiểu đường.

  • Triệu chứng ban đầu: Bàn chân lạnh hoặc nóng hơn bình thường, tê, khô, ê buốt,…
  • Triệu chứng tại chỗ: Vết loét lan rộng, nhiễm trùng, hoại tử các vùng da trên bàn chân, nhất là vị trí đầu ngón, vết trầy xước.
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, các dấu hiệu của tăng đường huyết và nhiễm trùng toàn thân.

Biến chứng bàn chân tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sống?

  1.  

Biến chứng bàn chân tiểu đường là bệnh lý phổ biến nhưng lại không dễ xử lí. Bệnh nhân mắc biến chứng này luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề, cụ thể là:

  • Về thể chất: Bệnh nhân mắc biến chứng bàn chân tiểu đường sẽ rất bất tiện trong sinh họat, đau đớn, mệt mỏi, có nguy cơ đoạn chi và nhiễm trùng toàn thân gây đe dọa tính mạng.
  • Về tâm lý: Bệnh nhân thường xuyên lo âu, chán nản, có xu hướng muốn từ bỏ điều trị vì không nhìn thấy kết quả tích cực.
  • Về chi phí: Biến chân bàn chân tiểu đường làm gia tăng thời gian nằm viện và thực hiện các phẫu thuật, tăng chi phí điều trị của bệnh nhân gấp nhiều lần.

Cách chẩn đoán biến chứng bàn chân tiểu đường?

  1.  

Một nguyên nhân làm biến chứng bàn chân tiểu đường trở nên nguy hiểm hơn là các triệu chứng của nó không đặc trưng và khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức thận trọng khi quan sát các biểu hiện khác thường trên bàn chân, đồng thời thường xuyên kiểm tra đường huyết để đảm bảo an toàn.

Thông thường, khi đã nghi ngờ mắc biến chứng bàn chân tiểu đường, bệnh nhân sẽ được thực hiện quy trình chẩn đoán như sau:

  • Tầm soát: Nhận diện bệnh nhân có các triệu chứng ban đầu đặc trưng của biến chứng bàn chân tiểu đường (bàn chân nóng, lạnh, tê, khô, ê buốt,…) để theo dõi chặt chẽ, kết hợp với chế độ tập luyện và dùng thuốc nếu cần.
  • Khi bệnh nhân đã xuất hiện các vết loét, bác sĩ sẽ tiến hành cấy mẫu bệnh phẩm (dịch tiết từ vết loét, bóng nước, vùng hoại tử), làm xét nghiệm vi sinh để lựa chọn kháng sinh phù hợp. 

Điều trị biến chứng bàn chân tiểu đường như thế nào?

  1.  

Một khi đã mắc biến chứng bàn chân tiểu đường, bệnh nhân cần tuyệt đối thận trọng khi vệ sinh vết thương hở và dùng thuốc hợp lý để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. 

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tập trung làm sạch và sát trùng ổ loét, kiểm soát dịch tiết từ vết thương để tránh nhiễm trùng nặng hơn và lan rộng ra khác khu vực lân cận. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh (tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống tùy tình trạng bệnh nhân) để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.

 

Làm cách nào để phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường?

  1.  

Bệnh nhân mắc biến chứng bàn chân tiểu đường cần lưu ý các phương pháp chăm sóc bàn chân và kiểm soát đường huyết để phòng ngừa hiệu quả: 

  • Giữ vệ sinh bàn chân
  • Không đi chân trần
  • Mang giày dép vừa chân
  • Giữ ẩm bàn chân
  • Kiểm tra kĩ các vết trầy xước, nhất là vết thương ở bàn chân
  • Tập các bài tập giúp lưu thông khí huyết
  • Tuân thủ điều trị: Dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng cách kết hợp với thay đổi lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tái khám đúng hẹn, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.

Tham khảo thêm: Đi bộ giúp hạn chế tiến triển biến chứng bệnh đái tháo đường type 2

Nhìn chung, biến chứng bàn chân tiểu đường là biến chứng của bệnh tiểu đường có thể điều trị triệt để và phòng ngừa đơn giản hơn hẳn các biến chứng khác. Quan trọng nhất là người bệnh cần tập thói quen sống lành mạnh, khoa học và tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

 

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/317504
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/317483
Contact Me on Zalo