Ý nghĩa của chỉ số đường huyết sau ăn trong bệnh đái tháo đường

Trong bệnh tiểu đường, có ba chỉ số quan trọng người bệnh cần quan tâm là đường huyết đói, đường huyết sau ăn và HbA1c.

Đường huyết sau ăn là một chỉ số quan trọng đối với người bệnh tiểu đường.

Đường huyết sau ăn là gì và có vai trò như thế nào?

Thuật ngữ “đường huyết” dùng để ám chỉ lượng glucose trong máu, là một loại đường đơn giản và là nguồn năng lượng chính cho cơ thể chúng ta. Lượng đường trong máu của cơ thể luôn dao động trong ngày, có 2 chỉ số đường huyết quan trọng nhất chính là đường huyết đói và đường huyết sau ăn.

  • Đường huyết đói là mức đường huyết trong cơ thể khi đang cảm thấy đói, tức là sau một thời gian không ăn hoặc không có lượng tinh bột (carbohydrate) đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Đường huyết sau ăn là mức đường huyết trong cơ thể tăng đột ngột sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn chứa nhiều tinh bột.
  • HbA1c là viết tắt của “Hemoglobin A1c”, một chỉ số quan trọng được sử dụng trong chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường. HbA1c đo lường lượng glucose đã gắn kết với protein hemoglobin trong hồng cầu trong khoảng thời gian 2-3 tháng trước đó nên nó cung cấp một bức tranh tổng thể về mức đường huyết trung bình (dao động của đường huyết đói và đường huyết sau ăn) trong 3 tháng của người bệnh tiểu đường.

Sau khi ăn, cơ thể chuyển đổi carbohydrate từ thức ăn thành glucose, do đó đường huyết tăng lên sau ăn là một phản ứng bình thường. Insulin là hormone điều hòa mức độ đường huyết trong cơ thể, sẽ giúp cơ thể giữ mức đường huyết bình thường, tăng trong giới hạn cho phép của cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị tiểu đường, sự thiếu hụt và giảm hoạt động của insulin làm mức đường huyết sau ăn của bệnh nhân tăng lên rất cao, khó kiểm soát.

Đường huyết sau ăn tăng quá cao là biểu hiện của kiểm soát đường huyết chưa tốt.

Xem thêm: Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Ảnh hưởng khi đường huyết sau ăn tăng cao

Việc kiểm soát mức đường huyết sau khi ăn là một phần quan trọng của điều trị bệnh đái tháo đường. Nếu đường huyết cao sau ăn (>200mg/dL hoặc >11.1 mmol/L) lâu dài sẽ gây nhiều biến chứng cho cơ thể, đặc biệt là ở các cơ quan: thận, mắt, thần kinh, tim, mạch máu.

Biến chứng thận

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mạn. Biến chứng bệnh thận mạn xảy ra với tỷ lệ 10-20% bệnh nhân và thường xảy ra sau 10 năm ở bệnh nhân tiểu đường típ 1 và có thể đã xảy ra ngay thời điểm phát hiện bệnh nhân tiểu đường típ 2.

Bệnh thận mạn do đáo tháo đường có thể diễn tiến đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần phải lọc máu ngoài cơ thể (lọc màng bụng hoặc chạy thận nhân tạo) hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống bình thường, do đó đây là biến chứng rất nghiêm trọng, gây nên áp lực bệnh tật lớn cho cá nhân và xã hội.

Biến chứng mắt

Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng về thị lực gọi như bệnh võng mạc đái tháo đường, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm mạc mắt, thậm chí gây mù lòa. Điều trị tích cực đái tháo đường với mục tiêu đường huyết gần mức bình thường giúp làm chậm khởi phát và tiến triển bệnh võng mạc đái tháo đường.

Người bệnh tiểu đường típ 1 nên được tầm soát biến chứng mắt mỗi 5 năm và tầm soát ngay tại thời điểm phát hiện bệnh đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Biến chứng tim và mạch máu

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề về tim mạch và mạch máu, bao gồm tăng huyết áp, đau thắt ngực, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ. Để ngăn chặn hoặc làm giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch do tiểu đường cần quản lý tốt đường huyết, ổn định huyết áp và cholesterol máu. Người bệnh tiểu đường nên tự theo dõi huyết áp tại nhà mỗi ngày.

Kiểm soát tốt đường huyết sau ăn giúp hạn chế biến chứng của bệnh lên các cơ quan quan trọng.

Xem thêm: Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Biến chứng thần kinh

Bệnh thần kinh do đái tháo đường là biến chứng thường gặp nhất của đái tháo đường. Triệu chứng bao gồm đau, dị cảm, tê và mất cảm giác bảo vệ. Triệu chứng mất cảm giác mất cảm giác bảo vệ ở chân cùng với biến chứng mạch máu do đái tháo đường gây ra biến chứng nghiêm trọng thường gặp là bàn chân đái tháo đường.

Mất cảm giác bảo vệ là mất đi khả năng cảm nhận đau, nhiệt độ, áp lực, làm tăng nguy cơ tổn thương ở chân người bệnh mà nếu không được phát hiện sớm sẽ viêm nhiễm, loét chân, chậm lành vết thương thậm chí phải đoạn chi.

Cách đơn giản để kiểm soát đường huyết sau ăn

Ngoài biện pháp dùng thuốc, người bệnh tiểu đường thường được tư vấn dùng các biện pháp sau đây để phối hợp điều trị bệnh tiểu đường, giảm đường huyết sau ăn.

Giảm carbohydrate trong mỗi bữa ăn

Người bị tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn ít thành phần carbohydrate, đa số khuyến cáo về dinh dưỡng đồng thuận carbohydate nên chiếm 44-46% tổng năng lượng hằng ngày. Giảm carbohydrate nhưng không được cắt bỏ nó ra khỏi chế độ ăn hoặc nhịn đói, bỏ bữa vì sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết.

Những thực phẩm carbohydarte dưới dạng đường hấp thu nhanh như: đường tinh luyện, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây, mì, bánh mì, ngũ cốc không nguyên hạt,… không được khuyến khích cho người tiểu đường do chỉ số đường huyết (GI) cao, làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp là những thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết chậm và ổn định sau khi sử dụng. Do đó chúng giúp kiểm soát đường huyết ổn định hơn và kiểm soát cân nặng. Những thực phẩm GI thấp có thể kể đến như rau củ xanh, các lại đậu, hạt nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt.

Thực phẩm GI thấp: rau củ xanh, các lại đậu, hạt nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt,…

Xem thêm: 7 loại trái cây tốt cho người đái tháo đường

Bổ sung đạm cho bữa ăn

Người tiểu đường nên tăng đạm cho bữa ăn do protein giúp bệnh nhân mau no, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate và tăng tình trạng nhạy cảm với insulin. Protein có trong thịt gia cầm, cá, trứng và từ thực vật như đậu phụ, hạt, đậu, quả hạch,…

Vận động thể lực

Vận động thể lực với cường độ trung bình đến nặng từ 30-60 phút mỗi ngày, ít nhất 3 ngày mỗi tuần và không nên bỏ tập 2 ngày liên tiếp đã được chứng minh không chỉ cải thiện kiểm soát đường huyết mà còn cải thiện huyết áp, mỡ máu và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với người cao tuổi, yoga nên được ưu tiên hơn.

Những bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc hoặc có tình trạng tim mạch cần được tư vấn hoạt động thể lực theo cá thể hóa, ban đầu tập với cường độ nhẹ, thời gian ngắn và tăng dần theo mức độ đáp ứng của bệnh nhân.

Phối hợp vận động thể lực cùng chế độ ăn kiêng giúp kiểu soát đường hiệu quả hơn.

Xem thêm: 5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

Tóm lại kiểm soát mức đường huyết sau ăn là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe. Một chế độ ăn lành mạnh và một chế độ hoạt động thể lực thường xuyên là vô cùng quan trọng đối với người tiểu đường để giúp bệnh nhân có một cuộc sống khỏe mạnh, hạn chế biến chứng của bệnh về sau.

DIAVIT là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành cho người đái tháo đường. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người bệnh năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/diabetes/healthy-eating/diabetes-meal-planning.html
  2. https://www.cdc.gov/diabetes/pdfs/managing/tasty_recipes_for_people_with_diabetes-508.pdf

 

 

Contact Me on Zalo