Tiểu đường ăn mận được không? Trái cây mận là một trong những loại trái cây chua ngọt, thanh mát được nhiều người yêu thích, nhất là trong mùa hè này. Tuy nhiên, với những người bị tiểu đường, việc ăn mận lại khiến họ băn khoăn. Hãy cùng chúng tôi tìm giải đáp cho vấn đề này
Tóm tắt nội dung
Góc thắc mắc: Tiểu đường ăn mận được không?
Trái cây mận là một trong những loại trái cây chua ngọt, thanh mát được nhiều người yêu thích, nhất là trong mùa hè này. Tuy nhiên, với những người bị tiểu đường, việc ăn mận lại khiến họ băn khoăn. Vậy, tiểu đường ăn mận được không? Ăn thế nào cho phù hợp? Hãy cùng DiaB đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Thành phần dinh dưỡng của quả mận
Mận là loại trái cây có tên khoa học là Prunus salicina Lindl. var. salicina, thuộc chi Prunus nằm trong họ Hoa hồng (Rosaceae). Mận có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, mận được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Mận là loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin quan trọng cho sức khỏe. Theo dữ liệu của USDA (United States Department of Agriculture – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), 100g mận sẽ chứa giá trị dinh dưỡng như sau: 87.2g, 46kcal năng lượng, 0.7g Protein, 0.28g Chất béo, 11.4g Carbohydrate, 1.4g Chất xơ, 9.92g đường, 6mg Canxi, 7mg Magie, 157mg Kali, 9.5mg Vitamin C, 17mcg Vitamin A, 0.26mg Vitamin E, 190mcg Beta caroten, 73mcg Lutein và Zeaxanthin,…
Quả mận cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Từ những số liệu trên cho thấy, mận là không chỉ là nguồn cung cấp các khoáng chất quan trọng duy trì sức khỏe và các hoạt động của cơ thể, mà còn giàu chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, giúp điều hòa tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Và nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.
Bên cạnh những lợi ích trên, trong mận còn chứa một lượng đường tự nhiên, cụ thể là fructose và glucose. Đây chính là yếu tố khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu tiểu đường ăn mận được không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe của mình hay không.
Bị tiểu đường ăn mận được không?
Mận là trái cây mùa hè quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Thế nhưng liệu người tiểu đường ăn mận được không? Câu trả lời là CÓ. Người tiểu đường có thể ăn mận, vì loại trái cây này không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Mận có chỉ số GI thấp (GI = 24) nên khi ăn sẽ không làm tăng đường huyết đột ngột, đảm bảo an toàn cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều chất chống oxy hóa có trong mận cũng góp phần giúp người bệnh kiểm soát đường huyết ổn định.
Bị tiểu đường ăn mận được không?
Bên cạnh đó, mận còn là nguồn bổ sung dồi dào các vitamin và khoáng chất thiếu yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể cho người tiểu đường.
Mặc dù mận là trái cây chứa nhiều dưỡng chất nhưng người tiểu đường chỉ nên ăn với số lượng vừa phải để kiểm soát tốt lượng carbonhydrate nạp vào cơ thể và tránh làm tăng đường huyết.
Điều quan trọng là tiêu thụ mận với mức độ hợp lý và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng. Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe, bạn cũng nên bổ sung vitamin E bằng ENAT mỗi ngày. Vitamin E giúp chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, góp phần vào việc quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Lợi ích từ quả mận cho người tiểu đường
Mận không chỉ là một loại trái cây ngon và bổ dưỡng, mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường. Với những lợi ích tuyệt vời dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ có câu trả lời chính xác cho vấn đề “bị tiểu đường ăn mận được không”, và mận xứng đáng nằm trong danh sách các thực phẩm tốt cho người tiểu đường.
Kiểm soát đường huyết
Như đã đề cập ở trên, mận có chỉ số đường huyết (GI) thấp và chứa một lượng đường tự nhiên khá ít, do đó nó có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn mận có thể làm giảm đường huyết ở những tiểu đường type 2.
Ngoài ra, mận cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá mạnh, chống viêm, chất xơ giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự stress oxy hoá, viêm nhiễm, góp phần kiểm soát lượng đường và giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch, vết thương lâu lành do tiểu đường gây ra.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Mận có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là quercetin và catechin, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại chất chống oxy hóa này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm cả bệnh lý tim mạch liên quan đến tiểu đường.
Ăn mận giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch
Bên cạnh đó, trong mận còn chứa hàm lượng cao Kali giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch; vitamin B6 giúp kiểm soát ượng homocysteine, tạo tiền đề bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đột quỵ. Vì thế, người tiểu đường ăn mận được không là hoàn toàn có thể, giúp bệnh nhân ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra.
Ngăn ngừa loãng xương
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương, đặc biệt là loãng xương. Tuy nhiên, mận có chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương như kali, canxi và magiê. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và độ bền của cấu trúc xương. Do đó, ăn mận thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến xương.
Ngừa táo bón
Mận có chứa lượng lớn chất xơ, sorbitol và isatin, giúp điều hòa tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đối với những người tiểu đường, táo bón là một vấn đề thường gặp do tác động của các thuốc điều trị hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp. Việc bổ sung chất xơ từ mận có thể giúp giải quyết vấn đề này và đồng thời tăng cường sức khỏe đường ruột.
Người tiểu đường ăn mận thế nào là đúng cách?
Chọn mận có kích thước vừa phải và chín đỏ đều
Để tận dụng được những lợi ích của mận, người tiểu đường nên ăn mận theo các cách sau:
- Lựa chọn các loại mận có kích thước vừa phải và chín đỏ đều. Tránh mua những quả quá to hoặc không chín màu đỏ.
- Hạn chế ăn quá nhiều mận trong một lần. Nếu bạn muốn ăn nhiều hơn, hãy chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Nên ăn mận cả vỏ vì trong vỏ mận chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn thịt quả. Tuy nhiên, cần rửa sạch để tránh dị ứng và giảm thiểu thuốc trừ sâu.
- Kết hợp ăn mận với các loại thực phẩm khác để tăng cường lượng chất xơ và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Tránh bổ sung đường cho món ăn từ mận như nước ép mận hay sinh tố mận. Nếu muốn có đồ uống từ mận, hãy lựa chọn các loại không đường hoặc sử dụng các loại đường tự nhiên như erythritol hay stevia.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “tiểu đường ăn mận được không?”. Từ đó xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Dinh dưỡng đối với người tiểu đường là phương pháp không dùng thuốc an toàn và cần được duy trì suốt đời. Do đó, người tiểu đường hết sức lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn từ thực phẩm hằng ngày. Và từ sự hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng cùng hệ thống thông tin công nghệ hiện đại từ app DiaB sẽ giúp người tiểu đường có những thực đơn bữa ăn hằng ngày thơm ngon, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa phù hợp với thể trạng, lại còn đáp ứng nhu cầu được ăn các món ăn yêu thích của mỗi người.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Nguồn tham khảo:
- https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169949/nutrients
- https://www.diabetesfoodhub.org/articles/everything-you-need-to-know-about-plums.html#:~:text=Can%20People%20with%20Diabetes%20Eat,by%20enhancing%20feelings%20of%20fullness.
- https://diabesmart.in/blogs/diet-for-diabetics/is-plum-good-for-diabetes