Người tiểu đường nên ăn gì và một số lưu ý bạn cần biết

Người tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn riêng biệt để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Vậy người tiểu đường nên ăn gì và ăn ra sao?

Người tiểu đường nên ăn gì là một vấn đề nan trở của người bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Đái tháo đường là nhóm bệnh lý chuyển hóa gây ra bởi bất thường chuyển hóa đường. Lúc này, lượng đường trong máu tăng cao nhưng cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Hiện nay, đái tháo đường có 2 thể thường gặp: đái tháo đường type 1 và đái tháo đường loại 2.

Đái tháo đường type 1 xuất hiện do bất thường tự miễn dẫn đến sự phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy có vai trò sản xuất insulin. Hậu quả là thiếu hụt insulin tự nhiên trong cơ thể, làm đứt đoạn quá trình chuyển hóa đường dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Đái tháo đường type 2 được định nghĩa bởi tình trạng kháng insulin và thiếu hụt insulin. Yếu tố gây ra sự đề kháng insulin thường gặp là béo phì, tiểu đường thai kỳ, …. Bệnh gặp chủ yếu ở người lớn tuổi, tuy nhiên độ tuổi mắc đái tháo đường type 2 ngày càng trẻ hóa, chủ yếu do lối sống không lành mạnh.

Chế độ ăn phù hợp giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Để chẩn đoán đái tháo đường cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng và bất thường dựa trên các chỉ số đường huyết quy định trong Hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA 2024). Khi người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ đái tháo đường kèm bất thường một trong số các chỉ số sau thì được chẩn đoán đái tháo đường:

  • Đường huyết đói >126 mg/dL (7,0 mmol/L)
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn >200 mg/dL (11,1 mmol/L)
  • Chỉ số HbA1c > 6,5%
  • Đường huyết ngẫu nhiên >200 mg/dL (11,1 mmol/L)

Quản lý và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường bao gồm điều chỉnh lối sống, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Biện pháp kể trên gọi là điều trị tiết chế. Trong trường hợp người bệnh có chỉ định điều trị dùng thuốc hoặc không đáp ứng điều trị tiết chế thì bác sĩ nội tiết sẽ lên kế hoạch sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng có vai trò chính yếu trong quản lý, chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn theo hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ nội tiết, dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp giảm các chỉ số đường huyết. Chế độ ăn hợp lý cần có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, trong đó hạn chế các thực phẩm giàu đường bột, hạn chế ăn ngọt và hạn chế ăn các chất béo.

Lựa chọn nguồn carbohydrate rất quan trọng, ưu tiên các sản phẩm có chỉ số đường bột thấp (chỉ số GI), ví dụ như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, bổ sung dinh dưỡng. Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả. Một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là điều cần thiết để điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe tổng thể.

Bị tiểu đường nên ăn gì là vấn đề cần được bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Nên lựa chọn carbohydrate một cách cẩn trọng, nên tập trung vào các loại ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung thêm chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây và các loại đậu. Áp dụng chế độ dinh dưỡng này giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần bổ sung protein có trong thịt nạc, thịt gà, cá, trứng,..

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu cũng cần có các chất béo tốt, được tìm thấy trong bơ, các loại hạt, các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu cá,…

Yếu tố then chốt để biết người tiểu đường nên ăn gì đó là cân đối lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày, duy trì bữa ăn đúng giờ, đúng cử, uống đủ nước mỗi ngày. Người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ tư vấn, không nên tự ý sử dụng các thực phẩm không rõ lợi ích mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm đường huyết tăng khó kiểm soát.

Người tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp người bệnh kiểm soát cân

Xem thêm: 5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

Người tiểu đường nên ăn gì trong các bữa ăn đã được nhiều hiệp hội y khoa và trung tâm sức khỏe khuyến cáo, nhìn chung, người bệnh nên tuân theo một số nguyên tắc sau:

  • Bổ sung chất xơ, khoáng chất, vitamin từ rau củ, nên lựa chọn các loại rau xanh, các loại rau củ không chứa hoặc chứa ít tinh bột như bông cải xanh, rau chân vịt, các loại hạt, đậu,…
  • Không nên tẩm ướt, sử dụng nhiều gia vị trong bữa ăn, nên lựa chọn các thực phẩm tươi, xanh, chế biến ở dạng hấp hoặc soup để hạn chế gia vị
  • Không nên sử dụng các sản phẩm được đóng hộp, ngâm đường, chế biến sẵn,…

Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Các loại rau củ quả phù hợp cho người bệnh tiểu đường

  • Kiwi
  • Việt quất
  • Cherry
  • Dâu
  • Nho xanh
  • Cam tươi
  • Táo
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Yến mạch
  • Đậu đen
Người tiểu đường nên các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp

Xem thêm: Nguy cơ hạ đường huyết ở người đái tháo đường

Các loại rau củ, trái cây tươi hầu hết đều có chỉ số đường huyết thấp. Người bệnh tiểu đường nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào trong bữa ăn hàng ngày, hạn chế các loại tinh bột có chỉ số đường huyết cao để tránh nguy cơ làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, có một số loại trái cây có chỉ số đường huyết cao như xoài chín, chuối chín, dưa hấu,… bạn không nên sử dụng nhiều nhóm thực phẩm này. Người bệnh cần được tư vấn dinh dưỡng bởi bác sĩ trước khi xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cho riêng mình.

Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.

Để có thể nhận được những tư vấn cụ thể hơn, DiaB xin mời bạn đăng ký tham gia Chương trình “Sống khỏe cùng đái tháo đường. Chương trình sẽ giúp người bệnh đạt được những mục tiêu sau:

  • Giảm HbA1c, ổn định đường huyết
  • Phòng ngừa biến chứng
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống

6 lợi ích khi tham gia chương trình:

  • Giảm 1,2% HbA1c, giảm biến chứng
  • Giảm 3-5% cân nặng
  • Giảm 50% chi phí điều trị
  • 100% online
  • Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia sát cánh
  • HLV sức khỏe – Cá nhân đồng

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Nguồn tham khảo:

  1. https://glycemic-index.net/glycemic-index-of-fruits/
Contact Me on Zalo