Chế độ ăn là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn. Vì vậy, dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường cần lưu ý những gì? Chế độ ăn như thế nào? Hãy cùng DiaB tìm hiểu Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
Để áp dụng tốt chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, người bệnh cần tránh những nhóm thực phẩm sau:
– Thực phẩm chế biến sẵn: Thịt xông khói, hoa quả đóng hộp, …
– Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Bánh mì, gạo, khoai tây,…
– Thực phẩm chứa nhiều đường: Nước ngọt đóng chai, bánh, kẹo, hoa quả sấy,…
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Mỡ động vật, bơ, phô mai,…
Lưu ý rằng, nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường là hạn chế carbohydrate để tránh tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời giảm lượng chất béo, nhất là các acid béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh cần phải cung cấp cho cơ thể đảm bảo một lượng đường ổn định trong mức an toàn, quan trọng là phải điều độ, ổn định cả về giờ giấc và hợp lý về lượng thức ăn trong cả bữa chính và phụ.
Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cần kiêng rau gì?
Trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, các chuyên gia luôn khuyến khích bệnh nhân ăn nhiều rau trong các bữa ăn. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng tốt, cùng DiaB tìm hiểu xem liệu bệnh tiểu đường kiêng rau gì?
- Khoai tây: Nó được coi là loại rau có tinh bột, vì vậy nó có chứa lượng carbohydrate cao hơn các loại rau khác.
- Ngô (Bắp): Kể cả ở dạng còn nguyên lõi hay là đã đóng hộp thì ngô (bắp) đều chứa 1 lượng carbohydrate khổng lồ nhưng lại rất ít chất xơ.
- Đậu Hà Lan, bí đao: Chứa lượng lớn carbohydrate trong khi lại chứa rất ít xơ.
- Nước ép rau củ: Thiếu thành phần quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu – chất xơ.
- Rau củ đã qua chế biến sẵn, rau củ đóng hộp.
Chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường
Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh, cần lưu ý về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần ăn đủ các nhóm thực phẩm sau:
– Rau và các loại đậu: nguồn năng lượng chính cho cơ thể, nên lựa chọn loại rau không chứa tinh bột bao gồm: bông cải xanh, cà rốt, ớt và cà chua,…
– Trái cây: Lưu ý là hãy ưu tiên ăn trái cây tươi, không qua chế biến hoặc ép nước. Trái cây khi ép nước sẽ làm giảm lượng lớn chất xơ – yếu tố quan trọng trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu. Một số loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường như táo, cam, chuối, nho, quả mọng,…
– Thực phẩm nguyên hạt: Bao gồm: Lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo lức, hạt kê. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những thực phẩm này giúp kiểm soát mức đường huyết, mức cholesterol, cân nặng và huyết áp.
– Thịt nạc, cá, gia cầm, đậu phụ và các loại hạt: Những thực phẩm này là nguồn cung cấp protein cho cơ thể. Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày đối với người trưởng thành.
– Chất béo: Nhóm chất này thường được bổ sung bằng các thực phẩm như: các loại hạt, các loại cá giàu omega-3,…
Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.
Xem thêm :Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người tiểu đường
Chế độ ăn kiêng cần có những nguyên tắc như sau:
– Ăn các bữa ăn đều đặn và chia đều theo ngày.
– Chọn phần lớn thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp.
– Nhận biết các loại thực phẩm chứa carbohydrate có thể sử dụng.
– Hãy áp dụng chế độ ăn có chỉ số đường huyết (GI) thấp
– Chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hoà.
– Kiểm soát tốt lượng thức ăn đưa vào cơ thể trong các bữa ăn
Bạn có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng bệnh tiểu đường tại đây: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho người bệnh tiểu đường
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng còn phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của từng đối tượng, dựa vào: Độ tuổi, giới tính, tính chất công việc ( nặng hay nhẹ), thể trạng cơ thể (gầy hay béo),…
Biến chứng bệnh tiểu đường
Lượng đường cao trong cơ thể quá lâu sẽ dẫn đến một số biến chứng bệnh tiểu đường, có thể là:
– Tổn thương thần kinh: Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nuôi dưỡng thần kinh, đặc biệt là ở chân.
– Hôn mê do nhiễm toan đái tháo đường: Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Nguy cơ tử vong do hôn mê.
- Biến chứng ở chân: Nguyên nhân là tổn thương dây thần kinh, khiến cho bệnh nhân đau, ngứa rát, nặng hơn là mất cảm giác ở bàn chân. Sau đó, bàn chân có thể bị lở loét, vết loét dễ viêm nhiễm, khó lành và có nguy cơ hoại tử, phải đoạn chi.
- Biến chứng ở mắt: Đây là một biến chứng phổ biến ở người bệnh tiểu đường do hệ thống mạch máu ở mắt bị tổn thương. Điều này dẫn đến hiện tượng nhìn mờ và có thể mù loà.
- Biến chứng ở thận: Các tổn thương thận do tiểu đường ban đầu không có dấu hiệu rõ ràng nên dễ bị người bệnh bỏ qua. Đến khi các triệu chứng xuất hiện rầm rộ thì bệnh nhân có thể đã bị suy thận.
Bệnh nhân cần có chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường để góp phần giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Từ đó, có thể tránh được các biến chứng bệnh tiểu đường.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường. DiaB hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có một chế độ ăn hợp lý, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường đem lại kết quả tốt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Tài liệu tham khảo:
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/healthy-living-with-diabetes
https://www.allrecipes.com/article/vegetables-for-diabetics
https://vncdc.gov.vn/dinh-duong-hop-ly-doi-voi-nguoi-bi-benh-dai-thao-duong-nd14913.html