Nguyên nhân và triệu chứng 3 loại đái tháo đường thường gặp

Bạn đang lo lắng về căn bệnh đái tháo đường nguy hiểm? Hiểu rõ triệu chứng và nguyên nhân là chìa khóa để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về căn bệnh trên, giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân.

Triệu chứng của đái tháo đường

Các triệu chứng chung

Các triệu chứng chung thường gồm:

·       Tăng khát nước (polydipsia) và khô miệng.

·       Đi tiểu thường xuyên.

·       Mệt mỏi.

·       Nhìn mờ.

·       Giảm cân không rõ nguyên nhân.

·       Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn.

·       Vết loét hoặc vết cắt chậm lành.

·       Nhiễm nấm da và/hoặc âm đạo thường xuyên.

Nếu có những triệu chứng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Chi tiết về các triệu chứng của mỗi loại đái tháo đường

Đái tháo đường type 1: các triệu chứng có thể tiến triển nhanh chóng – trong vài tuần hoặc vài tháng. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng bổ sung là dấu hiệu của một biến chứng nghiêm trọng gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA). DKA đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Các triệu chứng của DKA bao gồm nôn mửa, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây và khó thở.

Đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường: Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc không nhận thấy triệu chứng trong trường hợp này vì chúng tiến triển chậm. Ở trạng thái tiền đái tháo đường, bạn có thể nhận thấy bản thân có kết quả xét nghiệm đường huyết cao trước cả khi nhận ra các triệu chứng.

Đái tháo đường thai kỳ: Bạn thường sẽ không nhận thấy các triệu chứng nào trong trường hợp này. Thông thường, xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ được thực hiện trong khoảng từ 24 đến 28 tuần mang thai, nếu phát hiện đái tháo đường thai kỳ thì thai phụ sẽ được khuyến cáo điều chỉnh lối sống phù hợp.

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường?

Dù là đái tháo đường loại nào đi nữa thì nguyên nhân vẫn là do glucose trong máu cao gây ra. Tuy nhiên, lý do tại sao mức đường huyết cao lại khác nhau tùy thuộc vào từng loại của bệnh

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 1?

Đái tháo đường type 1 xảy ra khi hệ miễn dịch, hệ thống phòng chống nhiễm trùng của cơ thể, tấn công và phá hủy các tế bào beta sản sinh insulin trong tuyến tụy. Các nhà khoa học cho rằng gen và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như vi-rút, có thể kích hoạt bệnh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa rõ về cơ chế gây bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng đang tìm cách xác định chính xác nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 1 và các phương pháp có thể để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2?

Đái tháo đường type 2 – dạng phổ biến nhất – được gây ra bởi một số yếu tố, bao gồm các yếu tố lối sống và gen.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Thừa cân, béo phì và không hoạt động thể chất

Bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn nếu bạn không hoạt động thể chất thường xuyên và thừa cân hoặc béo phì. Thừa cân có thể gây ra tình trạng kháng insulin, thường gặp ở những người mắc đái tháo đường type 2. Vị trí tích mỡ cũng tạo ra sự khác biệt. Mỡ bụng tích tụ nhiều có liên quan đến kháng insulin, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch. (vòng bụng tỉ lệ nghịch với vòng đời)

Kháng insulin

Đái tháo đường type 2 thường bắt đầu với tình trạng kháng insulin, đây là tình trạng các tế bào cơ, gan và mỡ không sử dụng insulin hiệu quả. Kết quả là cơ thể bạn cần nhiều insulin hơn để giúp glucose đi vào các tế bào. Lúc đầu, tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu tăng thêm. Theo thời gian, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin và lượng đường huyết tăng lên.

Gen và tiền sử gia đình

Tương tự như type 1, một số gen nhất định có thể khiến bạn dễ mắc đái tháo đường type 2 hơn. Theo các nghiên cứu, khả năng con cái bị mắc bệnh tiểu đường có thể lên đến 75% nếu cả cha và mẹ đều mắc phải bệnh. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì xác suất con bị bệnh là 15-20%. 

Yếu tố di truyền có biểu hiện rõ nhất ở đái tháo đường type 2. Một số nhóm dân tộc/khu vực như châu Á và châu Phi có nguy cơ mắc bệnh do ảnh hưởng di truyền cao hơn các nhóm dân tộc/khu vực khác.

Gen cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách làm tăng xu hướng thừa cân hoặc béo phì của một người.

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường thai kỳ?

Các nhà khoa học tin rằng đái tháo đường thai kỳ, một loại tình trạng phát triển trong thai kỳ, là do sự thay đổi nội tiết tố của thai kỳ cùng với các yếu tố di truyền và lối sống.

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ

Kháng insulin

Hormone do nhau thai sản sinh góp phần vào tình trạng kháng insulin, xảy ra ở tất cả phụ nữ vào cuối thai kỳ. Hầu hết phụ nữ mang thai có thể sản xuất đủ insulin để vượt qua tình trạng kháng insulin, nhưng một số trường hợp thì không. Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin.

Giống như tiểu đường type 2, thừa cân có liên quan đến tiểu đường trong thai kỳ. Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có thể đã bị kháng insulin khi mang thai. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ cũng có thể là một yếu tố nguy cơ.

Gen và tiền sử gia đình

Có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường làm tăng khả năng phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, điều này cho thấy gen đóng một vai trò nhất định. Gen cũng có thể giải thích tại sao rối loạn này thường gặp hơn ở người châu Phi và châu Á.

Nguyên nhân khác

Mất cân bằng nội tiết tố: Khi mang thai, nhau thai giải phóng hormone gây kháng insulin. Bạn có thể bị tiểu đường thai kỳ nếu tuyến tụy của bạn không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua tình trạng kháng insulin. Các tình trạng liên quan đến hormone khác như bệnh to đầu chi và hội chứng Cushing cũng có thể gây ra đái tháo đường type 2.

Đột biến gen: Một số đột biến gen có thể gây ra khởi phát bệnh ở người trẻ và trẻ sơ sinh.

Sử dụng lâu dài một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến đái tháo đường type 2, bao gồm thuốc HIV/AIDS và corticosteroid.

Các nguyên nhân khác gây ra đái tháo đường

Kết luận

Đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose), do thiếu hụt hoặc kháng insulin, dẫn tới lượng đường huyết tăng cao, cần chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.

Nếu bạn có những triệu chứng hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường, hãy thử ghé thăm DiaB – Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường để tìm kiếm những giải pháp phù hợp, nâng cao chất lượng sống của mình đối phó với căn bệnh mãn tính này.

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Tham khảo:

1. https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/symptoms-causes

2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/7104-diabetes

3. Diabetes – StatPearls – NCBI Bookshelf (nih.gov)

Contact Me on Zalo