Những lựa chọn thay thế đường dành cho người tiểu đường

Đường nhân tạo có thể là một biện pháp thay thế đường dành cho người tiểu đường hiện nay.

Người tiểu đường cần được kiểm soát đường huyết chặt chẽ

Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Vì sao cần kiểm soát đường cho người tiểu đường?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính do giảm tiết insulin, giảm tác động của insulin hoặc cả hai. Hậu quả của tăng glucose máu mạn tính là làm rối loạn và tổn thương các cơ quan khác nhau như mắt, thần kinh, tim, thận và mạch máu.

Để điều trị bệnh tiểu đường, ngoài biện pháp dùng thuốc lâu dài, cải thiện lối sống bằng cách cắt giảm lượng đường tiêu thụ mỗi ngày cũng là một yếu tố quan trọng mà bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân phải tuân thủ. Tuy nhiên, hạn chế đường cũng là biện pháp khó thực hiện nhất đối với bệnh nhân tiểu đường vì cảm giác thèm ngọt luôn hiện diện.

Những loại đường tự nhiên mà mọi người sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày (như đường glucose, fructose, saccarose,…) thường có mức năng lượng lớn, dễ làm tăng cao lượng đường trong máu, đây không phải là loại đường dành cho người tiểu đường nên dùng. Thay vào đó, có nhiều chất thay thế đường được tạo ra với mục đích thay thế đường tự nhiên, với lượng đường thấp, ít ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn.

Cắt giảm đường trong chế độ ăn là vô cùng cần thiết cho người tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Những lựa chọn thay thế đường dành cho người tiểu đường

Tuy phải hạn chế lượng đường tiêu thụ, người bệnh tiểu đường không được cắt hoàn toàn đường ra khỏi khẩu phần ăn của mình vì cơ thể vẫn cần đường để duy trì hoạt động bình thường. Việc giảm ăn đường quá mức hay nhịn ăn, bỏ bữa có thể gây ra hạ đường huyết, một tình trạng cấp cứu có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thay vào đó, bệnh nhân có thể dùng đường nhân tạo hoặc chất thay thế đường có nguồn gốc tự nhiên để tránh đường huyết cao, đây là những loại đường được tạo ra cho người tiểu đường, người tiền đái tháo đường, người thừa cân, béo phì, người ăn kiêng,… Chúng mang đến cảm giác ngọt như đường ăn thông thường nhưng cung cấp lượng calo rất ít, giúp duy trì đường huyết bình thường nếu tiêu thụ vừa phải.

Đường nhân tạo

Đường nhân tạo hay chất tạo ngọt nhân tạo được tổng hợp từ các chất vô cơ, hữu cơ trong nhà máy, rất ít calo và có vị ngọt rất cao so với đường ăn thông thường do đó đường nhân tạo phù hợp cho người tiểu đường, người ăn kiêng, giúp hạn chế sự thèm ăn và còn không gây sâu răng. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hiện đã phê duyệt 6 loại đường nhân tạo dưới đây:

  • Đường Saccharin: Ngọt hơn gấp 500 lần đường ăn, mức an toàn sử dụng khoảng 15mg/kg/ngày.
  • Đường Acesulfame Potassium: Ngọt gấp 200 lần so với lượng đường ăn, mức an toàn là 15mg/kg/ngày.
  • Đường Aspartame: Ngọt hơn khoảng 200 lần so với đường ăn thông thường, mức an toàn là 50mg/kg/ngày.
  • Đường Sucralose: Ngọt gấp 600 lần đường thường, mức an toàn là 5mg/kg/ngày.
  • Đường Advantame: Ngọt hơn 20.000 lần, mức an toàn nên tiêu thụ khoảng 32.8mg/kg/ngày.
  • Neotame: Ngọt hơn 13.000 lần so với đường ăn, mức an toàn là 3mg/kg/ngày.
Người tiểu đường có thể thay thế đường ăn thông thường bằng chất tạo ngọt nhân tạo.

Xem thêm: Nguy cơ hạ đường huyết ở người đái tháo đường

Chất tạo ngọt tự nhiên

Tuy rằng chưa có bằng chứng rõ ràng về những tác hại nguy hiểm của chất tạo ngọt nhân tạo, nhiều người vẫn e dè đường nhân tạo và không ưa thích chúng bằng các chất tạo ngọt có nguồn gốc thiên nhiên. Dưới đây là những loại đường dành cho người tiểu đường ít calo, nguồn gốc tự nhiên:

  • Đường Stevia: Chiết xuất từ cây cỏ ngọt, được phê duyệt bởi FDA với liều lượng cho phép là 7,9 mg/kg/ngày. Đây là thức đường dành cho người tiểu đường vì giúp ổn định đường huyết, tăng sản xuất insulin, tăng tác dụng của insulin lên màng tế bào.
  • Tagatose: Được tìm thấy trong các loại sữa và một số loại trái cây, cũng là chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp.
  • Chiết xuất từ trái La Hán Quả: từ xưa, La Hán Quả đã là chất tạo ngọt tự nhiên phổ biến, đặc biệt có nhiều tác dụng trong Đông Y, nó ngọt hơn 300 lần so với đường mía nhưng chứa ít calo.
Đường Stevia chiết xuất từ cây cỏ ngọt nguồn gốc tự nhiên và tốt hơn đường mía.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Top 5 biến chứng cần lưu ý khi bị tiểu đường

Những lưu ý khi sử dụng đường nhân tạo

Có thể thấy hiện nay có nhiều loại đường dành cho người tiểu đường trên thị trường, các loại đường nhân tạo có thể dễ dàng được tìm thấy ở các siêu thị, nhà thuốc Tây. Do đó, để sử dụng hiệu quả nhất các loại đường này, Docosan khuyên bạn nên:

  • Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng: Các bác sĩ và chuyên gia luôn phải cập nhật kiến thức mới nhất về chuyên ngành của mình, do đó nếu có thắc mắc khó giải đáp hãy tìm đến họ để được tư vấn về bệnh một cách cụ thể và cá thể hóa trên từng bệnh nhân.
  • Cải thiện lối sống lành mạnh: Về bức tranh tổng thể, thay đổi lối sống không chỉ là cải thiện chế độ ăn mà còn bao gồm: hoạt động thể lực – bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích hoạt động thể lực với cường độ trung bình đến nặng ít nhất 60 phút mỗi ngày; hạn chế chất béo; bổ sung chất xơ thường xuyên; quản lý cân nặng.
  • Không nên lạm dụng đường nhân tạo: Sử dụng đường nhân tạo giúp làm giảm carbohydrate trong khẩu phần ăn nhưng về lâu dài chưa có đủ bằng chứng về việc sử dụng chúng là có lợi trong việc giảm cân hay cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch-chuyển hóa nên cũng tuyệt đối không nên lạm dụng đường nhân tạo.
Người tiểu đường cần chế độ ăn dinh dưỡng, phù hợp để duy trì đường huyết ổn định.

Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Nguồn tham khảo

  1. https://www.cdc.gov/diabetes/healthy-eating/diabetes-meal-planning.html
Contact Me on Zalo
Call Now Button