Cùng DiaB khám phá những lợi ích của việc tập thể dục đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong bài viết sau nhé!
Tóm tắt nội dung
Lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên đối với người tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là một tình trạng mãn tính ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi sự kháng insulin, khiến cơ thể không thể sử dụng glucose trong máu một cách hiệu quả. Đường huyết tăng cao có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tổn thương thận và mất thị lực.
Theo các chuyên gia, ngoài việc thay đổi lối sống và thực hiện chế độ ăn lành mạnh thì tập thể dục là một giải pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 và cải thiện sức khỏe tổng thể. Cùng DiaB khám phá những lợi ích đáng kinh ngạc của việc tập luyện đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong bài viết sau nhé!
Lợi ích của việc tập thể dục đối với người tiểu đường tuýp 2
Việc tập thể dục thường xuyên mang đến nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của người tiểu đường tuýp 2. Các động tác thể dục có thể giúp đốt cháy lượng glucose dư thừa có trong cơ thể và làm giảm khả năng kháng insulin. Chính điều này đã giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh lý ở người tiểu đường.
Lợi ích của việc tập thể dục là gì?
Lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên và đúng cường độ đối với người tiểu đường tuýp 2 như sau:
Làm giảm đường huyết
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập luyện thường xuyên có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, đặc biệt là ở người tiểu đường tuýp 2. Ngoài việc làm giảm đường huyết ngay sau khi tập luyện, việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin và do đó làm giảm đường huyết theo thời gian, giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh và giảm nguy cơ mắc các biến chứng.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Người tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim, đau thắt ngực và đột quỵ nếu không giữ được sự ổn định đường huyết. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc các biến chứng này một cách đáng kể.
Lợi ích của việc tập thể dục trong việc giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bao gồm:
- Giảm huyết áp: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp hạ huyết áp, một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh tim mạch. Khi tập luyện, tim sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn, giúp tăng cường khả năng bơm máu và cải thiện lưu thông máu.
- Giảm cholesterol: Việc tập luyện thường xuyên cũng có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Điều này giúp bảo vệ tim mạch khỏi bị tắc nghẽn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Cải thiện lưu thông máu: Khi tập luyện, tim sẽ đập nhanh hơn và cơ bắp sẽ co bóp mạnh hơn, giúp tăng cường lưu thông máu, đảm bảo oxy và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tim và các cơ quan khác trong cơ thể một cách hiệu quả hơn.
Do đó, có thể khẳng định rằng, việc tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng tiểu đường tuýp 2, mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.
Giảm cân
Thừa cân hoặc béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây ra tiểu đường tuýp 2. Khi bị béo phì, cơ thể sẽ trở nên kháng insulin, khiến việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên khó khăn hơn. Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc giảm cân và duy trì thể trạng khỏe mạnh.
Giảm cân là một trong những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày
Lợi ích của việc tập thể dục thể thao là tiêu hao lượng calo lớn, kết hợp với việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả. Việc giảm cân có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin, làm giảm đường huyết và cải thiện sức khỏe tổng thể ở người đái tháo đường tuýp 2.
Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.
Hạn chế tình trạng kháng insulin
Kháng insulin là một vấn đề chính trong bệnh lý tiểu đường tuýp 2. Khi kháng insulin cơ thể không thể sử dụng glucose máu một cách hiệu quả, dẫn đến tăng đường huyết. Tập thể dục giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin, giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn và giảm tình trạng kháng insulin. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà còn giúp kiểm soát tốt hơn bệnh lý nếu bạn đã được chấn đoán mắc phải.
Ngoài ra, lợi ích của việc tập thể dục còn là giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách giảm các triệu chứng kháng insulin như mệt mỏi, buồn ngủ và tăng cân. Vì vậy, việc duy trì một lịch trình tập luyện đều đặn với cuongwf độ phù hợp với sức khỏe tổng thể là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Những lưu ý khi tập luyện ở người tiểu đường tuýp 2
Để những lợi ích của việc tập thể dục phát huy hết công dụng, đảm bảo an toàn và hiệu quả, người tiểu đường tuýp 2 cần lưu ý một số điều sau đây khi luyện tập:
Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện mới nào, người tiểu đường tuýp 2 nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định mức độ hoạt động thích hợp, và lên kế hoạch tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Bạn có thể chủ động liên hệ đến các chuyên gia DiaB để được tư vấn chi tiết nhất, hoặc tham khảo bài tập và cường độ luyện tập phù hợp với mình từ các huấn luyện viên sức khỏe ngay trên app DiaB thông qua mục hỏi đáp.
Thiền định là bài thể dục phù hợp với người tiểu đường tuýp 2
Theo dõi đường huyết
Trước, trong và sau khi tập luyện, bạn hãy theo dõi đường huyết của mình. Nếu đường huyết quá cao hoặc quá thấp sau khi tập luyện, bạn hãy điều chỉnh chế độ tập luyện và chế độ ăn uống của mình cho phù hợp.
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Tham khảo các dòng máy đo đường huyết TẠI ĐÂY.
Chọn loại hình tập luyện phù hợp
Người tiểu đường tuýp 2 có thể chọn một số loại hình tập luyện như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, thiền định hoặc yoga mà không gây áp lực quá lớn cho cơ thể. Đồng thời tránh những hoạt động quá căng thẳng hoặc có nguy cơ gây chấn thương.
Uống đủ nước
Bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi tập luyện để tránh mất nước và phát huy hết lợi ích của việc tập thể dục.
Ngoài ra, người tiểu đường tuýp 2 cũng cần chú ý đến bàn chân trong khi luyện tập. Bởi biến chứng thần kinh do tiểu đường có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết các vết thương ở bàn chân, vết thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, và thậm chí là hoại tử nếu nặng. Do đó, người tiểu đường tuýp 2 nên chọn giàu đế bằng, tất thấm hút mồ hôi để ngăn ngừa phồng rộp và giữ cho bàn chân khô ráo.
Thời gian tập thể dục
Đối với người tiểu đường tuýp 2, việc tập luyện thường xuyên và đều đặn là rất quan trọng. Theo các chuyên gia sức khỏe, thời gian tập luyện mang đến lợi ích của việc tập thể dục cho người tiểu đường tuýp 2 là ít nhất 150 phút mỗi tuần,nên chia thành các buổi tập ngắn khoảng 30 phút vào ít nhất 5 ngày trong tuần.
Thời gian tập thể dục trong bao lâu?
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên kết hợp giữa tập luyện cardio và tập luyện sức mạnh để đạt hiệu quả tốt nhất. Việc tập luyện cardio giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và đốt cháy calo, còn tập luyện sức mạnh giúp tăng cường cơ bắp và trao đổi chất.
Giải pháp duy trì động lực tập luyện mỗi ngày
Để tận dụng tốt lợi ích của việc tập thể dục hàng ngày và duy trì động lực tập luyện mỗi ngày, người tiểu đường tuýp 2 có thể cân nhắc đến các giải pháp sau:
- Lập kế hoạch: Lên lịch trình tập luyện cụ thể và tuân thủ theo lịch trình đã lên sẵn.
- Thực hiện cùng người khác: Tìm một người hoặc một nhóm để tạo động lực cùng nhau tập luyện.
- Đặt mục tiêu cụ thể: Đặt mục tiêu rõ ràng, phù hợp với thể trạng và theo dõi tiến triển của mình.
- Thưởng cho bản thân: Hãy tự thưởng cho bản thân sau mỗi mục tiêu hoàn thành, đó có thể là một quyển sách hoặc một món ngon yêu thích với lượng đường phù hợp.
- Thay đổi hoạt động: Để tránh sự nhàm chán, hãy thay đổi loại hình tập luyện đều đặn. Tuy nhiên, nếu bắt đầu những bài tập mới, người tiểu đường tuýp 2 cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết được sự phù hợp với thể trạng.
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 và cải thiện sức khỏe tổng thể. Lợi ích của việc tập thể dục đều đặn không chỉ giúp làm giảm đường huyết, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cân mà còn hạn chế tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, việc tập luyện cần được thực hiện đúng cách và cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Người tiểu đường tuýp 2 hãy bắt đầu kế hoạch tập luyện của mình ngay hôm nay và hưởng lợi từ những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe của mình nhé!
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Nguồn tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/type-2-diabetes-physical-exercise#:~:text=Exercise%20helps%20counter%20the%20effects,even%20when%20insulin%20is%20unavailable.
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5846677/
- https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/the-importance-of-exercise-when-you-have-diabetes