Lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các cơ quan và mô trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh về đường tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa liên quan đến bệnh tiểu đường mà bạn cần biết.
Tóm tắt nội dung
Tổng quan
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) làm tổn thương các cơ quan và mô trên khắp cơ thể do đường huyết tăng cao, bao gồm cả hệ tiêu hóa.
Có tới 75% người mắc bệnh tiểu đường gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến bao gồm:
- Ợ nóng
- Tiêu chảy
- Táo bón
Các vấn đề trên xảy ra do thần kinh bị tổn thương (bệnh lý thần kinh đái tháo đường). Khi dây thần kinh bị tổn thương, thực quản và dạ dày không thể co bóp tốt để đẩy thức ăn qua hệ tiêu hóa. Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
Bệnh về đường tiêu hóa có thể gặp ở người bệnh tiểu đường
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), ợ nóng
Khi ăn, thức ăn đi qua thực quản xuống dạ dày và được acid phân hủy tại dạ dày. Bó cơ ở đáy thực quản giúp giữ acid ở lại bên trong dạ dày. Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), các cơ này yếu đi khiến acid trào ngược lên thực quản gây ra cơn đau rát ở ngực và chứng ợ nóng. Một nguyên nhân khác là do bệnh tiểu đường gây tổn thương các dây thần kinh có tác dụng làm rỗng dạ dày.
Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị GERD và ợ nóng. Béo phì là một trong những nguyên nhân làm GERD phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bác sĩ có thể kiểm tra trào ngược bằng cách nội soi và kiểm tra độ pH để biết nồng độ acid. Kiểm soát lượng đường trong máu và dùng các loại thuốc như thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể giúp giảm các triệu chứng của GERD và ợ nóng.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày: Đừng vội chủ quan, dấu hiệu mà bạn nên biết
Chứng khó nuốt
Chứng khó nuốt khiến bạn có cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng và khó nuốt. Các triệu chứng khác như:
- Khàn tiếng
- Đau họng
- Đau ngực
Các phương pháp để phát hiện chứng khó nuốt là: nội soi, đo áp suất thực quản hoặc test nuốt barium. PPI và các loại thuốc khác điều trị GERD cũng có thể giúp giảm chứng khó nuốt. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì bữa lớn và chia thức ăn thành từng miếng nhỏ để dễ nuốt hơn.
Liệt dạ dày
Liệt dạ dày là tình trạng dạ dày đẩy thức ăn xuống ruột quá chậm. Việc làm rỗng dạ dày bị trì hoãn dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như:
- Cảm giác no nhanh sau khi ăn
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Chán ăn và sụt cân
Khoảng một phần ba số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mắc chứng liệt dạ dày. Hầu hết những người này đều mắc bệnh tiểu đường lâu năm và cũng có các biến chứng khác liên quan đến bệnh. Nguyên nhân là do tổn thương các dây thần kinh giúp dạ dày co bóp để đẩy thức ăn xuống ruột.
Để chẩn đoán bệnh liệt dạ dày, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi đường tiêu hóa trên cùng các xét nghiệm đường tiêu hóa trên hoặc xạ hình dạ dày.
Điều quan trọng là phải điều trị bệnh liệt dạ dày vì nó có thể khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ, ít chất béo trong ngày và uống thêm nước để giúp dạ dày dễ làm rỗng hơn. Tránh thực phẩm giàu chất béo và chất xơ do có thể trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày.
Một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh liệt dạ dày. Tuy nhiên, thuốc cần được chỉ định của bác sĩ.
Rối loạn tiêu hóa: bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và khó kiểm soát nhu động ruột (đại tiện không tự chủ). Cả bệnh tiểu đường và các thuốc điều trị bệnh tiểu đường (như metformin) đều có thể gây ra các triệu chứng này.
Chế độ ăn uống nên được thay đổi như chuyển sang chế độ ăn ít chất béo, chất xơ và chia nhiều bữa nhỏ. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng.
Khi bị tiêu chảy, có thể sử dụng thuốc tiêu chảy và uống thêm dung dịch điện giải để tránh bị mất nước. Tương tự, thuốc nhuận tràng có thể có lợi cho táo bón. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ điều trị.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Gần 60% số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mắc phải tình trạng này. Béo phì là yếu tố nguy cơ phổ biến của cả bệnh tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ thường yêu cầu siêu âm, sinh thiết gan và xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn có thể cần phải xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra chức năng gan sau khi được chẩn đoán.
Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng nhưng có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Bệnh cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Bạn cần được kiểm soát tốt bệnh tiểu đường để ngăn ngừa tổn thương gan và giảm nguy cơ biến chứng.
Xem thêm: Người bị gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì, kiêng gì?
Viêm tụy
Tuyến tụy là cơ quan sản xuất insulin, loại hormone giúp giảm lượng đường trong máu sau khi ăn. Viêm tuyến tụy gây ra các triệu chứng:
- Đau bụng trên
- Đau sau khi ăn
- Sốt
- Buồn nôn
- Nôn mửa
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tăng nguy cơ viêm tụy so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Viêm tụy nặng có thể gây ra các biến chứng như:
- Nhiễm trùng
- Suy thận
- Các vấn đề về đường thở
Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm tụy bao gồm: xét nghiệm máu, siêu âm, MRI và chụp CT. Tình trạng này có thể được điều trị bằng cách nhịn ăn trong vài ngày để tuyến tụy có thời gian hồi phục. Bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện để điều trị.
Vậy khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như:
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Cảm giác no sớm ngay sau khi ăn
- Đau bụng
- Khó nuốt hoặc cảm giác như có khối u trong cổ họng
- Khó kiểm soát nhu động ruột
- Ợ nóng
- Giảm cân
Để tránh các biến chứng lên các cơ quan của cơ thể như hệ tiêu hóa nêu trên, bạn có thể tham khảo DiaB: App Cho Người Tiểu Đường on the App Store (apple.com) – một ứng dụng chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho người đái tháo đường.
Xem thêm: Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
Các vấn đề về đường tiêu hóa phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người không mắc bệnh. Các triệu chứng như trào ngược acid, tiêu chảy và táo bón có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người bệnh, đặc biệt nếu chúng tiếp diễn lâu dài. Để ngăn ngừa các vấn đề trên cũng như các biến chứng khác, bạn hãy tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ về việc lập kế hoạch cho bữa ăn phù hợp với nhu cầu và đừng tự ý ngừng dùng thuốc bạn nhé!
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Tài liệu tham khảo:
WebMD: When Diabetes Causes Stomach Problems
Healthline: Type 2 Diabetes and GI Issues: Understanding the Link