Người bệnh đái tháo đường có thể vận động mạnh hay không?

Ngoài nhiều tác dụng phụ đặc trưng, bệnh nhân tiểu đường còn dễ mắc một số bệnh về xương và khớp. Nhiều biến chứng về xương và khớp liên quan đến bệnh tiểu đường có thể được điều trị hoặc thậm chí chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Đó là lý do tại sao, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải đảm bảo thường xuyên kiểm tra các tình trạng này – và luôn cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy bạn có thể đang gặp vấn đề.

Đái tháo đường là bệnh gì?

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá, đặc trưng bởi đường huyết tăng cao, theo thời gian dẫn đến tổn thương hay biến chứng nghiêm trọng ở tim, mạch máu, mắt, thận và dây thần kinh. 

Đối với đái tháo đường type 2, các triệu chứng có thể nhẹ và có thể mất nhiều năm mới được phát hiện.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Tiểu nhiều
  • Khát nhiều
  • Ăn nhiều
  • Đói nhiều
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Mệt mỏi, mờ mắt

 Giảm cân bất thường là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường

Các biến chứng đái tháo đường

Theo thời gian, bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương các mạch máu ở tim, mắt, thận và dây thần kinh.Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cao hơn bao gồm đau tim, đột quỵ và suy thận.

Biến chứng ở mắt là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh đái tháo đường
Biến chứng ở mắt là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường có thể gây mất thị lực vĩnh viễn do làm tổn thương các mạch máu trong mắt.

Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường gặp vấn đề ở bàn chân do tổn thương dây thần kinh và lưu lượng máu kém. Điều này có thể gây loét bàn chân và có thể dẫn đến cắt cụt chi.

Biến chứng xương khớp ở bệnh tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn xương và khớp khác nhau. Một số yếu tố, như tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh do tiểu đường), bệnh động mạch và béo phì, có thể gây ra những biến chứng này – nhưng thường thì nguyên nhân không rõ ràng.

Một số biểu hiện khác nhau của bệnh xương  khớp do tiểu đường bao gồm:

  • Bệnh xương khớp thần kinh là tình trạng khớp bị thoái hóa do tổn thương dây thần kinh. Bệnh nhân có cảm giác ngứa ran, tê và mất cảm giác ở bàn chân là những dấu hiệu ban đầu. Các khớp sưng tấy, không ổn định và biến dạng là triệu chứng ở giai đoạn sau.
  • Hội chứng bàn tay tiểu đường hay co rút Dupuytren xuất hiện khi da trên bàn tay và ngón tay dày lên. Mô dày lên và để lại sẹo khiến ngón tay cong về phía lòng bàn tay đến mức bạn không thể duỗi thẳng ngón tay hoàn toàn. 
  • Loãng xương gây mất khối lượng và mật độ xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Loãng xương không có dấu hiệu cảnh báo sớm vì vậy bệnh nhân cần kiểm tra mật độ xương thường xuyên.
Cần kiểm tra xương khớp định kỳ trong quá trình điều trị đái tháo đường
Cần kiểm tra xương khớp định kỳ trong quá trình điều trị đái tháo đường
  • Viêm xương khớp thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2. Sự thoái hóa của sụn khớp thường gây đau và mất chức năng ở các khớp bị ảnh hưởng. Các khớp có thể bị đau, viêm và cứng, đồng thời trở nên kém linh hoạt và hoạt động.
  • Bệnh tăng sản xương lan tỏa (Forestier) làm cứng gân và dây chằng, thường dọc theo cột sống. Bệnh có nguy cơ cao ở bệnh nhân tiểu đường type 2 Phần cơ thể bị ảnh hưởng có thể trở nên cứng hoặc đau và thường sẽ giảm phạm vi chuyển động.
  • Cứng vai thường xảy ra ở một bên vai. Vai bị đau, cứng và mất linh hoạt là triệu chứng chính của tình trạng này. Vật lý trị liệu tích cực sẽ giúp lấy lại khả năng vận động và chức năng của vai.
Cứng vai khiến cho người đái tháo đường gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Cứng vai khiến cho người đái tháo đường gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

Tham khảo thêm: Vì sao người tiểu đường bị cứng khớp ngón tay

Chế độ dinh dưỡng hợp lý ở bệnh nhân đái tháo đường

Nên ăn những thực phẩm nào nếu bị tiểu đường?

Ăn đúng loại thực phẩm cho bệnh tiểu đường có nghĩa là ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh từ tất cả các nhóm thực phẩm:

  • Hoa quả và rau
  • Ngũ cốc nguyên hạt, như lúa mì nguyên cám, gạo lứt, quinoa và yến mạch
  • Protein như thịt nạc, thịt gà, cá, trứng; các loại hạt, đậu, đậu phụ
  • Sữa không béo hoặc ít béo
Các loại ngũ cốc nguyên cám thường được khuyến khích sử dụng trong các bữa ăn
Các loại ngũ cốc nguyên cám thường được khuyến khích sử dụng trong các bữa ăn

Nên hạn chế những thực phẩm nào để kiểm soát lượng đường trong máu?

Để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể cần phải cắt giảm một số loại thực phẩm và đồ uống.

  • Thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao như kẹo, bánh, kem, nước trái cây, cơm trắng, bánh mì…
  • Thực phẩm chiên và các thực phẩm khác có nhiều chất béo chuyển hóa bão hòa.
  • Thực phẩm giàu natri (muối).
  • Rượu bia

Điều trị tiểu đường

Một trong những cách quan trọng nhất để điều trị bệnh tiểu đường là duy trì lối sống lành mạnh.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể sẽ cần dùng thuốc để giúp kiểm soát lượng đường trong máu bao gồm:

  • Metformin
  • Sulfonylurea
  • Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose type 2 (SGLT-2)
  • Insulin
  • Bên cạnh sử dụng thuốc hạ đường huyết, người mắc bệnh đái tháo đường thường cần dùng thuốc hạ huyết áp và statin để giảm nguy cơ biến chứng.

Người đái tháo đường nên vận động vừa phải, Vì thể trạng của mỗi người là khác nhau, vì vậy người bệnh tiểu đường cần nắm rõ tình trạng của bản thân bao gồm lượng đường trong máu, huyết áp, nhịp tim,.. khi vận động. Trường hợp cảm thấy có những dấu hiệu của hạ đường huyết như ra mồ hôi, mệt mỏi, ngất xỉu,…người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về điều chỉnh đơn thuốc, lượng insulin, khẩu phần ăn và cả cường độ vận động

Tham khảo thêm: Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 an toàn, hiệu quả

Tài liệu tham khảo:

https://www.who.int/health-topics/diabetes#tab=tab_1

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33651567

Contact Me on Zalo
Call Now Button