Tìm hiểu mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, cùng những cách kiểm soát biến chứng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe phụ nữ.
Tóm tắt nội dung
Kiểm soát bệnh tiểu đường trong thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong cuộc đời phụ nữ, gây ra nhiều thay đổi về sinh lý và cảm xúc. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, thời kỳ này còn có thể gây ra nhiều thách thức đặc biệt hơn. Hiểu rõ mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thời kỳ mãn kinh cũng như cách kiểm soát các biến chứng là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
1. Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
Thời kỳ mãn kinh và bệnh tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ do những biến đổi về nội tiết tố, đặc biệt là Estrogen và Progesterone, trong giai đoạn này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thời kỳ mãn kinh
Tham khảo thêm: Tiền mãn kinh: Dấu hiệu, ảnh hưởng và xử trí
Hơn nữa, đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, thời kỳ mãn kinh có thể làm cho việc kiểm soát nồng độ đường huyết trở nên phức tạp hơn.
Dưới đây là một số liên hệ cụ thể giữa thời kỳ mãn kinh và bệnh tiểu đường:
1.1 Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự suy giảm estrogen và progesterone, có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách cơ thể phụ nữ phản ứng với insulin và điều hòa lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn và khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Vai trò của estrogen và progesterone:
- Estrogen: Giúp tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, thúc đẩy quá trình vận chuyển glucose vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Giảm sản xuất glucose trong gan giúp tăng cường hoạt động của một số enzyme liên quan đến chuyển hóa glucose.
- Progesterone: Có tác dụng tương tự như estrogen, nhưng ở mức độ thấp hơn, giúp cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ bắp.
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Suy giảm estrogen và progesterone làm giảm độ nhạy cảm của tế bào với insulin, khiến cơ thể cần nhiều insulin hơn để đưa glucose vào máu. Khi cơ thể cần nhiều insulin hơn nhưng không thể đáp ứng đầy đủ, tình trạng kháng insulin xảy ra. Việc glucose tích tụ trong máu dẫn đến tăng đường huyết.
1.2 Biến động lượng đường trong máu
Suy giảm estrogen và progesterone làm giảm độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Gây tăng sản xuất glucose trong gan và giảm hoạt động của một số enzyme liên quan đến chuyển hóa glucose. Nồng độ estrogen và progesterone có thể thay đổi theo từng giờ trong ngày, dẫn đến biến động lượng đường trong máu.
Lượng đường trong máu có thể tăng cao hoặc giảm thấp đột ngột gây khó dự đoán mức đường huyết. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, làm gia tăng biến chứng bệnh.
1.3 Tăng cân
Mãn kinh thường đi kèm với sự thay đổi nội tiết tố, dẫn đến tăng cân và thừa cân, đây là những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ.
Suy giảm estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể điều hòa chất béo, dẫn đến tích tụ mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng bụng. Ngoài ra, các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến phụ nữ ít vận động hơn, dẫn đến tăng cân.
Thời kỳ mãn kinh gây tăng cân
Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ở phụ nữ đã mắc bệnh tiểu đường, tăng cân có thể khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn, dẫn đến nguy cơ biến chứng cao hơn.
1.4 Rối loạn giấc ngủ
Thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến việc rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc do các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng,… Thiếu ngủ có thể làm tăng hormone căng thẳng cortisol, dẫn đến kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
1.5 Trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng phổ biến ở phụ nữ trong thời mãn kinh, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Suy giảm estrogen và progesterone trong thời mãn kinh có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến các triệu chứng trầm cảm. Cụ thể:
- Căng thẳng: Căng thẳng do các thay đổi trong cuộc sống và lo lắng về sức khỏe có thể góp phần gây trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.
- Lối sống: Trầm cảm có thể dẫn đến lơ là việc chăm sóc bản thân, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động, những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho bệnh tiểu đường.
Trầm cảm ở phụ nữ
Người bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2 lần so với người bình thường vì trầm cảm có thể khiến việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn, dẫn đến nguy cơ biến chứng cao hơn.
2. Kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường trong thời kỳ mãn kinh
Để kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường trong thời kỳ mãn kinh, cần áp dụng một số biện pháp như sau:
Theo dõi sức khỏe chặt chẽ:
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Tăng cường theo dõi lượng đường trong máu để phát hiện sớm những thay đổi và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
- Thăm khám định kỳ: Gặp gỡ bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng sức khỏe, điều chỉnh thuốc điều trị nếu cần thiết. Liệu pháp Hormone (HT) là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho phụ nữ mãn kinh mắc bệnh tiểu đường, giúp cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Thay thế bằng thực phẩm tươi sống, nguyên chất như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
- Bổ sung vitamin D, vitamin E tự nhiên và canxi: Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt quan trọng cho sức khỏe xương khớp trong giai đoạn mãn kinh.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
Tăng cường hoạt động thể chất: Nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, để giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và xương khớp.
Giai đoạn mãn kinh có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, do vậy cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Nếu bạn gặp khó khăn khi không biết đâu là những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho bệnh tiểu đường hay làm sao để hình thành thói quen vận động. Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DiaB.
Chương trình sẽ giúp bạn tạo một chế độ dinh dưỡng, vận động và thư giãn cá nhân hoá để có thể dễ dàng thực hiện và duy trì lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng có thể tương tác trực tiếp cùng bác sĩ, chuyên gia nội tiết, dinh dưỡng, vận động để giải đáp những thắc mắc
Tham khảo thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY.
Bệnh tiểu đường và thời kỳ mãn kinh là hai thách thức lớn đối với sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, với hiểu biết đúng đắn và các biện pháp kiểm soát phù hợp, phụ nữ có thể vượt qua thời kỳ này một cách an toàn và duy trì sức khỏe tối ưu. Kiểm soát bệnh tiểu đường trong thời kỳ mãn kinh không chỉ giúp giảm thiểu biến chứng mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9871996/
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/menopause-type-2-diabetes