Các nguy cơ hạ đường huyết trong giai đoạn mang thai mà mẹ bầu cần biết

Mặc dù tăng đường huyết là tình trạng phổ biến hơn trong thai kỳ, tuy nhiên, những thay đổi trong cơ thể khi mang thai cũng có thể khiến bạn bị hạ đường huyết xuống mức nguy hiểm. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tổng quan về đường huyết ở phụ nữ mang thai

Insulin là một loại hormone vận chuyển đường trong máu vào tế bào của cơ thể để lưu trữ hoặc sử dụng làm năng lượng. Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn giúp em bé phát triển. Đồng thời, việc mang thai cũng có thể khiến bạn kháng insulin nhiều hơn. Đây là lý do tại sao nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tăng đường huyết thường được biết đến phổ biến hơn trong thai kỳ. Tuy nhiên, những thay đổi trong cơ thể khi mang thai và cách cơ thể phản ứng với insulin cũng có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống đến mức nguy hiểm. Điều đó gây ra một tình trạng gọi là hạ đường huyết. Chỉ số lượng đường trong máu dưới 60 mg/dL được coi là hạ đường huyết. Hạ đường huyết khi mang thai xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.

Hạ đường huyết khi mang thai xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường
Hạ đường huyết khi mang thai xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường

Nguyên nhân nào gây hạ đường huyết ở phụ nữ mang thai?

Tình trạng hạ đường huyết dai dẳng ở phụ nữ mang thai không mắc bệnh tiểu đường là rất hiếm. Tuy nhiên, đường huyết có thể giảm xuống rất thấp trong thai kỳ do một trong các nguyên nhân sau:

  • Bạn thường xuyên ăn không đủ hoặc không đúng loại thực phẩm để ổn định đường huyết. Bất kể bạn ăn bao nhiêu hay thường xuyên như thế nào thì em bé vẫn tiếp tục hấp thu glucose từ cơ thể bạn. Thông thường, cơ thể bạn có khả năng bù đắp tốt cho việc này.
  • Khi bạn tập thể dục quá mức sẽ sử dụng hết glucose trong cơ thể. Nếu cơ thể không có đủ glucose hoặc không được bổ sung thêm carbohydrate, bạn có thể bị hạ đường huyết.
  • Thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm quá mức lượng đường trong máu. Đây là lý do phổ biến nhất gây hạ đường huyết khi mang thai.
Tập thể dục quá mức mà không được bổ sung thêm glucose thì bạn có thể bị hạ đường huyết
Tập thể dục quá mức mà không được bổ sung thêm glucose thì bạn có thể bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết và mối liên hệ với bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai không mắc bệnh tiểu đường, nhưng nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người dùng insulin. Mỗi loại bệnh tiểu đường sau đây đều khiến bạn có nguy cơ cao bị hạ đường huyết:

  • Bệnh tiểu đường loại 1
  • Bệnh tiểu đường loại 2
  • Tiểu đường thai kỳ

Xem thêm: Nguy cơ hạ đường huyết ở người đái tháo đường

Triệu chứng hạ đường huyết mà mẹ bầu có thể gặp phải

Các triệu chứng hạ đường huyết nhìn chung giống nhau ở phụ nữ mang thai và ở những người không mang thai, bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Choáng váng
  • Cảm thấy rung chuyển
  • Tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Lo lắng
  • Ngứa ran quanh miệng
  • Da nhợt nhạt

Khi lượng đường trong máu tăng lên, những triệu chứng này sẽ biến mất.

Xem thêm: Hạ đường huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng hạ đường huyết nhìn chung bao gồm buồn nôn, choáng váng, đổ mồ hôi, tim đập nhanh,...
Các triệu chứng hạ đường huyết nhìn chung bao gồm buồn nôn, choáng váng, đổ mồ hôi, tim đập nhanh,...

Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết trong giai đoạn mang thai

Hạ đường huyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số yếu tố sẽ làm tăng rủi ro, bao gồm:

  • Bị bệnh tiểu đường: cả việc mang thai và bệnh tiểu đường đều khiến nồng độ insulin không ổn định. Để tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít đường, bạn sẽ phải được theo dõi cẩn thận và có thể cần điều chỉnh lại thuốc trị tiểu đường.
  • Đang trong ba tháng đầu của thai kỳ: hạ đường huyết thường xảy ra nhiều hơn trong ba tháng đầu, khi mà nhiều mẹ bầu có thể bị buồn nôn và nôn. Thời điểm dễ xảy ra cơn hạ đường huyết nghiêm trọng là từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Thời điểm ít có khả năng xảy ra nhất là trong ba tháng giữa thai kỳ.
  • Đã từng bị hạ đường huyết trước khi mang thai.
  • Bị ốm: có thể gây ra tình trạng chán ăn và nếu không ăn uống đầy đủ hoặc thường xuyên, bạn có thể bị hạ đường huyết.
  • Bị suy dinh dưỡng: điều quan trọng đối với mẹ bầu là phải nạp đủ lượng calo và thực phẩm dinh dưỡng khi mang thai.

Chẩn đoán hạ đường huyết

Bác sĩ sẽ chẩn đoán hạ đường huyết dựa trên các triệu chứng và chỉ số đường huyết. Bạn có thể được yêu cầu theo dõi nhiều lần trong ngày và ghi chú lại. Bác sĩ có thể kê cho bạn một bộ dụng cụ theo dõi đường huyết. Bạn có thể tham khảo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α – Docosan Cares.

Máy đo đường huyết Nipro Premier A đến từ thương hiệu Nipro – một thương hiệu hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị y tế từ Nhật Bản. Sản phẩm giúp hạn chế lấy máu, cho kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao, đã được chứng nhận và sử dụng rộng rãi tại các hệ thống bệnh viện uy tín.

Máy Đo Đường Huyết – Nipro Premier Α

Cách điều trị, phòng ngừa hạ đường huyết khi mang thai

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào của hạ đường huyết, cần ngay lập tức:

  • Tìm một nơi an toàn để ngồi hoặc nằm. Nếu bạn đang lái xe, hãy tấp vào lề.
  • Ăn hoặc uống khoảng 15 gram carbohydrate, loại có hàm lượng đường cao. Ví dụ như nửa lon nước ngọt, 4 viên đường hoặc một thìa đường/mật ong. Hãy luôn mang theo kẹo bên mình.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ đợt hạ đường huyết nào mà bạn gặp phải.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ phải điều chỉnh thuốc để ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, điều quan trọng là giảm nguy cơ hạ đường huyết ngay từ đầu:

  • Bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên và cân bằng để giữ lượng đường trong máu ổn định.
  • Để sẵn đồ ăn nhẹ cạnh giường để có thể ăn nếu thấy đói vào ban đêm, hoặc ngay sáng sớm.
  • Tập thể dục vừa sức, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên tập thể dục.
  • Ngoài ra, hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe tổng thể thông qua việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể mẹ phòng chống tốt oxy hóa bảo vệ sức khỏe bé.

Ngoài ra, mẹ bầu có đái tháo đường thai kỳ có thể tham khảo Chương trình ổn định đường huyết thai kỳ cùng DiaB. Khi tham gia chương trình, bạn sẽ được đồng hành cùng Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia trong 7 tuần để khai vấn và thực hành ổn định đường huyết trong thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn còn được trang bị thêm bộ thiết bị theo dõi đường huyết và kiến thức về dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Tham gia Chương trình ổn định đường huyết thai kỳ giúp đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé
Tham gia Chương trình ổn định đường huyết thai kỳ của Diab giúp đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé

Nếu không ngăn ngừa hạ đường huyết kịp thời sẽ gây ra những biến chứng gì?

Thỉnh thoảng có một đợt hạ đường huyết trong thời kỳ mang thai có thể sẽ không gây hại gì cho bạn và em bé. Nhưng nếu tình trạng xảy ra thường xuyên thì bạn cần chú ý. Trong trường hợp nghiêm trọng, hạ đường huyết ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể dẫn đến co giật, hôn mê và thậm chí tử vong. Em bé có thể gặp những biến chứng tương tự nếu chúng sinh ra bị hạ đường huyết, hoặc phát triển bệnh ngay sau khi sinh.

Hạ đường huyết thường không phổ biến khi mang thai nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường. Hạ đường huyết nhẹ hoặc không thường xuyên thường không gây hại đáng kể cho mẹ và con. Bạn có thể chủ động kiểm soát đường huyết bằng cách theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Ngoài ra, bạn cần nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết và thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải.

Tài liệu tham khảo:

MedicalNewsToday: What to know about hypoglycemia and pregnancy

Healthline: What’s the Connection Between Hypoglycemia and Pregnancy?

Contact Me on Zalo
Call Now Button