Lời khuyên về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường 

Một số lời khuyên về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, nên ăn gì và kiêng ăn gì.

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn

Tham khảo thêm:Gợi ý thực đơn cho người già bị tiểu đường

Vai trò của chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần được tư vấn chế độ ăn kiêng để kiểm soát lượng đường trong máu, theo dõi quản lý cân nặng, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuân thủ chế độ ăn kiêng giúp người bệnh đạt được các mục tiêu điều trị do bác sĩ nội tiết đề ra.

Ăn kiêng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tránh làm tăng đường huyết dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời xây dựng chế độ ăn khoa học cũng giúp người bệnh tránh được các cơn hạ đường huyết. Lượng carbohydrate chúng ta nạp vào cơ thể có tác động mạnh mẽ đến chỉ số đường huyết trong máu, do đó chỉ số đường ổn định sẽ giúp điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cũng giúp người bệnh kiểm soát cân nặng tốt hơn, đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường có kèm thừa cân, béo phì thì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm thiểu các nguy cơ, biến cố tim mạch. Cải thiện cân nặng ở nhóm bệnh nhân thừa cân, béo phì cũng giúp tăng độ nhạy cảm insulin, giảm đề kháng với hormone này, nâng cao hiệu quả điều trị.

Tiểu đường nên kiêng gì? Người bệnh nên kiêng các thực phẩm tẩm ướp, nêm nếm nhiều

Xem thêm: Lợi ích của việc tập thể dục đối với người tiểu đường tuýp 2

Dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh kiểm soát đường trong máu tốt hơn, giảm biến chứng bao gồm biến cố tim mạch, giảm mỡ máu, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm xơ vữa mạch máu. Giảm được nguy cơ bệnh thận mạn do đái tháo đường. Tránh được các biến chứng võng mạc, mờ mắt, bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.

Ăn uống lành mạnh cũng giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu chi phí điều trị, đồng thời giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn, cải thiện chất lượng hệ thống miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường hỗ trợ điều trị tối ưu các biện pháp sử dụng thuốc, kiểm soát đường tốt hơn sẽ giúp điều trị thuốc uống/thuốc chích hiệu quả hơn. Đồng thời với những bệnh nhân điều trị tiết chế, thay đổi lối sống chưa cần sử dụng thuốc thì việc áp dụng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ điều trị bằng thuốc.

Lời khuyên về việc xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cần dựa trên nguyên tắc: cân bằng dinh dưỡng bằng cách giảm bột đường có hàm lượng đường cao, tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt, kiểm soát khẩu phần ăn và duy trì lượng đường trong máu ở ngưỡng cho phép. Vậy người bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Câu trả lời là người bệnh nên kiêng những thức ăn ngọt, nhiều đường, nhiều năng lượng, nhiều chất béo vì chúng làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Để trả lời cho các vấn đề người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì, hãy cùng tìm hiểu lời khuyển về chế độ ăn kiêng của bệnh lý tiểu đường nhé. Lời khuyên tổng quát về việc xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tập trung chính vào nhóm chất: carbohydrate, protein, chất xơ, chất béo. Cụ thể:

Về chất bột đường (carbohydrate): người bệnh nên lựa chọn các loại carbohydrate như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, các loại rau củ cũng nên lựa chọn loại có hàm lượng carbs thấp và tương tự nguyên tắc đó cho các loại trái cây.

Rau xanh, trái cây rất có ích cho người bệnh

Về chất đạm (protein): nên lựa chọn các loại cá như cá hồi, thịt gà, thịt heo thịt bò nên sử dụng ở mức vừa phải, nên cân bằng lượng protein trong 3 bữa ăn chính trong ngày. Về chất béo: chỉ nên sử dụng các loại chất béo ít tốt như dầu thực vật (dầu olive, dầu hướng dương, dầu hạt cải,…), các loại dầu có hàm lượng omega-3, omega-6 cao, dầu cá,…

Yếu tố quan trọng trong bữa ăn của người đái tháo đường đó là chất xơ, đặc biệt ở những bệnh nhân được khuyến nghị giảm cân thì tăng lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn và giảm chất đường, chất béo đóng vai trò quan trọng nhất. Người bệnh cần tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày: rau xanh, các loại trái cây có hàm lượng đường thấp (lê, táo, kiwi, dâu,…), các loại đậu.

Uống nhiều nước mỗi ngày, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn một cử quá nhiều dinh dưỡng, khẩu phần ăn nên giảm dần từ sáng về chiều. Ăn đều đặn, tuân thủ giờ giấc để gây biến động chỉ số đường huyết.

Tìm hiểu thêm: Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Lời khuyên về một số bữa ăn mẫu cho người tiểu đường

Dưới đây là một số bữa ăn mẫu dành cho người tiểu đường, khi áp dụng bạn cần phải tinh chỉnh hàm lượng, khẩu phần để phù hợp với tình trạng dinh dưỡng hiện tại vì đây chỉ là thực đơn mẫu, mang tính chất tham khảo.

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để được tư vấn chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường phù hợp

Thực đơn cho một ngày dinh dưỡng số 1:

Bữa sáng:  canh giò heo (ít bánh)

Bữa trưa: 5 trái dâu tây + ⅔ chén cơm gạo trắng + 1 chén cải ngồng xào + 1 khứa cá diêu hồng hấp gừng + 1 chén canh bí đao thịt heo

Bữa tối: 1 chén canh tần ô thịt heo + 1 trái kiwi + 1 chén cải thìa xào + 1 phần ức gà nướng ớt chuông + ⅔ chén cơm gạo trắng

Thực đơn cho một ngày dinh dưỡng số 2:

Bữa sáng: sandwich thịt bò áp chảo

Bữa trưa: 1 phần tôm xào thập cẩm + 1 chén rau xào thập cẩm + 1 chén canh cải thảo thịt heo + ¾ trái ổi + ⅔ chén cơm gạo trắng

Bữa tối: 1 chén su su xào + 1 chén canh cải xanh thịt heo + ⅔ chén cơm gạo trắng + 2 trái quýt + 1 phần thịt heo kho tiêu

Tham khảo thêm: Chỉ số tiểu đường – Làm sao để duy trì chỉ số ổn định?

Lời khuyên về dinh dưỡng cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng việc kiểm soát đường huyết

Nguồn tham khảo

  1. https://www.cdc.gov/diabetes/pdfs/managing/tasty_recipes_for_people_with_diabetes-508.pdf
  2. https://glycemicindex.com/gi-search/

Contact Me on Zalo
Call Now Button