Hiện tượng bình minh ở người bệnh tiểu đường là gì?

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, hiện tượng bình minh có thể làm tăng lượng đường trong máu lên mức nguy hiểm. Hãy cùng Docosan tìm hiểu thêm về nguyên nhân và các triệu chứng cần chú ý để giúp kiểm soát hiện tượng này.

Hiện tượng bình minh là gì?

Hiện tượng bình minh là tình trạng tăng đường huyết xảy ra vào buổi sáng. Hiện tượng này thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 3 giờ sáng đến 8 giờ sáng.

Hiện tượng bình minh thường gặp ở cả người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 và có tỷ lệ lưu hành ước tính trên 50%. Hiện tượng này thường không xảy ra ở người không mắc bệnh tiểu đường, vì khi đó lượng đường trong máu tăng sẽ bị ngăn lại bởi insulin.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, hiện tượng bình minh có thể làm tăng lượng đường trong máu lên mức nguy hiểm. Đây là lý do tại sao việc cố gắng quản lý hiện tượng bình minh là quan trọng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bình minh

Hiện tượng bình minh xảy ra do sự giải phóng hormone trong cơ thể. Chúng có thể bao gồm hormone tăng trưởng, cortisol và glucagon.

Khi nồng độ các hormone này tăng lên, gan sẽ được kích thích để giải phóng glucose vào máu. Điều này giúp cơ thể tăng cường năng lượng để chuẩn bị thức dậy vào buổi sáng.

Sự gia tăng lượng đường trong máu tự nhiên này xảy ra ở tất cả mọi người. Ở những người không mắc bệnh tiểu đường, khi lượng đường trong máu tăng, các tế bào tuyến tụy bắt đầu sản xuất insulin giúp cân bằng đường huyết.

Glucose được kích thích giải phóng vào máu giúp cơ thể tăng cường năng lượng để chuẩn bị thức dậy vào buổi sáng.
Glucose được kích thích giải phóng vào máu giúp cơ thể tăng cường năng lượng để chuẩn bị thức dậy vào buổi sáng.

Ở người bệnh tiểu đường:

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể sản xuất quá ít insulin hoặc cũng có thể bị kháng insulin. Trong trường hợp này, lượng đường trong máu vẫn ở mức cao khi bạn thức dậy vào buổi sáng.

Nếu bạn sử dụng insulin như một phần trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường, thì loại insulin đó có thể không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu qua đêm. Điều này xảy ra vì một vài lý do như:

  • Nếu bạn tiêm insulin tác dụng kéo dài quá sớm, nồng độ insulin trong máu có thể không tồn tại cho đến sáng.
  • Nếu bạn sử dụng máy bơm insulin, lượng insulin được cung cấp vào ban đêm có thể quá thấp để chống lại hiện tượng bình minh.

Một số nghiên cứu còn cho thấy chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến hiện tượng bình minh. Nghiên cứu trên người bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy mức độ của hiện tượng bình minh ở người có chất lượng giấc ngủ kém sẽ cao hơn so với người có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến hiện tượng bình minh

Hiện tượng bình minh có nguy hiểm không?

Một nghiên cứu về người bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy hiện tượng bình minh có thể làm tăng mức HbA1c, là một thước đo lượng đường trong máu trung bình mỗi ba tháng, lên 0,4%. Mức HbA1c tăng cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường, có thể bao gồm các bệnh lý tim mạch và tổn thương thận.

Vì lượng đường trong máu dù tăng nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, nên việc quản lý hiện tượng bình minh có thể là một bước quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Xét nghiệm Hemoglobin A1C (HbA1c) : những điều cần biết

Triệu chứng là gì?

Triệu chứng chính của hiện tượng bình minh chính là triệu chứng của tăng đường huyết vào buổi sáng. Lượng đường trong máu cao là khi chỉ số đường huyết vượt quá mục tiêu đường huyết hoặc trên 180 mg/dL.

Tăng đường huyết do hiện tượng bình minh thường dai dẳng và khó kiểm soát. Những người trải qua hiện tượng bình minh thường không gặp bất kỳ triệu chứng thể chất nào. Tuy nhiên, một số triệu chứng tăng đường huyết cần chú ý bao gồm:

  • Cảm thấy rất khát hoặc bị khô miệng
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Khó chịu ở bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
Một số triệu chứng tăng đường huyết vào sáng sớm cần chú ý như mệt mỏi, cảm thấy rất khát và buồn nôn
Một số triệu chứng tăng đường huyết vào sáng sớm cần chú ý như mệt mỏi, cảm thấy rất khát và buồn nôn

Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn

Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên có lượng đường trong máu cao vào buổi sáng, việc thiết lập thói quen kiểm tra vào ban đêm có thể hữu ích. Để thực hiện, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn vào những thời điểm sau:

  • Ngay trước khi đi ngủ
  • Vào sáng sớm từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng.
  • Đầu tiên vào buổi sáng

Thiết lập thói quen này giúp bạn hiểu rõ lượng đường trong máu của mình vào những thời điểm khác nhau trong ngày và phát hiện thời điểm chúng bắt đầu tăng. Điều này giúp bạn có thông tin để trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình.

Việc kiểm tra lượng đường trong máu trước khi ngủ và sáng sớm (2 đến 4 giờ sáng) có thể giúp xác định nguyên nhân
Việc kiểm tra lượng đường trong máu trước khi ngủ và sáng sớm (2 đến 4 giờ sáng) có thể giúp xác định nguyên nhân

Để có được kết quả chính xác, bạn có thể tham khảo Combo Máy Đo Đường Huyết – Nipro Premier Α đến từ Nipro – một thương hiệu hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị y tế đến từ Nhật Bản. Máy hạn chế lấy máu và cho kết quả nhanh với độ chính xác cao, đã được chứng nhận và sử dụng rộng rãi tại các hệ thống bệnh viện uy tín. Combo trải nghiệm bao gồm:

  • Máy đo đường huyết Nipro Premier α – Có kết nối Bluetooth (1 máy thử đường huyết Nipro Premier α + 1 bút lấy máu + 10 kim lấy máu + 1 bao đựng sản phẩm)
  • 1 hộp kim lấy máu (100 cái/hộp)
  • 3 hộp que thử đường huyết (25 que/hộp)
  • Ứng dụng theo dõi đường huyết DiaB, báo cáo xu hướng đường huyết trong 12 tháng.

Phân biệt hiệu ứng Somogyi và hiện tượng bình minh

Hiệu ứng Somogyi xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng ý rằng hiệu ứng Somogyi là có thật.

Trong hiệu ứng Somogyi, lượng đường trong máu trở nên quá thấp vào ban đêm, khiến cơ thể phải giải phóng thêm glucose để đáp ứng. Vì vậy, bạn có thể thức dậy vào buổi sáng với lượng đường trong máu cao. Có một số nguyên nhân có thể góp phần tạo nên hiệu ứng Somogyi, bao gồm việc dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc trị tiểu đường trước khi đi ngủ hoặc không ăn đủ bữa tối.

Có một số nguyên nhân có thể tạo nên hiệu ứng Somogyi như dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc trị tiểu đường trước khi ngủ hoặc không ăn đủ bữa tối.
Có một số nguyên nhân có thể tạo nên hiệu ứng Somogyi như dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc trị tiểu đường trước khi ngủ hoặc không ăn đủ bữa tối.

Nếu bạn có đường huyết cao vào buổi sáng, việc đo lượng đường trong máu vào sáng sớm (từ 2 đến 4 giờ sáng) có thể giúp xác định nguyên nhân. Nếu lượng đường trong máu bình thường hoặc cao vào khoảng thời gian trên, lượng đường trong máu cao vào buổi sáng có thể là do hiện tượng bình minh. Ngược lại, nếu bạn có lượng đường trong máu thấp vào sáng sớm (từ 2 đến 4 giờ sáng), hiện tượng bạn mắc phải có thể là hiệu ứng Somogyi.

Lời khuyên cho thói quen vào buổi tối

Thiết lập thói quen vào buổi tối có thể giúp bạn quản lý đường huyết vào buổi sáng tốt hơn. Hãy bắt đầu với những lời khuyên sau:

Tránh carbohydrate trước khi đi ngủ

Ăn nhiều carb trước khi đi ngủ có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Khi tình trạng này xảy ra suốt buổi tối, ảnh hưởng của hiện tượng bình minh có thể trở nên trầm trọng hơn.

Bạn nên tránh ăn nhiều carbohydrate trước khi đi ngủ
Bạn nên tránh ăn nhiều carbohydrate trước khi đi ngủ

Ăn tối thường xuyên

Bạn nhớ phải luôn ăn tối để tránh xảy ra hạ đường huyết và hiệu ứng Somogyi.

Để ngăn tăng đường huyết khi ngủ, bạn hãy tránh ăn những bữa ăn lớn mà cần chú ý nhiều hơn về bữa ăn có tỉ lệ protein : carbohydrate cao hơn. Ăn tối sớm hơn cũng có nhiều lợi ích.

Hãy vận động

Tập thể dục vào buổi tối có thể giúp giảm lượng đường trong máu và ổn định lượng đường trong máu của bạn vào buổi sáng. Lưu ý là bạn không nên lạm dụng vì có thể có nguy cơ hạ đường huyết vào ban đêm. Bạn có thể lựa chọn các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga.

Xem thêm: Nguyên tắc vận động cho người tiểu đường để kiểm soát đường huyết tốt

Cân nhắc thời điểm tiêm insulin hoặc dùng thuốc

Xem xét thời điểm tiêm insulin hoặc uống thuốc cũng có thể giúp ích, bao gồm:

  • Dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường trước khi đi ngủ
  • Sử dụng insulin tác dụng kéo dài muộn hơn một chút trong ngày
  • Lập trình máy bơm insulin để cung cấp nhiều insulin hơn vào sáng sớm

Việc điều chỉnh insulin hoặc thuốc có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe. Ví dụ, sử dụng quá nhiều thuốc trước khi đi ngủ có thể khiến bạn bị hạ đường huyết vào ban đêm gây nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện.

Xem xét thời điểm tiêm insulin cũng có thể giúp ích
Xem xét thời điểm tiêm insulin cũng có thể giúp ích

Khi nào cần tìm đến bác sĩ?

Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận tại Hoa Kỳ khuyên người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu chỉ số đường huyết tăng cao nhiều hơn 3 lần trong 2 tuần.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn theo dõi đường huyết liên tục để đánh giá xem bạn có đang gặp phải hiện tượng bình minh, hiệu ứng Somogyi hay hiện tượng nào khác hay không.

Bác sĩ cũng có thể sẽ điều chỉnh hoặc thay đổi thuốc trị tiểu đường của bạn. Ví dụ, lập trình máy bơm insulin để cung cấp nhiều insulin hơn vào sáng sớm giúp chống lại hiện tượng bình minh. Bạn có thể cần thử các cách kết hợp khác nhau giữa điều chỉnh thuốc và thay đổi lối sống để giảm lượng đường trong máu vào buổi sáng.

Hiện tượng bình minh có thể xảy ra ở cả người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết dẫn đến tăng lượng đường trong máu bắt đầu vào sáng sớm. Nhiều người gặp hiện tượng bình minh sẽ không có bất kỳ triệu chứng thể chất nào. Tuy nhiên lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các biến chứng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị cho phù hợp. Sự kết hợp giữa điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát hiện tượng bình minh.

Tài liệu tham khảo:

MedicalNewsToday: How to manage the dawn phenomenon

Healhline: What the Dawn Phenomenon Means for People with Diabetes

Contact Me on Zalo
Call Now Button