Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng

Một vấn dề dinh dưỡng cho mẹ bầu có tiểu đường đó là tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng là thắc mắc thường gặp của sản phụ khi vừa được chẩn đoán.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus – GDM) là một bất thường về nội tiết xuất hiện lần đầu tiên trong quá trình mang thai. Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ được tầm soát trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Thông thường tình trạng này chỉ xuất hiên trong thời gian mang thai tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ nhất định sẽ kéo dài sau sinh. Do đó, quản lý đường huyết trong thai kỳ rất quan trọng. Đặc biệt là với sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ.

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ:

  • Hormone sinh sản tăng trong quá trình mang thai: cơ thể tăng sản xuất nhiều hormone sinh sản (như estrogen, progesterone, lactogen), dẫn đến kết quả làm ảnh hưởng đến hoạt động của insulin trong cơ thể, cuối cùng làm tăng đường huyết.
  • Đề kháng insulin: trong ba tháng cuối của quá trình mang thai, khi cơ thể cần nhiều insulin hơn để làm giảm đường huyết, tình trạng kéo dài sẽ làm kháng insulin.

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ sớm giúp bác sĩ lên kế hoạch điều chỉnh đường huyết kịp thời

Đa số các trường hợp mắc đái tháo đường thường được phát hiện qua chương trình tầm soát sức khoẻ sản phụ. Hầu hết đều không có triệu chứng rõ rệt. Trong 3 tháng giữa hầu hết các sản phụ đều được tầm soát tiểu đường thai kỳ bằng các xét nghiệm như đường huyết lúc đói hoặc thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Đây là các xét nghiệm thường quy trong quá trình chăm sóc sức khoẻ thai kỳ.

Sản phụ mắc đái tháo đường dễ mắc các bệnh lý, biến cố tim mạch như nhiễm trùng, tiền sản giật, sản giật, nguy cơ thai to khó sanh, trẻ cũng dễ mắc các rối loạn đường huyết khi ra đời hơn so với trẻ của người mẹ không có rối loạn đường huyết thai kỳ.

Do đó, việc kiểm soát đường huyết thai kỳ đối với sản phụ là rất quan trọng. Khi đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ, sản phụ cần chế độ ăn uống nghiêm ngặt hơn, theo dõi đường huyết định kỳ và xây dựng thực đơn dựa trên tình hình dinh dưỡng tại thời điểm được chẩn đoán. Trong đa số các trường hợp, thông qua các biện pháp dinh dưỡng tiết chế, sẽ giúp sản phụ kiểm soát đường huyết, trường hợp không đáp ứng điều trị lối sống, sản phụ sẽ được điều trị bằng thuốc.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ cần được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng?

Xây dựng thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường thai kỳ sẽ giúp sản phụ kiểm soát đường tốt hơn, tránh được các biến chứng trong thời gian mang thai. Vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng, ăn bao nhiêu? Một thực đơn sáng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần cân đối về mặt dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, trong đố nên hạn chế các thực phẩm giàu bột đường. Thực đơn bữa sáng sẽ khác nhau giữa từng người và phụ thuộc vào tình hình dinh dưỡng tại thời điểm tư vấn.

Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Xây dựng thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

  • Hạn chế các sản phẩm có nhiều tinh bột hoặc nhiều đường như gạo trắng, bánh mì ngọt, các loại chế phẩm của bột gạo/bột mì, nên ưu tiên các nhóm thực phẩm như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám.
  • Nên ăn nhiều rau củ, đặc biệt là rau xanh, ví dụ như bông cải xanh, rau chân vịt, các loại đậu, hạt,…
  • Bổ sung dinh dưỡng trực tiếp từ các loại rau củ tươi sống, tránh sử dụng thực phẩm đã qua chế biến, tẩm ướp, ngào đường, ngâm đường,… Thay vì uống nước ép trái cây thì nên ăn trực tiếp để có hàm lượng chất xơ tiêu hoá kèm, tránh làm tăng đường huyết sau khi dùng trái cây
  • Hạn chế các loại chất béo xấu như mỡ động vật, da động vật, nên ưu tiên các loại chất béo tốt từ dầu thực vật như dầu olive, dầu hướng dương, dầu hạt cải, các loại dầu có hàm lượng omega-3, omega-6 cao, dầu cá,…
  • Cân đối đầy đủ các nhóm chất: đường bột, protein, lipid, chất xơ, vitamin. Bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa, đồng thời giúp bảo đảm sức khỏe mẹ bầu.
Bà bầu nên ăn gì hay có bầu kiêng ăn gì là thắc mắc về dinh dưỡng thường gặp trong quá trình mang thai.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Sản phụ tiểu đường thai kỳ có thể áp dụng phương pháp đĩa ăn (plate method) theo hướng dẫn của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật) đề xuất cách ước lượng cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn để tránh một bữa ăn quá nhiều đường bột mà bạn không nhận biết được.

Bạn cần chuẩn bị sẵn một dĩa ăn kích thước khoảng 20cm để ước lượng khẩu phần các nhóm thực phẩm trong bữa ăn. Một nửa dĩa ăn sẽ bao gồm các loại rau xanh, rau củ có hàm lượng tinh bột thấp như salad, bông cải, cà rốt, cà chua, các loại đậu, các loại hạt. Một phần tư dĩa sẽ dành cho protein (chất đạm) như thịt nạc, thịt gà, cá, đậu phụ, trứng,…Một phần tư dĩa còn lại là đường bột (carbohydrate) nên ưu tiên các loại tinh bột như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch,…

Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Xây dựng bữa sáng cho người tiểu đường

Trước khi tham khảo bất cứ loại thực đơn xây dựng bữa ăn nào, mẹ bầu cần lưu ý rằng mỗi thực đơn đều chỉ mang tính tham khảo. Khi áp dụng thực đơn bạn cần cân chỉnh lại theo khẩu phần ăn của mình, tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Vì mẹ bầu bình thường sẽ tăng cân trong suốt quá trình mang thai, với mẹ bầu thiếu cân thì cần bổ sung thêm dinh dưỡng, mẹ bầu thừa cân thì hạn chế tăng cân quá nhiều.

Bạn cần lưu ý rằng, đái tháo đường thai kỳ có thể gặp ở bất kỳ nhóm đối tượng nào, dù thiếu cân hay thừa cân thì đều có thể gặp phải rối loạn đường huyết này. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi xây dựng một chế độ ăn nào, khi đã có kết quả tầm soát, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một chế độ ăn phù hợp. Người bệnh cũng cần khám thai định kỳ để được đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng, chỉ số đường huyết, để có chiến lược điều chỉnh phù hợp.

Bữa sáng cho người tiểu đường thai kỳ cần được cân đối dinh dưỡng

Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất cứ loại sản phẩm nào để can thiệp vào quá trình điều chỉnh đường huyết vì nguy cơ làm tụt đường huyết hoặc tăng đường huyết khó kiểm soát. Như đã đề cập ở trên, đái tháo đường thai kỳ là một bất thường hầu hết chỉ xảy ra trong quá trình mang thai, đường huyết của bạn sẽ được theo dõi định kỳ. Tự ý điều trị sẽ tăng nguy cơ tụt đường huyết.

Mẹ bầu nên ăn uống theo sự tư vấn của bác sĩ sau khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ để kiểm soát đường huyết ổn định.

DiaB xin giới thiệu đến quý bạn đọc chương trình Ổn định đường huyết thai kỳ. Thông qua chương tình, DiaB sẽ hỗ trợ bạn theo dõi đường huyết, tư vấn dinh dưỡng dưới sự tư vấn của đội ngũ bác sĩ có chất lượng chuyên môn cao.

Mục tiêu của chương trình bao gồm:

  • Ổn định đường huyết trong thai kỳ.
  • Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng.
  • Phòng ngừa đái tháo đường típ 2 sau sanh.
  • Quản lý stress trong thai kỳ.

Hân hạnh nhận được sự tin tưởng và đồng hành cùng quý bạn đọc.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/diabetes/about/gestational-diabetes.html
  2. https://www.cdc.gov/diabetes/healthy-eating/diabetes-meal-planning.html
  3. https://www.cdc.gov/diabetes/pdfs/managing/tasty_recipes_for_people_with_diabetes-508.pdf
Contact Me on Zalo