Việc sử dụng insulin đòi hỏi bạn phải có nắm vững kiến thức để sử dụng insulin một cách đúng đắn.
Tóm tắt nội dung
Kiến thức cần trang bị trước khi dùng insulin cho người đái tháo đường
Trong việc quản lý đái tháo đường, việc sử dụng insulin đóng vai trò quan trọng đối với những người kiểm soát đường huyết không hiệu quả bằng phương pháp khác. Tuy nhiên, việc sử dụng insulin đòi hỏi bạn phải có nắm vững kiến thức để sử dụng insulin một cách đúng đắn. Dưới đây là một số kiến thức cần trang bị trước khi sử dụng insulin dành cho người đái tháo đường.
Insulin có những dạng nào?
Insulin có nhiều loại khác nhau, được phân biệt dựa trên tốc độ bắt đầu và thời gian tác dụng của chúng. Dưới đây là một số dạng insulin phổ biến:
- Insulin nhanh (rapid-acting insulin): Bắt đầu tác dụng trong vài phút sau khi tiêm và chỉ có tác dụng kéo dài trong vài giờ.
- Insulin tiêu chuẩn (short-acting insulin): Bắt đầu tác dụng sau khoảng 30 đến 60 phút sau khi tiêm và kéo dài từ 3 đến 6 giờ.
- Insulin trung bình (intermediate-acting insulin): Bắt đầu tác dụng sau khoảng 3 đến 4 giờ sau khi tiêm và kéo dài từ 12 đến 18 giờ.
- Insulin kéo dài (long-acting insulin): Cần khoảng 6 đến 10 tiếng để đạt nồng độ tối đa trong máu và tác dụng có thể kéo dài cả ngày.
Insulin có những dạng nào?
Việc lựa chọn loại insulin nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia y tế.
Dùng insulin sử dụng bằng những đường nào?
Theo các chuyên gia sức khỏe, insulin thường được sử dụng thông qua đường tiêm và đường hít.
Đường tiêm
Tiêm insulin là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Insulin được tiêm trực tiếp vào lớp mỡ dưới da bằng cách sử dụng kim tiêm, bút tiêm hoặc bơm tiêm. Các vị trí phổ biến để tiêm insulin bao gồm bụng (cách rốn tối thiểu 5cm), đùi, mông và cánh tay.
Đường hít
Một số loại insulin cũng có sẵn dưới dạng hít (aerosol) để hít vào phổi thay vì tiêm. Phương pháp này thường được sử dụng cho những người không thể tiêm insulin bằng kim, tuy nhiên, nó không phổ biến như đường tiêm.
Dù insulin được sử dụng qua con đường nào thì việc tuân thủ chính xác các hướng dẫn của bác sĩ điều trị là rất quan trọng để đảm bảo việc sử dụng insulin an toàn và hiệu quả.
Cách tính liều tiêm insulin
Liều tiêm insulin bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe hiện tại, mức độ hoạt động, mức độ đái tháo đường, cũng như nhu cầu insulin của cơ thể. Dưới đây là một số yếu tố người đái tháo đường cần lưu ý khi tính toán liều tiêm insulin:
- Dựa vào khuyến nghị của bác sĩ: Dựa vào mức độ đái tháo đường, cân nặng, mức độ hoạt động của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể về liều lượng insulin cần tiêm.
Liều tiêm insulin nên dựa vào khuyến nghị của bác sĩ điều trị
Tham khảo thêm: Những thông tin cần biết về bệnh đái tháo đường
- Theo dõi đường huyết: Để xác định liều insulin, người đái tháo đường cần theo dõi đường huyết trước và sau khi ăn, đồng thời điều chỉnh liều insulin dựa trên các kết quả này. Quy trình này được gọi là “điều chỉnh insulin dựa trên đường huyết”, đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của đường huyết và sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
- Tính toán theo tỷ lệ carbohydrate: Mỗi đơn vị insulin có thể được dùng để xử lý một lượng nhất định thức ăn có chứa carbohydrate. Do đó, người đái tháo đường nắm được lượng carbohydrate trong từng bữa ăn để tính toán liều tiêm insulin chính xác.
Việc tiêm insulin bao nhiều cần theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Người đái tháo đường tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng tiêm insulin để tránh nguy cơ bị hạ đường máu.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Tiêm insulin vào thời điểm nào?
Thời điểm tiêm insulin có thể thay đổi tùy thuộc vào loại insulin bạn đang sử dụng và mục tiêu điều trị cụ thể của bạn. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm tiêm insulin bao gồm: Dạng insulin bệnh nhân sử dụng, Số lượng và thành phần thực phẩm bệnh nhân tiêu thụ, Tần suất vận động của người bệnh, Các bệnh lý đang mắc phải và Công cụ tiêm insulin.
Thời điểm tiêm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại insulin đang sử dụng
Dưới đây là một số hướng dẫn chung về thời điểm tiêm insulin:
- Trước bữa ăn: Các loại insulin nhanh hoặc tiêu chuẩn thường được tiêm khoảng 30 phút trước khi ăn. Điều này giúp insulin bắt đầu hoạt động khi glucose từ thức ăn bắt đầu nhập vào cơ thể, giúp kiểm soát đường huyết sau khi ăn.
- Sau bữa ăn: Một số loại insulin nhanh hoặc tiêu chuẩn cũng có thể được sử dụng sau bữa ăn để giúp kiểm soát đường huyết sau khi ăn.
- Cố định thời gian: Insulin kéo dài thường được tiêm vào cùng một thời điểm mỗi ngày để duy trì một mức độ insulin ổn định trong cơ thể.
- Trước khi đi ngủ: Đối với một số người, việc tiêm insulin trước khi đi ngủ có thể giúp kiểm soát đường huyết qua đêm.
Ngoài ra, việc chọn thời điểm tiêm insulin còn được bác sĩ chỉ định ở một số bệnh nhân. Do đó, người đái tháo đường cần tuân thủ chính xác chỉ dẫn của chuyên gia y tế để kiểm soát đường huyết hiệu quả, và tránh những sự cố không mong muốn.
Cách tiêm insulin
Việc tiêm insulin đòi hỏi sự chính xác và an toàn để đảm bảo hiệu quả và vùng da tiêm không bị nhiễm khuẩn. Dưới đây là các bước cơ bản để tiêm insulin:
- Chuẩn bị: Đầu tiên, hãy rửa tay kỹ trước khi bắt đầu. Tiếp theo, chuẩn bị insulin và các vật dụng tiêm cần thiết, bao gồm ống tiêm, kim tiêm, bông gòn và rượu cồn để làm sạch vùng da.
- Chọn vị trí tiêm: Chọn vị trí tiêm, thường là bụng, đùi hoặc cánh tay. Đồng thời đảm bảo vùng da ở vị trí tiêm khô ráo.
- Làm sạch da: Sử dụng một miếng bông gòn thấm rượu cồn để lau sạch vùng da sẽ tiêm insulin.
- Chuẩn bị ống tiêm: Nếu sử dụng insulin bắc thang (vials) thì hãy xoay nhẹ ống để khuấy đều insulin trước khi tiêm. Nếu sử dụng ống tiêm pre-filled, không cần khuấy trước khi sử dụng.
- Chuẩn bị kim tiêm: Gắn kim tiêm vào ống tiêm. Kim tiêm là mới và đã được khử khuẩn.
- Tiêm insulin: Dùng đầu ngón tay để bắt cặp da, sau đó đặt kim tiêm ở góc 90 độ hoặc 45 độ đối với da tùy thuộc vào loại insulin đang sử dụng. Nhấn nút tiêm để tiêm insulin vào da.
Việc tiêm insulin đòi hỏi sự chính xác và an toàn
- Rút kim và vệ sinh: Khi đã tiêm xong, rút kim tiêm ra một cách nhẹ nhàng và vệ sinh vùng da bằng bông gòn sạch thấm rượu cồn nếu cần thiết.
- Loại bỏ vật dụng tiêm: Loại bỏ kim tiêm đã được sử dụng vào thùng chứa vật dụng y tế cũng như ống tiêm nếu đã hết insulin.
Tiêm insulin có hại không?
Tiêm insulin là phương pháp quan trọng để kiểm soát đường huyết đối với những người đái tháo đường. Khi được sử dụng đúng cách và dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, việc tiêm insulin thường là an toàn và không gây hại. Tuy nhiên, khi tiêm insulin, người đái tháo đường cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nguy cơ tiêm sai: Nếu tiêm không đúng cách thì có thể gây ra các vấn đề như đau, sưng, hoặc kích ứng da tại vị trí tiêm.
- Nguy cơ đường huyết thấp: Nếu liều lượng insulin quá cao hoặc bệnh nhân ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết sau khi tiêm insulin, có thể gây ra tình trạng mức đường huyết xuống dưới mức bình thường. Lúc này người đái tháo đường có thể gặp các triệu chứng như run rẩy, mệt mỏi, hoa mắt, thâm chí là mất ý thức.
- Nguy cơ đường huyết cao: Nếu không sử dụng đủ insulin hoặc không tuân thủ chính xác kế hoạch điều trị thì bệnh nhân có thể mắc tình trạng mức đường huyết tăng cao. Và gây ra các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng.
Theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023, can thiệp lối sống được ưu tiên hàng đầu, phác đồ điều trị insulin được áp dụng khi can thiệp bằng thay đổi lối sống không kiểm soát được nồng độ đường trong máu.
Thay đổi lối sống bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động. Tăng cường vận động giúp cải thiện chỉ số đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ tiến triển các biến chứng tim mạch, khi kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường hiệu quả giảm HbA1c.
Để thay đổi lối sống hiệu quả, bạn có thể tham khảo chương trình Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DiaB. Đến với chương trình, bệnh nhân đái tháo đường sẽ được:
- Hướng dẫn chi tiết cách kiểm soát đường huyết ổn định khoa học, hiệu quả dựa trên thể trạng bệnh của mỗi người.
- Hướng dẫn ứng phó và cách xử lý với các biến chứng do tiểu đường.
- Tư vấn các giải pháp giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng tiến triển.
- Hướng dẫn chế độ và thói quen ăn uống, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đáp ứng theo thói quen, sở thích mà không cần đến việc kiêng khem quá mức.
Tham khảo chi tiết chương trình TẠI ĐÂY.
Việc sử dụng insulin đòi hỏi một người tiểu đường cần có một sự hiểu biết nhất định về dạng insulin và cách tiêm an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc sử dụng insulin, người đái tháo đường cần hỏi ngay bác sĩ điều trị hoặc chuyên viên y tế để kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường của mình.
Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/diabetes/about/4-ways-to-take-insulin.html
https://www.cdc.gov/injection-safety/hcp/infection-control/index.html