Insulin là yếu tố không thể thiếu trong điều trị đái tháo đường type 1, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều loại insulin khác nhau được thiết kế phù hợp với từng nhu cầu điều trị. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Insulin điều trị đái tháo đường type 1 như thế nào?

Đái tháo đường type 1 là bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, khiến cơ thể không sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin. Insulin là hormone giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để tạo năng lượng.
Khi thiếu insulin, glucose không được hấp thụ mà tích tụ trong máu, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương mạch máu, thần kinh, thận và mắt.
Để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng, người mắc đái tháo đường type 1 cần tiêm insulin thường xuyên. Insulin bổ sung giúp thay thế lượng hormone mà cơ thể không tự sản xuất được, đảm bảo mức đường huyết luôn duy trì trong giới hạn an toàn. Việc sử dụng insulin đúng cách và đều đặn là yếu tố then chốt để người bệnh sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ biến chứng lâu dài.
Các loại insulin điều trị đái tháo đường type 1

Có nhiều loại insulin được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường type 1:
Loại Insulin | Thời điểm insulin bắt đầu có hiệu quả | Thời điểm insulin có hiệu quả cao nhất | Tổng thời gian insulin có hiệu quả | Thời điểm dùng và cách dùng insulin |
Tác dụng nhanh | 15 phút | 1 giờ | 2 đến 4 giờ | Thường dùng ngay trước bữa ăn. Thường dùng với insulin tác dụng kéo dài. |
Hít tác dụng nhanh | 10 đến 15 phút | 30 phút
|
3 giờ | Thường dùng ngay trước bữa ăn.
Thường dùng với insulin tác dụng kéo dài dạng tiêm. |
Tác dụng thường xuyên/ ngắn | 30 phút
|
2 đến 3 giờ | 3 đến 6 giờ | Thường dùng trước bữa ăn từ 30 đến 60 phút. |
Tác dụng trung gian | 2 đến 4 giờ
|
4 đến 12 giờ | 12 đến 18 giờ | Đáp ứng nhu cầu insulin trong nửa ngày hoặc qua đêm.
Thường dùng với insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn. |
Tác dụng kéo dài | 2 giờ | Không đạt đỉnh | Lên đến 24 giờ | Đáp ứng nhu cầu insulin trong khoảng một ngày.
Thường được sử dụng khi cần thiết, với insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn. |
Tác dụng cực kì dài | 6 giờ | Không đạt đỉnh | 36 giờ hoặc lâu hơn | Cung cấp insulin ổn định trong thời gian dài. |
Đã trộn sẵn | 5 đến 60 phút | Đỉnh thay đổi | 10 đến 16 giờ | Kết hợp insulin tác dụng trung gian và tác dụng ngắn.
Thường dùng trước bữa sáng và bữa tối từ 10 đến 30 phút. |
Thời điểm tiêm insulin
Thời điểm tiêm insulin nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và phụ thuộc vào loại insulin sử dụng. Nhìn chung, cần phối hợp tiêm insulin với bữa ăn, căn thời gian sao cho insulin bắt đầu có tác dụng khi glucose từ thức ăn được hấp thụ. Điều này giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả và tránh tình trạng haj đường huyết:
- Insulin tác dụng nhanh: Khoảng 15 phút trước bữa ăn.
- Insulin tác dụng ngắn: 30 đến 60 phút trước bữa ăn.
- Insulin tác dụng trung gian: Dùng trước bữa ăn 1 giờ.
- Insulin pha sẵn: Tùy thuộc vào sản phẩm, từ 10 phút hoặc 30 đến 45 phút trước bữa ăn.
4 Cách dùng insulin

Ống tiêm
Hầu hết những người sử dụng insulin đều tiêm bằng ống tiêm, là một ống gắn với kim tiêm có thể dùng để tiêm thuốc vào cơ thể. Để chuẩn bị ống tiêm, hãy đặt kim tiêm vào lọ insulin và rút đúng liều. Sau đó, bạn hoặc người chăm sóc sẽ đưa kim tiêm vào cơ thể bạn và tiêm insulin.
- Ưu điểm: Dễ học, chi phí thấp.
- Nhược điểm: Ít kín đáo, kim tiêm lớn hơn, kém tiện dụng so với bút hoặc bơm insulin.
Bút tiêm insulin
Tương tự như ống tiêm, bút tiêm insulin sử dụng kim để tiêm thuốc vào cơ thể bạn. Nhưng bút được nạp sẵn insulin, vì vậy bạn không cần phải nạp insulin từ lọ.
- Ưu điểm: Tiện lợi, dễ sử dụng, kim nhỏ hơn và thoải mái hơn.
- Nhược điểm: Giá cao hơn, không dùng được cho tất cả loại insulin.
Máy bơm insulin
Máy bơm insulin là một máy tính nhỏ mà bạn đeo trên người. Nó có một bình chứa đầy insulin và một ống có kim ở đầu, bạn đưa vào cơ thể. Bạn có thể chỉ thị cho máy tính cung cấp một luồng insulin thấp, đều đặn cả ngày hoặc cung cấp một “bolus” insulin sau khi bạn ăn một bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.
- Ưu điểm: Kiểm soát đường huyết chính xác, linh hoạt hơn trong sinh hoạt, giảm biến động glucose.
- Nhược điểm: Giá đắt, cần huấn luyện sử dụng, có nguy cơ nhiễm trùng hoặc toan ceton nếu hỏng.
Máy hít
Nếu bạn sử dụng insulin tác dụng nhanh, bạn có thể hít vào thay vì tiêm.
- Ưu điểm: Không cần tiêm, tác dụng nhanh, ít gây tăng cân.
- Nhược điểm: Không chính xác bằng tiêm, có thể gây ho, giá cao, vẫn cần insulin dạng tiêm cho liều nền.
Kỹ thuật chích insulin

Vị trí tiêm insulin đóng vai trò quan trọng, với bụng là nơi hấp thụ insulin đều nhất. Các vị trí khác như cánh tay, đùi và mông cũng được sử dụng, nhưng bụng thường được ưu tiên vì ít gây đau và hiệu quả cao hơn.
Người bệnh nên tiêm insulin ở cùng một vùng chung nhưng cần thay đổi vị trí cụ thể để tránh sẹo dưới da hoặc cục cứng. Khoảng cách giữa các vị trí tiêm nên ít nhất bằng chiều rộng một ngón tay để giảm nguy cơ tổn thương mô.
Nghiên cứu cho thấy tiêm vào bụng ít đau hơn so với cánh tay hoặc đùi, nhưng điều quan trọng là đảm bảo kim tiêm cách rốn vài cm để đạt hiệu quả và an toàn.
Cách bảo quản insulin
Cách bảo quan insulin khác khau ở trạng thái đã mở nắp dụng cụ tiêm insulin hay chưa
- Nếu chưa mở nắp, insulin chưa mở được bảo quản tốt nhất ở trong tủ lạnh (2°C – 8°C), được bảo quản trong tủ lạnh ổn định đến hạn sử dụng được in trên vỏ hộp.
- Nếu đã mở nắp, Insulin một khi đã mở nắp sẽ có các yêu cầu bảo quản khác nhau. Sự khác nhau này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn
- Khi sử dụng insulin trong lọ, sau khi mở, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng không vượt quá 25°C. Dù được bảo quản ở đâu, lọ insulin đã mở chỉ có thể sử dụng trong khoảng thời gian từ 28 ngày đến 6 tuần, tùy thuộc vào loại insulin. Nếu để trong tủ lạnh, hãy nhớ lấy insulin ra và làm ấm bằng cách lăn nhẹ giữa hai tay cho đến khi đạt nhiệt độ phòng trước khi tiêm.
- Đối với bút tiêm insulin, sau lần sử dụng đầu tiên, không nên để bút trong tủ lạnh mà nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng dưới 25°C hoặc dưới 30°C, tùy thuộc vào loại insulin. Thời gian sử dụng bút sẽ thay đổi theo từng loại sản phẩm bạn sử dụng.
Các tác dụng phụ của tiêm insulin

Các tác dụng phụ chính của insulin bao gồm:
- Đường huyết thấp (hạ đường huyết),
- Tăng cân khi bắt đầu sử dụng insulin,
- Các cục u hoặc sẹo hình thành do tiêm quá nhiều lần vào một vị trí,
- Phát ban tại vị trí tiêm hoặc, trong một số trường hợp hiếm, phát ban trên toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, nếu sử dụng insulin dạng hít, người bệnh có thể gặp nguy cơ co thắt phổi đột ngột, đặc biệt nếu có tiền sử bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Chương trình “Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa bệnh mãn tính” của Diab giúp người tham gia cải thiện sức khỏe toàn diện, phòng ngừa và trì hoãn các bệnh mãn tính như đái tháo đường type 2, tim mạch.
Chương trình kéo dài 12 tuần, cung cấp các buổi tư vấn, huấn luyện về chế độ ăn uống lành mạnh, vận động, quản lý stress và thói quen sống tích cực. Người tham gia còn được hỗ trợ các công cụ như xét nghiệm HbA1c, vòng tay thông minh, và tư vấn trực tiếp với các bác sĩ và huấn luyện viên chuyên gia.
Một số câu hỏi thường gặp
Loại insulin nào là tốt nhất?
Không có loại insulin nào được coi là “tốt nhất” cho tất cả mọi người. Việc lựa chọn loại insulin phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân như:
- Mức độ kiểm soát đường huyết: Nếu đường huyết khó kiểm soát, bác sĩ có thể chỉ định insulin tác dụng nhanh.
- Lối sống: Nếu bạn có lối sống bận rộn, insulin tác dụng kéo dài có thể phù hợp hơn.
- Các loại thuốc khác: Insulin có thể kết hợp với thuốc đường uống.
Bệnh tiểu đường loại 2 có cần tiêm insulin không?
Không phải lúc nào bệnh nhân tiểu đường loại 2 cũng cần tiêm insulin. Việc có nên tiêm insulin hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ kiểm soát đường huyết, giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể. Nếu chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc đường uống không giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thêm insulin.
>>> Xem thêm
- Top 12 thuốc trị tiểu đường phổ biến và dễ tìm nhất hiện nay
- Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Cách phòng ngừa biến chứng
- Nghiên cứu mới về đái tháo đường type 1: Hy vọng mới cho người bệnh
Tóm lại, lựa chọn loại insulin phù hợp để điều trị đái tháo đường type 1 là rất quan trọng để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Mỗi loại insulin có đặc tính và thời gian tác dụng khác nhau, và bác sĩ sẽ căn cứ vào nhu cầu cụ thể của bệnh nhân để quyết định loại insulin phù hợp. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng tìm hiểu nhé!