Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì trong thực đơn hàng ngày, ăn như thế nào để kiểm soát đường huyết.

Xem thêm: Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ – Bà bầu lưu ngay!

tieu duong thai ky nen an gi

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus – GDM) là tình trạng tăng đường huyết xuất hiện lần đầu trong thời kỳ mang thai. Đây là bất thường sản khoa hay gặp, phát hiện sau khi tầm soát trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối và thường biến mất sau khi sinh. Cơ chế gây tiểu đường thai kỳ là khi cơ thể của sản phụ không sản xuất đủ insulin để đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ:

  • Tăng sản xuất hormone trong thai kỳ: Trong quá trình mang thai, cơ thể tăng sản xuất nhiều hormone sinh sản (như estrogen, progesterone, lactogen), hậu quả lảnh hưởng đến hoạt động của insulin trong cơ thể, dẫn đến tăng đường huyết.
  • Kháng insulin: trong ba tháng cuối của thai kỳ, khi cơ thể cần nhiều insulin hơn để giữ đường huyết trong tầm kiểm soát.
tieu duong thai ky nen an gi 2 3

Đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ rệt, sản phụ phát hiện qua chương trình tầm soát khám sức khỏe, được phát hiện qua bất thường các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ: xét nghiệm đường huyết lúc đói và nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT).

Mẹ bầu mắc đái tháo đường cần xây dựng chế độ ăn uống nghiêm ngặt hơn, cần theo dõi và điều thực đơn dựa trên tình hình dinh dưỡng, cân nặng, nhu cầu năng lượng tại thời điểm phát hiện. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên để đánh giá đáp ứng với biện pháp điều trị hiện tại. Một số trường hợp cần sử dụng thuốc mẹ bầu cần tuân theo dặn dò toa thuốc của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thai kỳ đạt mục tiêu.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mà đường huyết tăng cao trong thời kỳ mang thai. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là mối quan tâm hàng đầu của sản phụ. Vì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết trong thời gian mang thai, do đó xây dựng thực đơn cho sản phụ tiểu đường thai kỳ càng trở nên có ích.

Bà bầu nên ăn gì còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ tại thời điểm đó, đang thiếu cân hay dư cân, cần bổ sung thêm dinh dưỡng gì, phát hiện tại thời điểm tháng thứ mấy. Dưới đây là một số hướng dẫn về chế độ ăn uống cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

tieu duong thai ky nen an gi 3 1

Đường bột (carbohydrate hay carbs): trong nhóm thực phẩm này, mẹ bầu vẫn có thể ăn cơm trắng hoặc các loại thực phẩm từ bột gạo khác, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn, có thể ăn từ 1-2 chén cơm. Ngoài ra, có thể sử dụng các dạng đường bột khác ít làm tăng đường máu hơn như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám
  • Rau củ: các loại rau xanh, các loại rau củ ít đường bột như cà rốt, bí đỏ, khoai lang (với lượng vừa phải), nên sử dụng rau củ quả tươi, hạn chế dùng các sản phẩm đã qua chế biến.

Chất đạm (protein): cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ trong suốt quá trình mang thai, cũng như các nhóm dinh dưỡng khác, không nên ăn quá nhiều chất đạm trong một bữa mà cần cân đối dinh dưỡng giữa các nhóm chất với nhau

  • Thịt: gà (hạn chế ăn da gà vì làm tăng lượng cholesterol xấu), thịt lợn, thịt heo thay đổi mỗi
  • Cá và hải sản: Cá hồi, cá ngừ, tôm (tránh loại có chứa nhiều thủy ngân)

Chất béo lành mạnh: mẹ bầu nên lựa chọn các loại chất béo giàu omega 3, omega 6, chất béo từ thực vật, hạn chế chất béo xấu từ mỡ, da động vật

  • Dầu thực vật: dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu cá,…
  • Hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia, bơ thực vật

Trái cây có chỉ số đường thấp:

  • Táo: ăn cả vỏ để nhận được nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa
  • Lê: lượng đường không cao, giàu chất xơ
  • Kiwi: cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất
  • Dâu tây: giàu vitamin, có thể ăn thường xuyên

Xem thêm: 7 loại trái cây tốt cho người đái tháo đường

tieu duong thai ky nen an gi 5 1

Ngoài ra, các bà bầu bị đái tháo đường có thể sử dụng sản phẩm DIAVIT. Với công thức độc đáo chứa 7 loại vitamin và 3 loại khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ ổn định đường huyết, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ thai nhi và mẹ bầu luôn khỏe mạnh, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường thường gặp ở bà bầu như tăng huyết áp, nhiễm trùng,…

Với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Những thực phẩm cần hạn chế

Bên cạnh việc tìm hiểu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, nhận biết được có bầu kiêng ăn gì cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bà bầu nên kiêng:

  • Đường và đồ ngọt: mẹ bầu tiểu đường thai ký nên hạn chế tuyệt đối các loại bánh kẹo, bánh ngọt và các loại thức uống có đường hóa học như nước có ga, soda, trà sữa,…
  • Tinh bột đã qua chế biến: bánh mì trắng, mì ống,…
  • Trái cây có nhiều đường: nho chín, chuối chín, dưa hấu, dứa
  • Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn nhanh được bày bán, đa phần là các món tẩm ướp gia vị nhiều hoặc chế biến bằng chiên rán, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Lưu ý trong việc ăn uống trong thời gian mang thai

  • Người bệnh tiểu đường thai kỳ cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Chọn các loại carbohydrate có lượng đường, tinh bột thấp, ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (low GI)
  • Tăng cường sử dụng nhiều chất xơ trong bữa ăn, ăn nhiều rau xanh, trái cây củ quản
  • Hạn chế đường và tinh bột tinh chế: tránh các loại đồ ngọt như kẹo ngọt, bánh ngọt, nước ngọt, kẹo, trà sữa, trà trái cây,..
  • Kiểm soát cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm thực phẩm với nhau, ăn đầy đủ chất đạm, chất béo,…
  • Hạn chế ăn các loại trái cây có chỉ số GI cao
  • Uống đủ nước mỗi ngày: duy trì uống đủ nước mỗi ngày vừa để hạn chế tình trạng thiểu ối cũng như mất cân bằng điện giải trong thời gian mang thai.
  • Hạn chế ăn mặn: ăn mặn, ăn nhiều mắm, muối trong thai kỳ gia tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhau bong non,… và nhiều biến chứng thai kỳ khác

Xem thêm: Hiểu về đái tháo đường thai kỳ: Phòng ngừa và điều trị hiệu quả

tieu duong thai ky nen an gi 6 1

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là vấn đề mà các bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ rất quan tâm. Chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho mẹ bầu, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc kiểm soát đường huyết của cả thai kỳ vì khi mang thai các biện pháp điều trị bằng thuốc không được khuyến cáo mạnh mẽ.

Để có thể tìm hiểu, nắm bắt những thông tin quan trọng về bệnh lý tiểu đường thai kỳ, Diab giới thiệu đến quý bạn đọc Chương trình sức khỏe “Ổn định đường huyết thai kỳ” khi tham gia chương trình mẹ bầu sẽ được tư vấn, ổn định đường huyết trong suốt thai kỳ, được cung cấp kiến thức về dinh dưỡng trong thời gian mang thai, được tư vấn phòng ngừa đái tháo đường 2 sau sanh và được quản lý stress trong thai kỳ.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/diabetes/about/gestational-diabetes.html
Contact Me on Zalo