Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng. Vậy người tiểu đường ăn rau mồng tơi được không?
Tóm tắt nội dung
Tác dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe người tiểu đường
Vậy bệnh tiểu đường ăn rau mồng tơi được không? Câu trả lời là CÓ. Rau mồng tơi hoàn toàn có thể được bổ sung vào thực đơn dành cho người tiểu đường, giúp đa dạng các món ăn và cải thiện sức khỏe.
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Trong đó, rau xanh là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng ấy. Vậy người tiểu đường ăn rau mồng tơi được không? Cùng đi tìm câu trả lời cũng như những lưu ý khi sử dụng được các chuyên gia Docosan chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!
Bị tiểu đường ăn rau mồng tơi được không?
Rau mồng tơi là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt. Loại rau mềm, có vị ngọt thanh này chữa nhiều chất xơ, vitamin (vitamin C, vitamin A, vitamin K), khoáng chất (folate, canxi, sắt, magie, kali, mangan) và chất chống oxi hóa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bệnh tiểu đường ăn rau mồng tơi được không?
Các lợi ích mà rau mồng tơi mang lại có thể kể đến như sau:
- Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường trong ruột, giảm lượng đường trong máu sau khi ăn.
- Chất xơ còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và kiểm soát cân nặng tốt ở người tiểu đường.
- Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm vết thương như lở loét bàn chân do tiểu đường.
- Lượng vitamin C cao giúp tối ưu hóa hoạt động của tuyến tụy và hỗ trợ quá trình sản xuất insulin.
- Nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào từ mồng tơi giúp duy trì mức độ đường huyết ổn định.
- Hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C, beta-carotene có trong mồng tơi có tác dụng giảm các gốc tự do. Từ đó, giảm lượng Cholesterol xấu hấp thu vào cơ thể, ngăn ngừa tình trạng hình thành các mảng lipid bám trên thành mạch gây xơ vữa mạch vành và các biến chứng tim mạch khác ở người tiểu đường.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, chất nhầy trong mồng tơi có tác dụng trong việc làm chậm quá trình hấp thu đường máu sau khi ăn, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng lượng đường trong máu đột ngột.
Chế biến rau mồng tơi phù hợp với tiểu đường
Ngoài việc tìm hiểu tiểu đường ăn được rau mồng tơi không, cách chế biến món ăn từ mồng tơi cũng là người tiểu đường cần lưu ý để phát huy tối đa công dụng của loại thực phẩm này.
Xào tỏi
Mồng tơi xào tỏi là món ngon thanh mát có cách chế biến đơn giản giúp bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể.
Mồng tơi xào tỏi thanh mát
- Bước 1: Nhặt mồng tơi, lấy phần lá tươi và ngọn non rồi rửa sạch.
- Bước 2: Cho dầu ăn và tỏi băm vào chảo phi cho thơm vàng, rồi cho rau mồng tơi vào xào cùng.
- Bước 3: Khi rau chuyển sang màu xanh đậm thì nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Nấu canh
Ngoài luộc và xào tỏi, rau mồng tơi kết hợp với cua, thịt, tôm cho ra những món canh thơm ngon, kích thích vị giác với nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người tiểu đường.
Canh mồng tơi nấu hến vừa ngon vừa mát
- Bước 1: Chuẩn bị thịt, tôm hoặc cua tùy theo sở thích, rửa sạch và chế biến sơ rồi ướp với một ít gia vị.
- Bước 2: Nhặt mồng tơi, lấy phần lá tươi và ngọn non rồi rửa sạch và cắt thành những phần vừa ăn.
- Bước 3: Cho nước vào nồi đun sôi, sau đó cho thịt, tôm hoặc cua vào đun sôi.
- Bước 4: Cho mồng tơi vào đun sôi lần nữa và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Những lưu ý cho người tiểu đường khi ăn rau mồng tơi
Khi đã tìm được câu trả lời cho vấn đề người tiểu đường ăn rau mồng tơi được không, bạn cũng cần lưu ý một số điểm khi bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày của người tiểu đường:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về liều lượng và cách sử dụng phù hợp với thể trạng bệnh lý của mình.
- Không ăn rau mồng tơi sống để tránh các vấn đề về tiêu hóa.
- Không nên ăn rau mồng tơi đã chế biến để qua đêm, vì nitrat hóa nitrit có thể gây tăng nguy cơ mắc ung thư.
- Không nên kết hợp ăn mồng tơi vớ thịt bò vi dễ gây đau bụng và khó tiêu.
- Với người tiểu đường bị sỏi thận, gout hoặc cơ xương khớp do hàn thì không nên ăn mồng tơi.
- Kết hợp mồng tơi với đa dạng các loại rau xanh khác như cải bó xôi, bắp cải, rau cải, đậu xanh, cần tây, mướp đắng,… để giữ ổn định đường huyết.
Xem thêm:
Với các thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “người tiểu đường ăn rau mồng tơi được không?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức về cách bổ sung rau mồng tơi trong chế độ ăn hằng ngày.
Nếu có bất kỳ thắc mắc về tiểu đường, chế độ dinh dưỡng hay các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường mà Docosan đang phân phối, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0931 888 832 để được các chuyên gia Docosan tư vấn nhé!
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Nguồn tham khảo: