Nguy cơ hạ đường huyết ở người đái tháo đường

Tìm hiểu về hạ đường huyết, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, cách xử lý và phòng ngừa ở người đái tháo đường. Bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm từ hạ đường huyết.

Hạ đường huyết – nguy hiểm tiềm tàng ở người đái tháo đường

Hạ đường huyết là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà người đái tháo đường thường gặp phải. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hạ đường huyết, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, cách xử lý và phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

1. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là một hiện tượng sinh hóa xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa lượng glucose hấp thụ vào máu và lượng glucose tiêu thụ bởi tế bào, khiến lượng glucose tiêu thụ lớn hơn lượng glucose vào máu. Theo định nghĩa, hạ đường huyết xảy ra khi mức glucose trong máu giảm xuống ≤ 70 mg/dl hoặc ≤ 3.9 mmol/l. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là những người mắc đái tháo đường nặng nhưng không kiểm soát tốt đường huyết.

Hạ đường huyết

Đường huyết thấp

Tham khảo thêm: Hạ đường huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi đường huyết giảm quá thấp, cơ thể không đủ năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi, nhức đầu, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

2. Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người đái tháo đường

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp làm người bệnh rối loạn chỉ số glucose máu dẫn đến hạ đường huyết:

Do thuốc điều trị:

  • Thuốc uống như Metformin, Gliclazide, Glimepiride,… có tác dụng kích thích sản xuất insulin nội sinh, giúp hạ đường. Tuy nhiên, sử dụng quá liều hoặc tăng liều đột ngột có thể dẫn đến hạ đường đột ngột.
  • Thuốc tiêm Insulin có hiệu quả cao trong điều trị tiểu đường nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ hạ đường huyết nếu tiêm quá liều hoặc không điều chỉnh liều lượng phù hợp với mức đường huyết.

Do chế độ ăn uống:

  • Chế độ ăn kiêng quá mức, thiếu hụt lượng đường và tinh bột cần thiết có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống nhanh chóng, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết, làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Hoạt động thể lực quá mức: Tập luyện thể dục thể thao là hoạt động tốt cho sức khỏe, nhưng nếu người bệnh tiểu đường hoạt động quá sức mà không cung cấp đủ năng lượng, lượng đường trong máu sẽ bị tiêu thụ quá mức, dẫn đến hạ đường huyết.

Uống rượu bia: Rượu bia có thể làm tăng đường huyết trong giai đoạn đầu sau khi uống. Tuy nhiên, sau 10-12 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm mạnh, gây hạ đường huyết. Uống rượu bia quá mức, đặc biệt khi kết hợp với chế độ ăn uống không đảm bảo, càng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết đột ngột và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nguy cơ hạ đường huyết ở người đái tháo đường

Rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây hạ đường huyết

Nguy cơ hạ đường huyết ở người đái tháo đườngHạ đường có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết là tình trạng rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Các triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, run rẩy có thể nhanh chóng chuyển sang các triệu chứng nghiêm trọng như mất ý thức, co giật hoặc hôn mê, thậm chí tử vong ngay lập tức. Dưới đây là một số tổn thương về sức khoẻ khi bị hạ đường ở người tiểu đường:

Tổn thương não: Khi lượng đường trong máu giảm mạnh, não bộ sẽ thiếu hụt nguồn năng lượng quan trọng để hoạt động. Điều này có thể dẫn đến tổn thương não không phục hồi, ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và chức năng nhận thức.

Rối loạn tim mạch: Hạ đường huyết có thể gây ra các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến ngừng tim. Hạ đường huyết nhiều lần có thể gây tổn thương thành mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

Hoảng sợ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Hạ đường huyết thường xuyên có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, hoảng sợ, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Do lo sợ bị hạ đường huyết, nhiều người bệnh tiểu đường có thể hạn chế tham gia các hoạt động xã hội, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ.

Tai nạn và chấn thương: Hạ đường huyết có thể gây ra tình trạng chóng mặt, mất tập trung, khiến người bệnh dễ bị vấp ngã, dẫn đến các tai nạn và chấn thương nguy hiểm như: liệt, chấn thương đầu, chấn thương mô mềm, chấn thương cột sống, gãy xương, trật khớp,…

4. Làm gì khi bị hạ đường huyết?

Hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ của hạ đường huyết sẽ quyết định cách thức xử trí phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tự tin ứng phó trong từng trường hợp:

Hạ đường huyết nhẹ:

Biểu hiện: Đói cồn cào, run chân tay, mồ hôi vã nhiều, hoa mắt, chóng mặt

Cách xử trí:

  • Đo đường huyết mao mạch ngay lập tức. Nếu kết quả dưới 4.0 mmol/L, bạn đã bị hạ đường huyết.
  • Bổ sung ngay: Nước đường, sữa có đường, nước ngọt hoặc đồ có tinh bột.
  • Theo dõi tình trạng: Các biểu hiện sẽ dần biến mất. Sau đó, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc sắp xếp tái khám sớm.

Hạ đường huyết nặng:

Biểu hiện: Rối loạn ý thức, lơ mơ, mất ý thức (hôn mê)

Lưu ý:

  • KHÔNG cho người bệnh uống nước có đường vì có thể gây sặc.
  • PHẢI RẤT NHANH đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất (bệnh viện huyện hoặc trạm y tế).
  • Thông báo cho nhân viên y tế: Bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường và có thể đang hôn mê do hạ đường huyết nặng.
  • Sau khi được cấp cứu: Bệnh nhân sẽ tỉnh lại sớm.

Khi đến cấp cứu, hãy mang theo thuốc hoặc đơn thuốc đang sử dụng để bác sĩ, nhân viên y tế nắm được nguyên nhân gây hạ đường huyết và có phương hướng điều trị phù hợp, phòng tránh tái phát.

Làm gì khi bị hạ đường huyết?

Tham khảo thêm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất?

5. Phòng ngừa hạ đường huyết ở người đái tháo đường

Để phòng ngừa hạ đường trong máu khi điều trị đái tháo đường, cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ. Điều này bao gồm việc tiêm insulin, uống thuốc hạ đường huyết đúng liều lượng, chế độ ăn uống, sinh hoạt và hoạt động thể chất hàng ngày. Cụ thể:

  • Bữa ăn: Không nên bỏ bữa ăn, thời điểm tiêm insulin phải phù hợp với bữa ăn.

Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.

Ăn uống lành mạnh để hạn chế tình trạng hạ đường huyết

Ăn uống lành mạnh để hạn chế tình trạng hạ đường huyết

  • Hoạt động hàng ngày: Nếu hoạt động nhiều hơn thường ngày hoặc tập thể dục nhiều hơn, bệnh nhân nên ăn nhẹ trước khi bắt đầu.
  • Điều trị đái tháo đường: Cần điều trị đái tháo đường một cách tích cực. Giữ mức đường huyết gần mức bình thường để tránh các biến chứng lâu dài, đồng thời làm giảm nguy cơ hạ đường huyết.
  • Nhận biết dấu hiệu: Bệnh nhân cần chú ý nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết để xử lý kịp thời.
  • Khám định kỳ: Nên khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị các bệnh lý gây hạ đường huyết.
  • Thay đổi lối sống: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Ưu tiên thực phẩm ít muối, natri. Bổ sung kali từ chuối, khoai lang, rau bina,… Hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

Hạ đường huyết là nguy cơ tiềm ẩn và nguy hiểm đối với người đái tháo đường. Việc hiểu rõ về hạ đường huyết, nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Hãy luôn theo dõi và quản lý đường huyết cẩn thận, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

 

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

 

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/diabetes/about/low-blood-sugar-hypoglycemia.html

https://www.cdc.gov/diabetes/treatment/treatment-low-blood-sugar-hypoglycemia.html

Contact Me on Zalo