Góc thắc mắc: Người tiểu đường ăn rau muống được không?

Người tiểu đường ăn rau muống được không? Cùng DiaB đi tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Cẩm nang dinh dưỡng: Người tiểu đường có được ăn rau muống không?

Trong thực đơn dinh của người tiểu đường, rau xanh là thành phần quan trọng không thể thiếu. Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và ổn định đường huyết. Vậy người tiểu đường ăn rau muống được không? Cùng Doctor có sẵn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Người tiểu đường ăn rau muống được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin (A, B, C) và khoáng chất tự nhiên (canxi, phospho, chất xơ, chất đạm, sắt) rất tốt cho sức khỏe. Lượng calo trong rau muống rất thấp, phù hợp với tiêu chí chọn thực phẩm cho người tiểu đường.

Người tiểu đường ăn rau muống được không

Bị tiểu đường ăn rau muống có được không?

Theo đông y, rau muống có tính mát, vị ngọt nhạt có công dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Vậy người tiểu đường ăn rau muống được không? Câu trả lời là hoàn toàn CÓ.

Rau muống nói riêng và các loại rau lá xanh nói chung rất giàu chất xơ, ít calo và chỉ số đường huyết (GI) thấp nên không gây tăng đường huyết khi ăn ở người tiểu đường. Bên cạnh đó, với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, ăn rau muống còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và ngăn ngừa tiến triển nhiều biến chứng ở người tiểu đường.

Lợi ích của rau muống đối với người tiểu đường

Minh chứng chính xác nhất cho việc người tiểu đường ăn rau muống được không là những lợi ích cho sức khỏe mà thực phẩm này mang lại.

Hỗ trợ hạ đường huyết

Kiểm soát đường huyết là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình điều trị và phòng ngừa tiến triển các biến chứng do tiểu đường gây ra. 

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, rau muống có tác dụng giúp hạ đường huyết sau khi ăn ở người tiểu đường type 2, tác dụng này còn được đánh giá là tương tự với thuốc hạ đường huyết Tolbutamid. Đây là loại thuốc sử dụng lúc đói giúp giảm lượng đường trong máu rất tốt.

Bên cạnh đó, rau muống còn là loại rau rất giàu chất xơ, hàm lượng calo thấp cùng chỉ số đường huyết thấp (GI = 10), giúp kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả.

Giảm cholesterol và ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Người tiểu đường ăn rau muống được không là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời là có khi rau muống có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch ở người tiểu đường.

Ăn rau muống giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ăn rau muống giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C, beta-carotene có trong rau muống có tác dụng giảm các gốc tự do. Từ đó, giảm lượng Cholesterol xấu hấp thu vào cơ thể, ngăn ngừa tình trạng hình thành các mảng lipid bám trên thành mạch gây xơ vữa mạch vành.

Do đó, việc bổ sung rau muống vào thực đơn dinh dưỡng của người tiểu đường giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa các biến chứng tim mạch như đau tim hay đột quỵ.

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân, béo phì và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, ở những người tiểu đường, việc kiểm soát cân nặng lại càng quan trọng. Nếu không kiểm soát được cân nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm do tiểu đường.

Trong khi đó, rau muống có hàm lượng chất xơ lớn nên khi ăn vào sẽ nhanh no và tạo cảm giác no lâu. Nhờ đó, có thể hạn chế việc ăn uống nhiều và hấp thu năng lượng từ thực phẩm vào cơ thể. Đây là tiền đề lớn để kiểm soát cân nặng và hỗ trợ giảm cân khá tốt. Bên cạnh đó, rau muống còn có hàm lượng calo rất thấp nên phù hợp để xuất hiện trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của người tiểu đường đang cần kiểm soát cân nặng.

Ngăn ngừa táo bón và khó tiêu

Chất xơ trong rau muống không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ giảm cân mà còn tốt cho tiêu hóa ở người tiểu đường. Ở một số trường hợp dùng thuốc điều trị tiểu đường có thể gây táo bón, nhờ việc bổ sung rau muống vào chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp nhuận tràng và kích thích tiêu hoá hiệu quả, giảm táo bón, khó tiêu ở người bệnh. Ngoài ra, nhờ tính mát cùng tác dụng thanh nhiệt giải độc, ăn rau muống còn là giải pháp điều trị chứng táo bón và khó tiêu hiệu quả.

Phòng ngừa biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường

Rau muống giúp ngăn ngừa biến chứng mắt tiểu đường

Rau muống giúp ngăn ngừa biến chứng mắt tiểu đường

Trong rau muống có chứa hàm lượng lớn vitamin A, lutein, carotenoid, zeaxanthin. Đây là những vitamin và khoáng chất quan trọng và cần thiết để có một đôi mắt khỏe. Do đó, người tiểu đường ăn rau muống sẽ giúp tăng nồng độ Glutathione, ngăn ngừa các biến chứng về mắt do tiểu đường như thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể hiệu quả.

Ngừa thiếu máu, hạn chế biến chứng tiểu đường thai kỳ

Sẽ là một thiếu sót lớn khi không nhắc đến lợi ích phòng ngừa thiếu máu của tiểu đường. Trong rau muống có chứa hàm lượng lớn sắt và folate. Đây là những dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ.

Vậy người tiểu đường ăn rau muống được không? Hoàn toàn là CÓ và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng không ngoại lệ. Ngoài tác dụng bổ máu, bổ sung rau muống vào thực đơn hằng ngày còn giúp giảm căng thẳng ở mẹ bầu và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi nhờ hàm lượng Kẽm, vitamin C, E, Carotenoid dồi dào.

Ngoài các lợi ích trên, ăn rau muống còn có tác dụng trong việc hạn chế phát triển các tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh về da và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Người tiểu đường có thể chế biến rau muống bằng cách luộc, xào tỏi, nấu canh,…

=> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Những điều cần lưu ý khi ăn rau muống ở người tiểu đường

Ngoài việc tìm hiểu người tiểu đường ăn rau muống được không, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điều sau để tránh phản tác dụng:

  • Rửa rau thật sạch bằng nước muối, tốt nhất là nấu chính để loại bỏ các loại ký sinh trùng, thuốc trừ sâu. Chọn mua ở nơi uy tín để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm thuốc trừ sâu hay kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
lưu ý một số điều sau để tránh phản tác dụng
  • Đối với những người có vết thương hở như loét bàn tay, bàn chân tiểu đường thì không nên dùng để tránh bị sẹo.
  • Nếu đang sử dụng thuốc Đông y thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ăn rau muóng để tránh làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
  • Với những người tiểu đường bị sỏi thân, gout, xương khớp, viêm đường tiết niệu thì nên hạn chế ăn rau muống.
  • Ở rau muống có tính hàn và nhuận tràng khá mạnh, vì thế người tiểu đường không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến tiêu chảy.

Với các thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “người tiểu đường ăn rau muống được không?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức về dinh dưỡng cho người tiểu đường để chăm sóc sức khỏe bệnh nhân hiệu quả hơn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc về tiểu đường, chế độ dinh dưỡng hay các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường Doctor có sẵn đang phân phối, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0931 888 832 để được các chuyên gia Doctor có sẵn tư vấn nhé!

Nguồn tham khảo: