Nếu không được điều trị, những người bị bệnh celiac có nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Hiện không có cách chữa khỏi bệnh celiac và cách điều trị duy nhất là chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không chứa gluten. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.
Tóm tắt nội dung
Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
Một bệnh tự miễn nghiêm trọng mang các đặc tính:
- Di truyền.
- Được kích hoạt bằng cách tiêu thụ một loại protein gọi là gluten, được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
Khi một người bị bệnh celiac ăn gluten protein, hệ thống miễn dịch coi gluten là một “mối đe dọa” và bắt đầu tấn công nó. Các nhung mao của ruột, đang cố gắng tiêu hóa gluten cùng với thức ăn khác, sẽ bị hư hại trong quá trình này. Các nhung mao bị tổn thương khiến cơ thể gần như không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu người bị bệnh celiac tiếp tục ăn gluten, họ có thể gặp một loạt các vấn đề khác bao gồm loãng xương, vô sinh và khởi phát các bệnh tự miễn dịch khác như bệnh tiểu đường loại 1, bệnh tuyến giáp và bệnh Sjögren.
Bệnh Celiac ảnh hưởng đến rất nhiều người. Theo một cuộc điều tra dịch tể, 3 triệu người Mỹ ở mọi chủng tộc, lứa tuổi, giới tính và sắc tộc mắc bệnh celiac.
Nguyên nhân bệnh celiac
Bệnh celiac do các gen di truyền có vấn đề với các thực phẩm có chứa gluten và mốt số yếu tố khác có thể góp phần gây ra, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ.
Các phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh không đúng cách, nhiễm trùng đường tiêu hóa và vi khuẩn đường ruột cũng có thể góp phần. Đôi khi bệnh celiac trở nên hoạt động sau một cuộc phẫu thuật, mang thai, sinh con hoặc cảm xúc bị căng thẳng nghiêm trọng.
Các yếu tố rủi ro
Bệnh Celiac phổ biến hơn ở những người:
- Gia đình có người bị bệnh celiac.
- Người bị viêm da herpetiformis.
- Bệnh tiểu đường loại.
- Hội chứng Down.
- Hội chứng Turner.
- Bệnh tuyến giáp tự miễn.
- Viêm đại tràng vi thể.
- Bệnh Addison.
Các triệu chứng của bệnh celiac
- Triệu chứng đường tiêu hóa : tiểu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, ói mửa, phân nhạt màu và hôi.
- Mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, cáu gắt
- Thiếu máu
- Giảm cân không rõ nguyên nhân ( người lớn) hoặc có vấn đề về tăng trưởng và không phát triển được (ở trẻ em)
- Phát ban ngứa da (viêm da herpetiformis)
- Lở loét miệng nhợt nhạt
- Bệnh gan
- Đau khớp
- Xương mỏng, loãng xương hoặc mềm xương
- Răng đổi màu
- Đau đầu hoặc đau nửa đầu
Theo nghiên cứu, một nửa số bệnh nhân bị celiac ở tuổi trưởng thành có các triệu chứng không liên quan đến hệ tiêu hóa. Còn đối với trẻ em bị bệnh celiac có nhiều khả năng gặp các vấn đề về tiêu hóa hơn so với người lớn
Các biến chứng của bệnh Celiac
Bệnh celiac nếu không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng:
- Suy dinh dưỡng: do ruột non của bạn không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng gây ra suy dinh dưỡng, thiếu máu và sụt cân. Ở trẻ em, suy dinh dưỡng có thể khiến trẻ chậm lớn, kém phát triển dẫn đến trẻ bị thấp lùn.
- Xương yếu đi: do hấp thu canxi và vitamin D kém dẫn đến mềm xương (nhuyễn xương hoặc còi xương) ở trẻ em và mất mật độ xương (loãng xương hoặc loãng xương) ở người lớn.
- Vô sinh và sẩy thai: cũng do sự kém hấp thu canxi và vitamin D có thể góp phần vào các vấn đề sinh sản.
- Không dung nạp lactose: có thể khiến bạn đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa có chứa lactose vì ruột bạn đã bị tổn thương.
- Bệnh ung thư: Những người bị bệnh celiac kiểm soát tốt, có nguy cơ cao phát triển một số dạng ung thư, bao gồm ung thư hạch ở ruột và ung thư ruột non.
- Các vấn đề về hệ thần kinh: bệnh celiac có thể làm xuất hiện các triệu chứng co giật hoặc bệnh dây thần kinh ngoại biên.
- Bệnh tự miễn: bệnh Celiac cũng có thể làm khởi phát các bệnh tự miễn dịch khác.
Kiểm tra và chẩn đoán bệnh Celiac
Với nhiều triệu chứng liên quan đến bệnh celiac, việc chẩn đoán chính xác có thể khó khăn. Để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh celiac hay không, bác sĩ có thể sàng lọc bằng cách sử dụng xét nghiệm máu tìm kháng thể đơn giản, đôi khi kết hợp với xét nghiệm di truyền. Nếu vẫn nghi ngờ chẩn đoán celiac, bác sĩ có thể sẽ tiến hành sinh thiết ruột non để xác nhận.
Điều trị bệnh Celiac
Hiện tại, phương pháp điều trị bệnh celiac duy nhất là chế độ ăn kiêng không chứa gluten nghiêm ngặt và suốt đời. Chế độ ăn không có gluten có nghĩa là tránh tất cả các loại thực phẩm có chứa lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch ở mọi dạng.
Hiện không có phương pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật nào có thể chữa khỏi căn bệnh tự miễn dịch này. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm kiếm các liệu pháp thay thế và có thể là cách chữa bệnh.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy hay các vấn đề về tiêu hóa gây khó chịu kéo dài trên hai tuần. Nếu con bạn xanh xao, cáu kỉnh hoặc không phát triển được thể chất phù hợp với tuổi hoặc đi tiêu phân sệt và có mùi hôi hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán sớm nhất.
Trước khi thử một chế độ ăn kiêng không chứa gluten, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì nếu bạn ngừng hoặc giảm lượng gluten ăn trước khi được xét nghiệm bệnh celiac, kết quả xét nghiệm của bạn sẽ bị thay đổi.
Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh, bạn cần tuân thủ theo chế độ ăn không gluten của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng thiết kế riêng cho bệnh nhân celiac.
Bệnh Celiac có xu hướng di truyền gia đình. Nếu ai đó trong gia đình bạn mắc bệnh này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn xét nghiệm. Ngoài ra, bạn thuộc đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh celiac, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 1, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn làm xét nghiệm dự phòng cho bệnh celiac.
Tóm lại, bệnh celiac là một bệnh lý di truyền, với các triệu chứng có thể liên quan đường tiêu hóa hoặc không. Bệnh hiện chưa thể chữa trị khỏi, nên nếu mắc bệnh bạn phải hãy gặp bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn không gluten phù hợp. Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng trong bài, hãy nhanh tay liên hệ với Docosan.com, đội ngũ bác sĩ chúng tôi sẽ đưa đến bạn những tư vấn và điều trị kịp thời.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh celiac tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
- Celiac disease – Mayoclinic
- Celiac Disease Foundation