Điểm danh 5 sai lầm khi ăn sáng dễ làm tăng đường huyết

Nhiều người lại vô tình mắc phải những sai lầm trong cách ăn sáng, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Điểm danh 5 sai lầm khi ăn sáng dễ làm tăng đường huyết

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả sau một đêm dài ngủ nghỉ. Tuy nhiên, nhiều người lại vô tình mắc phải những sai lầm trong cách ăn sáng, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các chuyên gia DiaB chỉ ra 5 sai lầm phổ biến khi ăn sáng dễ làm tăng đường huyết. Bạn có đang mắc phải những sai lầm này không?

Bỏ bữa sáng: Nguyên nhân tăng đường huyết

Nhiều người bỏ bữa sáng vì cho rằng việc này có thể giúp giảm cân hoặc đơn giản là không có thời gian để ăn sáng. Tuy nhiên, trên thực tế việc bỏ bữa sáng là một sai lầm nghiêm trọng. Khi bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ không được cung cấp năng lượng để hoạt động. Điều này có thể khiến cơ thể phải sử dụng dự trữ nguồn glycogen dự trữ trong gan để cung cấp năng lượng, dẫn đến đường huyết hạ thấp.

Điểm danh 5 sai lầm khi ăn sáng dễ làm tăng đường huyết

Bỏ bữa sáng có thể làm ảnh hưởng đến đường huyết

Khi cơ thể nhận thấy đường huyết thấp, nó sẽ sản sinh hormone cortisol để kích thích cơ thể sử dụng năng lượng dự trữ. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng dự trữ này kéo dài có thể làm tăng lượng đường trong máu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Bỏ bữa sáng còn tăng cảm giác thèm ăn. Cơn đói có thể kích thích bạn ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối, làm tăng đường huyết và có thể dẫn đến biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, việc bỏ bữa sáng còn dẫn đến nhiều tác động xấu khác như:

  • Giảm năng suất làm việc: Thiếu năng lượng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm tập trung và hiệu quả làm việc.
  • Khó kiểm soát cân nặng: Bỏ bữa sáng khiến cơ thể bị đói, dẫn đến việc ăn quá nhiều trong các bữa ăn tiếp theo, gây tăng cân không kiểm soát.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bỏ bữa sáng làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, gây ứ tắc mạch máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Do đó, bạn hãy cố gắng dành thời gian để ăn sáng mỗi ngày. Chọn những bữa sáng giàu dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Những người đái tháo đường có thể ăn sáng nhẹ nhàng với quả mọng, bơ, táo hoặc ăn sữa chua không đường với ngũ cốc nguyên cám.

Bữa sáng ít chất xơ

Chất xơ là một thành phần quan trọng trong bữa sáng, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ tiêu hóa chậm hơn giúp tạo cảm giác no lâu khiến cơ thể hấp thụ đường chậm hơn và đường huyết không tăng đột ngột. Do đó, một bữa sáng ít chất xơ, nhiều đường và chất béo không lành mạnh có thể sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Một bữa sáng ít chất xơ có thể làm tăng lượng đường trong máu

Một bữa sáng ít chất xơ có thể làm tăng lượng đường trong máu

Do đó, trong thực đơn buổi sáng của người tiểu đường nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt (Yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám,…), trái cây (Chuối, táo, cam, bưởi,…) và rau xanh (Rau cải, rau bina, súp lơ,..).

Bữa sáng giàu carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa

Các món ăn sáng có hàm lượng Carbohydrate tinh chế cao như đường, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt… được cơ thể tiêu hóa nhanh chóng, dẫn đến tăng đường huyết đột ngột. Bên cạnh đó, chất béo bão hòa trong các loại thực phẩm như xúc xích, thịt chế biến sẵn, bơ phô mai,, sữa nguyên kem… cũng làm tăng cholesterol xấu trong máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một bữa sáng giàu chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe tim mạch

Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa trong bữa sáng. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt và chất béo không bão hòa như dầu ô liu, quả bơ… để kiểm soát đường huyết và tốt cho sức khỏe tim mạch.

Lượng ăn quá nhiều

Thói quen ăn uống thất thường sẽ làm lượng đường trong máu không ổn định. Việc ăn quá nhiều trong bữa sáng cũng có thể dẫn đến tăng đường huyết. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều thức ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng đột ngột, gây áp lực lên tuyến tụy và cơ thể.

Ăn quá nhiều có thể làm tăng đường huyết

Ăn quá nhiều có thể làm tăng đường huyết

Do đó, bạn nên ăn sáng vừa đủ no, không ăn quá no để tránh tăng đường huyết. Đồng thời, nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, cân đối dinh dưỡng và không bỏ bữa để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Uống nước ép trái cây

Nước ép trái cây chứa nhiều đường tự nhiên và hàm lượng chất xơ thấp hơn so với trái cây tươi nên sẽ tác động đến lượng đường trong máu nhanh chóng sau khi uống.

Nước ép trái cây có nguy cơ làm tăng đường huyết

Nước ép trái cây có nguy cơ làm tăng đường huyết

Thay vì uống nước ép trái cây, bạn nên chọn uống nước lọc, trà xanh hoặc nước ép rau cải để giữ cho lượng đường trong máu ổn định và hạn chế tăng đường huyết. Đồng thời ưu tiên ăn trái cây tươi nguyên chất để bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Trên đây là 5 sai lầm phổ biến khi ăn sáng dễ làm tăng đường huyết mà nhiều người thường mắc phải. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, chọn lựa thực phẩm phù hợp và cân nhắc lượng thức ăn sẽ giúp bạn duy trì đường huyết ổn định và bảo vệ sức khỏe. Điều quan trọng bạn cần nhớ rằng, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Do đó, bạn hãy chăm sóc cơ thể của mình bằng cách ăn sáng đúng cách và khoa học.

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.eatingwell.com/breakfast-mistakes-to-avoid-if-you-have-diabetes-8423487 
  2. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/health-fitness/web-stories/diabetes-breakfast-mistakes-to-avoid-breakfast-mistakes-diabetic-patients-must-avoid/photostory/89098579.cms 
  3. https://www.alive.com/food/10-common-breakfast-mistakes-and-how-to-fix-them/ 
Contact Me on Zalo
Call Now Button