4 biến chứng đái tháo đường trên tim mạch: Biểu hiện và cách phòng ngừa

Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch là nguy cơ hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Kiểm soát tốt biến chứng đái tháo đường trên tim mạch sẽ giúp làm chậm tiến triển và tăng hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường huyết mạn tính, kéo theo đó là các biến chứng do tổn thương nhiều cơ quan: não, thận, mắt, thần kinh, tim mạch. Trong đó, biến chứng đái tháo đường trên tim mạch là nguy cơ hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Chính vì vậy, kiểm soát tốt nguy cơ tim mạch sẽ giúp làm chậm tiến triển và tăng hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường.

Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch là nguy cơ hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường

Tham khảo thêm: Nắm rõ các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2

Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch là gì?

Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch xuất phát từ việc hình thành các mảng xơ vữa nội mạch. Chính vì vậy, cả đái tháo đường type 1 và type 2 đều là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm trên tim mạch. 

Theo thống kê, có khoảng 85% bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ hoặc đã từng mắc biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, trong đó tỉ lệ tử vong lên đến 80%. Con số này vẫn đang có xu hướng gia tăng không ngừng theo tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch xơ vữa. Trung bình người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ gặp biến chứng tim mạch cao hơn gấp 2 – 4 lần người không mắc bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng đái tháo đường trên tim mạch?

Khi bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết không tốt, lượng đường trong máu tăng cao gây rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, sinh ra các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu, trong đó thường gặp nhất là tắc nghẽn mạch vành dẫn đến tổn thương tim mạch.

Tham khảo thêm: Tại sao người tiểu đường dễ bị cholesterol cao?

  1. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc biến chứng đái tháo đường trên tim mạch?

Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch là biến chứng phổ biến trên hầu hết bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, có một số yếu tố về sinh lý và lối sống của bệnh nhân được xếp vào loại nguy cơ cao mắc biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, bao gồm:

  • Các yếu tố thay đổi được: lối sống ít vận động, thừa cân/béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia. Nếu bệnh nhân đang mắc phải các yếu tố này, cần lưu ý thay đổi ngay để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim mạch hiệu quả.
  • Các yếu tố không thay đổi được: tuổi cao (> 60 tuổi), tiền sử tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Bệnh nhân thuộc nhóm yếu tố này nên tập trung rèn luyện lối sống lành mạnh và tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường huyết ổn định.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

 

Phân loại biến chứng đái tháo đường trên tim mạch 

Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm các biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, bao gồm cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành thường xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo cảm giác chẹn ngực, co thắt ngực kéo dài trong vài phút. Cơn đau do bệnh mạch vành thường khởi phát khi gắng sức, vận động mạnh và có thể thuyên giảm hoặc biến mất khi nghỉ ngơi hoặc sau khi dùng thuốc giãn mạch vành.

Tuy vậy, cơn đau khởi phát do biến chứng đái tháo đường trên tim mạch thường không đặc trưng nên bệnh nhân khó nhận ra. Nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng nhưng vẫn chưa phát hiện ra bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc biến chứng đái tháo đường trên tim mạch cao nên đi kiểm tra chức năng tim mạch định kỳ.

Bệnh mạch máu não

Bệnh nhân mắc biến chứng đái tháo đường trên mạch máu não chủ yếu sẽ gặp tình trạng tai biến mạch máu. Triệu chứng bao gồm: đột ngột liệt nửa người, méo miệng, có thể kèm theo rối loạn ý thức. Các biểu hiện này có thể thoáng qua hoặc diễn tiến lâu dài, hay thậm chí phát tác nặng ngay từ sớm làm tăng nguy cơ tử vong.

Khi bệnh nhân có các biểu hiện sớm của biến chứng đái tháo đường trên mạch máu não như chóng mặt, hoa mắt, khó giữ thăng bằng, rối loạn giấc ngủ,…, cần đi kiểm tra sức khỏe ngay để kịp thời phát hiện và ngăn chặn biến chứng đái tháo đường nguy hiểm.

Bệnh mạch máu ngoại biên

Dấu hiệu đặc trưng của biến chứng đái tháo đường trên mạch máu ngoại biên là hội chứng “đi cà nhắc cách hồi”, khi đó bệnh nhân dễ bị đau, mỏi, chuột rút khi đi bộ một khoảng thời gian, các dấu hiệu này mất đi sau khi nghỉ ngơi và có thể xuất hiện lại trong lần đi bộ tiếp theo. Theo thời gian, khả năng đi bộ của bệnh nhân sẽ suy giảm từ từ và tần suất bị chuột rút trở nên dày đặc hơn.

Thêm một dấu hiệu đặc trưng nếu bệnh nhân mắc biến chứng đái tháo đường trên động mạch mắt chính là nhìn mờ, giảm thị lực, thậm chí mất chức năng thị giác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh cơ tim (suy tim)

Ngoài các biến chứng đái tháo đường trên mạch máu, cơ tim cũng có thể bị rối loạn chức năng nếu người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt. Tổn thương cơ tim rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm, biến chứng này chỉ bắt đầu biểu hiện khi phân suất tống máu tâm thất biến động dẫn đến suy tim.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy tim là: phù tay chân, tĩnh mạch cổ hoặc phù phổi (hoặc cả hai nếu bị suy tim toàn bộ), khó thở nhất là khi nằm, giảm khả năng gắng sức, có thể xuất hiện cơn ho kịch phát kèm theo đờm lẫn máu.

Cách phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim mạch

Nguyên tắc vàng khi nói về các biến chứng đái tháo đường trên tim mạch là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì tất cả các bệnh tim mạch xơ vữa đều gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị và phần lớn không thể hồi phục hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc biến chứng đái tháo đường trên tim mạch cần lưu ý:

  • Kiểm soát đường huyết (HbA1c < 7%)
  • Kiểm soát huyết áp (HA < 130/80 mmHg)
  • Kiểm soát các chỉ số lipid máu
  • Giữ mức cân nặng lý tưởng
  • Tập thể dục điều độ
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia
  • Áp dụng chế độ ăn lành mạnh: hạn chế dầu mỡ, ăn nhiều chất xơ
  • Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường: chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, khó giữ thăng bằng, suy giảm thị lực, cơn đau thắt ngực, khó thở, phù, giảm khả năng vận động,…
  • Tuân thủ chế độ điều trị, tái khám đúng hẹn
  • Kiểm tra chức năng tim mạch định kỳ

Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường có được uống rượu không?

Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể được phòng ngừa từ giai đoạn sớm bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và rèn luyện lối sống lành mạnh. Quan trọng nhất, người bệnh luôn phải ghi nhớ nguyên tắc vàng đối với loại biến chứng này chính là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong gia đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

 

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325592
  2. https://www.webmd.com/diabetes/smoking-and-diabetes
Contact Me on Zalo