Nhiễm toan ceton là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu nó không được điều trị nhanh chóng vì vậy đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần chú ý. Chia sẻ thông tin này với bạn bè, người thân hoặc bất kỳ ai chăm sóc trẻ em, như giáo viên và người giữ trẻ. Điều này cũng là để giúp họ có thể phát hiện ra các triệu chứng của nhiễm toan ceton nếu mắc phải biến chứng của bệnh đái tháo đường này.
Tóm tắt nội dung
Nhiễm toan ceton là gì?
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, còn được gọi gọn hơn là nhiễm toan ceton, nhiễm toan hay DKA, xảy ra khi thiếu insulin trầm trọng trong cơ thể. Khi cơ thể không thể sử dụng được glucose làm năng lượng và bắt đầu sử dụng chất béo để thay thế, các chất chuyển hóa được gọi là ceton được giải phóng. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, ceton có thể tích tụ và làm cho máu trở nên có tính axit, do đó nó còn được gọi là nhiễm toan.
Đây là một tình trạng nghiêm trọng và thường gặp phải ở người bị đái tháo đường type 1 hơn là type 2. Ở những người mắc đái tháo đường type 2 họ thường gặp phải tình trạng tăng áp suất thẩm thấu (HHS) hơn.
Một số trẻ em và người lớn không nhận ra rằng họ mắc bệnh đái tháo đường type 1 chưa được chẩn đoán cho đến khi lâm vào tình trạng nhiễm toan ceton. Do đó, phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan ceton để có thể điều trị nhanh chóng là điều hết sức quan trọng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm những gì?
Các dấu hiệu của nhiễm toan ceton bao gồm:
· Mức đường huyết cao
· Khát nước nhiều
· Đi tiểu thường xuyên hơn
· Cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ
· Lẫn lộn
· Mờ mắt
· Đau bụng
· Buồn nôn hoặc nôn
· Hơi thở có mùi ngọt hoặc mùi trái cây (giống như dung dịch tẩy móng tay hoặc kẹo trái cây)
· Ngất xỉu
Mặc dù tình trạng nhiễm toan ceton hay gặp phải ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, một số bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng có thể lâm vào tình trạng này. Nếu bạn nhận thấy lượng đường trong máu cao và phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, điều rất quan trọng là phải yêu cầu được trợ giúp y tế khẩn cấp. Những triệu chứng của nhiễm toan ceton thường tiến triển trong 24 giờ nhưng chúng cũng có thể tiến triển nhanh hơn, đặc biệt là ở trẻ em.
Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm toan ceton, tình trạng này thường có thể được điều trị bằng insulin và điện giải bổ sung. Tuy nhiên nếu không được phát hiện, đây là một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng và phải nhập viện điều trị.
Đau bụng và buồn nôn – dấu hiệu của DKA.
Nguyên nhân gây ra nhiễm toan ceton?
Đối với một số bệnh nhân, việc đột ngột bị nhiễm toan ceton có thể giúp họ phát hiện ra mình mắc đái tháo đường type 1 từ trước. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm:
· Bị nhiễm trùng, nhiễm virus.
· Mức đường huyết cao do giai đoạn phát triển nhanh hoặc dậy thì
· Không tiêm đủ insulin hoặc bỏ liều
· Phẫu thuật hoặc chấn thương
· Mức đường huyết cao do đang trong kỳ kinh nguyệt.
Không phải lúc nào cũng có lý do rõ ràng gây ra nhiễm toan, điều này có thể khiến bạn lo lắng và bối rối. Nhưng nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc con mình mắc nhiễm toan ceton, hãy lập tức tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Biến chứng nguy hiểm của nhiễm toan ceton
Khi nào cần trợ giúp y tế với nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton là tình trạng nguy hiểm và cần phải được điều trị tại bệnh viện ngay lập tức. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề đe dọa đến tính mạng.
Điều trị nhiễm toan ceton bao gồm:
· Bơm insulin qua đường tĩnh mạch.
· Truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù nước cho cơ thể.
· Bổ sung chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để thay thế những chất đã mất.
· Bên cạnh đó, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng nào về não, thận hoặc phổi.
Bạn có thể xuất viện khi tình trạng sức khỏe đã đủ ổn định để ăn uống và các xét nghiệm cho thấy nồng độ ketone trong cơ thể đã ở mức an toàn.
Nhiễm toan ceton – một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
Sống khỏe cùng đái tháo đường
Để hỗ trợ người bệnh đái tháo đường và người chăm sóc, DIAB đã phát triển chương trình “Sống khỏe cùng đái tháo đường”. Chương trình cung cấp những kiến thức, chế độ dinh dưỡng, vận động cùng với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia luôn sẵn sàng giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường – Hướng dẫn thay đổi lối sống, ổn định đường huyết chỉ sau 12 TUẦN trên cơ sở 4 YẾU TỐ: Bệnh lý, Dinh dưỡng, Vận động, Tinh thần.
Đồng thời, bạn cũng có thể kết nối cộng đồng những người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường để chia sẻ kinh nghiệm. Từ đó, tạo sự đồng điệu và nâng cao tinh thần lạc quan, động lực chiến thắng bệnh tật.
Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Kết luận
Nhiễm toan ceton là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là type 1. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này là vô cùng quan trọng để có thể điều trị kịp thời và hiệu quả.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc con mình bị nhiễm toan, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Việc điều trị tình trạng này thường bao gồm sử dụng insulin, dịch truyền và các biện pháp hỗ trợ khác.
Hãy nhớ rằng, nhiễm toan ceton là tình trạng có thể phòng ngừa được. Bằng cách kiểm soát tốt lượng đường huyết, tuân thủ chế độ điều trị và lối sống lành mạnh, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc nhiễm toan ceton và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Tham khảo:
1. Diabetic ketoacidosis (DKA) | Ketosis symptoms and treatment | Diabetes UK