Góc giải đáp: Người tiểu đường ăn hạt điều được không?

Người tiểu đường ăn hạt điều được không khi dường như loại hạt này cung cấp một lượng protein khá lớn. Tham khảo ngay!

Góc giải đáp: Người tiểu đường ăn hạt điều được không?

Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, bùi bùi dễ ăn là món ăn yêu thích của nhiều người. Không chỉ thơm ngon mà hạt điều còn mang đến nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe. Vậy người tiểu đường ăn hạt điều được không khi dường như loại hạt này cung cấp một lượng protein khác lớn. Mời bạn cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây của Doctor có sẵn nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của hạt điều

Trước khi tìm hiểu người tiểu đường ăn hạt điều được không, cùng điểm qua giá trị dinh dưỡng mà hạt điều mang lại cho cơ thể. Hạt điều là một trong những loại hạt có vị bùi béo, thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất nên được nhiều người yêu thích. Người tiểu đường ăn hạt điều được không? Người tiểu đường ăn hạt điều được không? Theo nghiên cứu, trong 100g hạt điều có chứa khoảng chứa 553 calo, 18.22g chất đạm, 43.85g chất béo, 30.19g carbohydrate, 3.30g chất xơ, 5.91g đường, 660mg kali, 593mg phốt pho, 292mg magie, 37mg canxi, 6.68mg sắt.

2. Người tiểu đường có ăn được hạt điều không?

Với thành phần dinh dưỡng trên, liệu người tiểu đường ăn hạt điều được không? Theo các chuyên gia, người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn hạt điều. Hạt điều có chỉ số đường huyết GI thấp (GI = 25), đây là chỉ số an toàn với bệnh nhân, giúp tránh tình trạng tăng đường huyết nhanh sau khi ăn. Bên cạnh đó, người tiểu đường ăn hạt điều còn nhận được nhiều lợi ích khác trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như:

2.1. Tăng độ nhạy insulin

Trong hạt điều có chứa hàm lượng magie khá cao giúp tăng cường độ nhạy và giảm kháng insulin, hỗ trợ tăng cường vận chuyển Glucose vào trong tế bào. Từ đó giúp duy trì đường huyết ổn định và giảm nguy cơ tăng lượng đường trong máu đột ngột.   Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

2.2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Hàm lượng các chất béo bão hòa trong hạt điều thấp hơn so với các loại hạt khác. Các chất béo tốt giúp giữ ổn định đường huyết và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch,… Do đó, ăn hạt điều với liều lượng vừa phải ngăn ngừa các biến chứng tim mạch do tiểu đường. Hạt điều giúp cải thiện sức khỏe tim mạch Hạt điều giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

2.3. Cải thiện mức cholesterol tốt

Theo kết quả của một nghiên cứu về tác dụng của hạt điều đối với sự cải thiện mức độ cholesterol tốt được thực hiện trên 300 người tiểu đường, của ​​The Journal of Nutrition. Sau 12 tuần, những người trong nhóm có chế độ ăn giàu hạt điều có huyết áp thấp hơn và mức Cholesterol HDL cao hơn nhóm người thực hiện chế độ ăn kiêng bình thường. Bên cạnh đó, ở nhóm người ngày cũng không có sự thay đổi về đường huyết và cân nặng. Điều này cho thấy, việc bổ sung hạt điều vào chế độ dinh dưỡng ở người tiểu đường có tác dụng cải thiện mức cholesterol tốt, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Tham khảo thêm: HDL và LDL: Các chỉ số cholesterol quan trọng mà bạn cần biết

2.4. Kiểm soát huyết áp

Ngoài Acid béo không bão hòa, trong hạt điều còn chứa hàm lượng khá lớn kali, magie giúp giảm huyết áp, duy trì sự ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Vì thế, hạt điều là lựa chọn lành mạnh cho người tiểu đường huyết áp cao. kiểm soát huyết áp Hạt điều còn có tác dụng trong việc kiểm soát huyết áp Tham khảo thêm: Người bệnh huyết áp cao nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2.5. Kiểm soát cân nặng

Hàm lượng protein trong hạt điều cao vừa tạo cảm giác no lâu vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, nguồn magie trong hạt điều cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường đốt cháy năng lượng trong cơ thể. Nhờ đó, giúp người tiểu đường kiểm soát cân nặng một cách tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng thừa cân hoặc béo phì – là yếu tố gây ra các biến chứng tiểu đường.

3. Cách ăn hạt điều đúng cho người tiểu đường

Để mang lại tác dụng tốt nhất, người tiểu đường cần lưu ý trong việc ăn hạt điều đúng cách. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường không nên ăn quá nhiều hạt điều để tránh tình trạng tăng lượng calo và tích tụ chất béo trong cơ thể. Người tiểu đường nên ăn khoảng 10 hạt/ngày và bổ sung vào thực đơn khoảng 5 ngày/tuần. Bên cạnh đó, người tiểu đường cũng nên tránh ăn hạt điều rang muối. Vì lượng muối dư lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ biến chứng về tim mạch. Ngoài ra, nếu bị dị ứng với các loại hạt thì người tiểu đường cũng nên tránh ăn hạt điều. Tham khảo thêm: ‘Dĩa ăn và bàn tay’: Bí quyết kiểm soát đường huyết

4. Gợi ý các loại hạt bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường

Ngoài tiểu đường ăn hạt điều được không, bạn cũng nên tìm hiểu đến các loại hạt khác tốt cho người tiểu đường, để làm đa dạng thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Hạnh nhân, óc chó, đậu phộng tốt cho người tiểu đường Hạnh nhân, óc chó, đậu phọng tốt cho người tiểu đường

4.1. Hạnh nhân

Hạnh nhân cũng là một lựa chọn tốt cho người tiểu đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn hạnh nhân với lượng vừa phải sẽ giúp cải thiện độ nhạy của insulin, tăng nồng độ cholesterol tốt. Từ đó, có thể ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người tiểu đường.

4.2. Đậu phộng

Trong đậu phộng có chứa hàm lượng protein và chất xơ dồi dào, vừa tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn vừa giúp kiểm soát đường huyết tốt. Đậu phộng còn hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch. Vì thế, ăn đậu phộng có thể giảm nguy cơ béo phì và các biến chứng tiểu đường khác, đặc biệt là tim mạch.

4.2. Óc chó

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quả óc chó có chứa nhiều chất chống oxi hóa và chất béo rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.  Với các thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề người tiểu đường ăn hạt điều được không. Dù là thực phẩm phù hợp với người tiểu đường nhưng bạn cũng nên bổ sung một cách hợp lý và khoa học để tránh các tác dụng không mong muốn.   Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng   Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com Nếu có bất kỳ thắc mắc về tiểu đường, chế độ dinh dưỡng hay các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường mà Doctor có sẵn đang phân phối, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0931 888 832 để được các chuyên gia Doctor có sẵn tư vấn nhé! Nguồn tham khảo: 
  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7478262/#:~:text=Magnesium%20supplementation%20has%20a%20positive,sensitivity%20in%20type%202%20diabetes
  2. http://mdrf-eprints.in/1077/1/Cashew_Nut_Consumption_Increases_HDL_-_Journal_of_Nutrition.pdf 
  3. https://jddtonline.info/index.php/jddt/article/view/5444/4771
  4. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324141 
  5. https://www.diabetes.co.uk/food/nuts-and-diabetes.html 
Contact Me on Zalo