Bệnh lỵ trực khuẩn: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh lỵ trực khuẩn là một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng và vẫn còn xảy ra phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 164,7 triệu người mắc bệnh lỵ trực khuẩn với 1,1 triệu ca tử vong. Trong đó có 61% tổng số tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh có rải rác quanh năm và thường bùng phát vào mùa hè, gây ra những vụ dịch lỵ với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ bệnh lỵ trực khuẩn qua bài viết sau.

bệnh lỵ trực khuẩn

Lỵ trực khuẩn là bệnh gì?

Bệnh lỵ trực khuẩn là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn thuộc chi Shigella gây ra với nhiều triệu chứng bệnh đa dạng. Shigella là trực khuẩn gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae, bao gồm 4 loài:

  • Shigella dysenteriae
  • Shigella flexneri
  • Shigella boydii
  • Shigella sonnei

Ở Việt Nam, các chủng gây bệnh thường gặp là Shigella flexneri và Shigella sonnei. Trong đó, Shigella boydii và Shigella sonnei thường gây bệnh tương đối nhẹ. Ngược lại, chủng Shigella dysenteriae typ 1 (còn được gọi là trực khuẩn Shiga) là chủng gây bệnh nặng nhất do độc tố mạnh, dễ lây lan và thường có tình trạng kháng đa thuốc kháng sinh.

Tất cả các loài Shigella đều gây tiêu chảy cấp ra máu bằng cách xâm lấn và phá hủy từng mảng của biểu mô đại tràng. Điều này dẫn đến sự hình thành các vết loét nhỏ, gây viêm tế bào và xuất hiện máu trong phân.

Lỵ trực khuẩn ở trẻ em thường xảy ra ở độ tuổi từ 1 – 4 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện và trẻ cũng chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt.

Bệnh lỵ trực khuẩn ở trẻ sơ sinh thường không phổ biến. Chỉ có 1,6% trẻ sơ sinh tiếp xúc với nhiễm trùng trở thành bệnh. Điều này được cho rằng là do trẻ sơ sinh nhận các yếu tố bảo vệ từ người mẹ qua nhau thai và sữa mẹ. 

Khám và điều trị lỵ trực khuẩn ở đâu?

Bất cứ khi nào cơ thể có dấu hiệu lỵ trực khuẩn, bạn có thể đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và đưa ra hướng dẫn điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số địa điểm uy tín tham khảo:

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con có các bác sĩ nhi khoa hàng đầu như BSCKI Trần Ngọc Lưu và Bác sĩ Lê Quang Mỹ đang công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Cùng với việc sử dụng các phần mềm quản lý bệnh án điện tử, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy thông tin và đặt lịch khám khi có nhu cầu khám và tư vấn bệnh lỵ trực khuẩn, đặc biệt là ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Phú Nhuận

Victoria Healthcare thành lập từ năm 2005 với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế cao cấp và tạo được sự tín nhiệm cao đối với bệnh nhân. Tại Victoria Healthcare, bạn sẽ được chăm sóc, tư vấn và điều trị bởi các bác sĩ chuyên môn khi có nhu cầu khám do nghi ngờ bệnh lỵ trực khuẩn.

Phòng khám Vigor Health

Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh. Cơ sở vật chất hoàn toàn tự động dựa trên hệ thống Hitachi và nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM. Đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ thăm khám và điều trị nhanh chóng, kịp thời bệnh lỵ trực khuẩn khi bạn có các dấu hiệu mắc bệnh.

Phòng khám Family Medical Practice

Family Medical Practice là hệ thống phòng khám tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành lập từ năm 1997 và hiện đang cung cấp các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với đội ngũ y bác sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới, Family Medical Practice hoạt động 24/7 đem lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho bệnh nhân có nhu cầu khám về bệnh lỵ trực khuẩn một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

Phòng Khám Đa khoa Family Health

Phòng khám Đa khoa Family Health là phòng khám chăm sóc sức khỏe toàn diện cho gia đình, mang lại dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao với chi phí hợp lý. Phòng khám là địa điểm uy tín, chất lượng cho bệnh nhân có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn khi cơ thể bắt đầu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn

Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của vi khuẩn Shigella và có thể bài tiết vi khuẩn qua phân trong nhiều tuần sau khi mắc bệnh lỵ. Do đó, những người mang mầm bệnh không có triệu chứng cũng có thể góp phần làm lây lan bệnh. Bên cạnh đó, ruồi cũng có thể là tác nhân truyền bệnh gián tiếp.

Shigella có thể sống qua dạ dày vì ít nhạy cảm với acid hơn, do vậy chỉ cần 10 – 100 vi khuẩn có thể gây bệnh. Vi khuẩn qua ruột non và nhân lên, lượng lớn vi khuẩn tới xâm nhập vào đại tràng gây viêm cấp tính.

Một người có thể bị nhiễm Shigella bằng cách:

  • Nhiễm khuẩn Shigella trên tay và sau đó chạm vào miệng, xảy ra khi:
    • Thay tã cho trẻ ốm hoặc chăm sóc người bệnh.
    • Chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi khuẩn từ phân của người bệnh.
  • Ăn phải thức ăn chứa mầm bệnh Shigella:
    • Ăn thức ăn được chuẩn bị bởi người bị nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn.
    • Thực phẩm sống có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn Shigella hơn.
    • Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào trái cây và rau quả nếu đất hoặc nước trồng chúng bị nhiễm phân có chứa mầm bệnh.
  • Nuốt nước bị ô nhiễm (chẳng hạn như nước hồ hoặc nước sông) trong khi bơi hoặc uống nước có chứa mầm bệnh Shigella.
  • Quan hệ tình dục với người đang hoặc gần đây bị tiêu chảy do Shigella.

Đặc biệt, bệnh lỵ trực khuẩn ở trẻ em cực kì dễ lây lan ở các trường mầm non, nhà trẻ do các bé có thói quen ngậm tay vào miệng và thường không được giữ vệ sinh tốt.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi:

Triệu chứng bệnh lỵ trực khuẩn

Các triệu chứng bệnh lỵ trực khuẩn đa dạng tùy theo loài Shigella và mỗi giai đoạn bệnh khác nhau. Khoảng 25% có triệu chứng lỵ rõ, 25% nhiễm khuẩn không có triệu chứng, đa số trường hợp chỉ có tiêu chảy nhẹ và một số ít có diễn tiến mãn tính.

  • Thời kỳ ủ bệnh (thường kéo dài 1 – 5 ngày): Giai đoạn này không có biểu hiện bệnh.
  • Thời kỳ khởi phát (thường kéo dài 1 – 3 ngày):
    • Xuất hiện đột ngột các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy phân lỏng hoặc ra nước, kèm theo đau bụng. 
    • Giai đoạn này có thể có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao (39 – 40 độ C), ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Ở trẻ nhỏ có thể bị co giật do sốt cao hoặc do nhiễm độc thần kinh.
  • Thời kỳ toàn phát: Bệnh diễn tiến và xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng của hội chứng lỵ như:
    • Đau bụng quặn từng cơn dọc khung đại tràng trước khi đại tiện.
    • Thể trạng suy sụp nhanh chóng, người mệt mỏi, hốc hác, môi khô, lưỡi vàng bẩn.
    • Mót rặn, có thể dẫn đến sa trực tràng do rặn nhiều.
    • Đi ngoài phân nhầy máu, nhiều lần (có thể 20 – 40 lần/ngày), số lượng phân ít dần theo thời gian, phân điển hình như nước rửa thịt.
    • Đau chướng bụng, nhất là phần dưới bên trái, vùng đại tràng sigma, có thể đau toàn bộ khung đại tràng.
  • Thời kỳ lui bệnh và hồi phục: Các dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh thuyên giảm bao gồm:
    • Sốt giảm dần rồi hết, người đỡ mệt, cảm giác thèm ăn dần trở lại.
    • Các cơn đau bụng thưa và nhẹ dần rồi hết.
    • Cảm giác mót rặn giảm rồi hết.
    • Số lần đi tiêu giảm dần, đi ngoài phân sệt rồi thành khuôn trở lại.
    • Đi tiểu nhiều, bụng hết chướng.
  • Các trường hợp không điển hình khác:
    • Thể bệnh nặng và cấp tính (thường do nhiễm Shigella dysenteriae): Bệnh nhân sốt cao, lạnh run, tiêu máu ồ ạt, rối loạn nước điện giải, suy tuần hoàn và có thể dẫn đến tử vong. 
    • Thể bệnh nhẹ (thường do nhiễm Shigella sonnei): Bệnh nhân tiêu chảy nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có đau bụng âm ỉ, tiêu phân lỏng thoáng qua, sau đó bệnh tự có khả năng cải thiện.
    • Thể bệnh mãn tính: Bệnh nhân tiêu nhầy máu kéo dài làm mất nhiều đạm, rối loạn nước điện giải kéo dài khiến cơ thể suy kiệt.
    • Đối với lỵ trực khuẩn ở trẻ em từ 1 – 4 tuổi, bệnh thường xảy ra triệu chứng sốt rất cao, kèm co giật và có thể có biểu hiện nhiễm độc thần kinh như li bì, lơ mơ, đau đầu, cổ cứng.
    • Bệnh lỵ trực khuẩn ở trẻ sơ sinh thường chỉ bị sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ và thường không ra máu. Tuy nhiên, các biến chứng ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, mất nước, thủng đại tràng hoặc phình đại tràng nhiễm độc. 

Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi:

Lỵ trực khuẩn có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lỵ trực khuẩn đều hồi phục nhanh chóng bằng liệu pháp kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên, bệnh lỵ trực khuẩn đôi khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất nước: Tiêu chảy liên tục gây mất nước, các dấu hiệu bao gồm choáng váng, chóng mặt, mắt trũng. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc và tử vong.
  • Chứng sa trực tràng: Là tình trạng căng thẳng khi đi đại tiện hoặc viêm ruột già khiến màng nhầy hoặc niêm mạc trực tràng di chuyển ra ngoài qua hậu môn.
  • Hội chứng tan máu – ure huyết (HUS): Là một biến chứng hiếm gặp thường xảy ra nhất trong bệnh lỵ trực khuẩn ở trẻ em. HUS xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa và tạo ra độc tố phá hủy các tế bào hồng cầu, làm tắc nghẽn chức năng lọc của thận và có thể dẫn đến suy thận.
  • Viêm khớp sau nhiễm trùng: Khoảng 2% người bị nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn, phổ biến nhất là Shigella flexneri, sẽ bị viêm khớp phản ứng sau khi nhiễm trùng gây đau khớp, kích ứng mắt và đi tiểu đau. Hội chứng này thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng, nhưng đôi khi nó có thể kéo dài dẫn đến viêm khớp mãn tính.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Khoảng 0,4% – 7,3% số người mắc bệnh lỵ trực khuẩn bị nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu thường gặp nhất ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu như những người nhiễm HIV, đái tháo đường, ung thư hoặc suy dinh dưỡng nặng và thường gặp hơn ở trẻ em.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi:

Chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn

Chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn bao gồm sự kết hợp giữa đánh giá triệu chứng bệnh và xác nhận bệnh thông qua các xét nghiệm liên quan. 

Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh lỵ trực khuẩn thường có các triệu chứng như tiêu chảy nặng, sốt, đau bụng và đôi khi đi tiêu ra máu. Khi đó bác sĩ có thể xem xét tiền sử bệnh, tiến hành kiểm tra thể chất và khả năng tiếp xúc với vi khuẩn. 

Các xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn như:

  • Xét nghiệm phân (phương pháp chính):
    • Soi phân: Tìm thấy hồng cầu, bạch cầu đa nhân hoặc tế bào niêm mạc bong tróc.
    • Cấy phân: Phân lập trực khuẩn Shigella thông qua nuôi cấy định danh vi khuẩn.
  • Nội soi trực tràng: Tổn thương đại tràng do lỵ trực trùng là hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc, có nhiều vết loét nông đường kính 3 – 7 mm, có thể xuất huyết chỗ loét, cần lấy chất nhầy tại chỗ để cấy tìm vi khuẩn.
  • Xét nghiệm máu: Ít có giá trị chẩn đoán, bạch cầu thường tăng trong khoảng từ 5000 – 15000/mm3 với tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế.
  • Huyết thanh chẩn đoán:
    • Phản ứng ngưng kết
    • Phản ứng miễn nhiễm huỳnh quang trực tiếp

Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi:

Phương pháp điều trị bệnh lỵ trực khuẩn

Việc chẩn đoán chính xác và kịp thời bệnh lỵ trực khuẩn cho phép thực hiện các biện pháp điều trị và kiểm soát nhiễm trùng thích hợp.

Nguyên tắc điều trị

  • Dùng kháng sinh sớm và thích hợp để giảm thời gian bị bệnh và giảm thải vi khuẩn ra ngoài môi trường.
  • Bổ sung nước và điện giải sớm, kịp thời để tránh xảy ra tình trạng sốc do mất nước và rối loạn điện giải.
  • Điều trị các triệu chứng khác gồm giảm đau bụng, hạ sốt, trợ tim mạch và các triệu chứng liên quan khác đồng thời với điều trị căn nguyên.
  • Đảm bảo phòng chống lây nhiễm và thông báo dịch theo quy định.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi:

Phương pháp điều trị cụ thể

Bổ sung nước và điện giải 

  • Cần đánh giá mức độ mất nước, điện giải của người bệnh để bù dịch phù hợp và kịp thời.
  • Mất nước nhẹ, không nôn: bù dịch bằng đường uống với oresol
  • Mất nước từ trung bình đến nặng, kèm theo nôn: bù dịch đường tĩnh mạch với các loại dung dịch: natri clorid 0,9%, glucose 5%, ringer lactate. Cần phải dựa vào xét nghiệm điện giải đồ để lựa chọn loại dịch cho phù hợp.
  • Theo dõi mạch, huyết áp, lượng nước tiểu để điều chỉnh lượng dịch truyền và tốc độ truyền dịch.

Thuốc kháng sinh

Có vai trò rút ngắn thời gian bệnh và giảm thời gian thải vi khuẩn ra phân.

Cần phải dựa vào tính nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Shigella để lựa chọn kháng sinh có tác dụng. Các thuốc được khuyến cáo sử dụng điều trị trực khuẩn lỵ Shigella hiện nay là:

  • Ciprofloxacin 500 mg x 2 lần/ngày hoặc
  • Pefloxacin 400mg x 2 lần/ngày hoặc
  • Ofloxacin 200 mg x 2 lần/ngày hoặc
  • Levofloxacin 500 mg x 1 lần/ngày
  • Thời gian điều trị: 5 ngày.

Các kháng sinh có thể sử dụng để điều trị lỵ trực khuẩn ở những nơi vi khuẩn còn nhạy cảm với Ampicillin và Biseptol:

  • Ampicillin 50 – 100 mg/kg/ngày, chia 4 lần, liều cho trẻ em thường là 100 mg/kg/ngày, chia 4 lần.
  • Trimethoprim + sulfamethoxazole (viên TMP 80 mg + SMX 400 mg) ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên (người lớn); hoặc TMP 8 mg/kg/ngày chia 2 lần (trẻ em).

Điều trị triệu chứng

Sốt cao: sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol 60 mg/kg/ngày, mỗi lần 10 mg/kg/ngày hoặc các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc.

  • Giảm đau: Atropin 0,25mg x 2 ống/1 lần (tiêm dưới da hoặc tiêm bắp) khi đau.
  • Visceralgin 40mg (ống hoặc viên): tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 1 ống 1 lần; hoặc uống 1 lần 2 viên (4 – 6 viên/ngày).
  • Buscopan viên 10 mg x 2 viên/1 lần, 2 – 4 lần/ngày.

Điều hòa nhu động ruột, chống nôn:

  • Primperan 10 mg (ống hoặc viên): tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm, hoặc cho uống 10 – 20 mg/1 lần, 2 – 3 lần/ngày. 

Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi:

Điều trị lỵ trực khuẩn ở trẻ em

  • Điều chỉnh điện giải và bù nước rất quan trọng trong điều trị bệnh lỵ trực khuẩn ở trẻ em do khả năng suy giảm tuần hoàn và dễ dẫn đến tử vong.
  • Cho ăn sớm qua đường miệng (đặc biệt là protein) hoặc bổ sung vitamin A, chuối xanh giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ, nhất là các quốc gia có nguồn tài nguyên hạn chế.
  • Sử dụng kháng sinh điều trị cho trẻ: Ciprofloxacin, Ceftriaxone là những kháng sinh hiện được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên dùng để điều trị lỵ trực khuẩn ở trẻ em:
    • Trẻ < 2 tháng tuổi: Ceftriaxone 50 – 100mg/kg tiêm tĩnh mạch 1 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày.
    • Trẻ 2 tháng – 5 tuổi: Ciprofloxacin uống liều 15mg/kg, 2 lần/ngày hoặc Ciprofloxacin truyền liều 20 – 30mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày trong 5 ngày.

Chăm sóc bệnh nhân lỵ trực khuẩn

Việc chăm sóc bệnh nhân lỵ trực khuẩn tập trung vào việc làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng và giảm sự lây lan của nhiễm trùng như là:

  • Tránh dùng thuốc giảm nhu động ruột như loperamid, paregoric, diphenoxylate vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gắng sức có thể giúp họ hồi phục nhanh hơn.
  • Tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về thuốc và thời gian điều trị. Bên cạnh đó, việc tái khám là rất quan trọng để theo dõi tiến triển của bệnh. Phát hiện kịp thời bất kỳ triệu chứng nào mới xuất hiện hoặc tình trạng có dấu hiệu xấu đi.
  • Bệnh lỵ trực khuẩn rất dễ lây lan. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cách ly, chẳng hạn như vệ sinh tay nghiêm ngặt, sử dụng găng tay khi xử lý chất thải cơ thể và xử lý đúng cách các vật liệu bị ô nhiễm.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi:

Cách phòng ngừa bệnh lỵ trực khuẩn

Mặc dù các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển vaccine Shigella nhưng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, các biện pháp có thể phòng ngừa bệnh cần áp dụng:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Chú ý đến việc rửa tay cho trẻ nhỏ.
  • Vứt bỏ tã bẩn đúng cách.
  • Khử trùng khu vực thay tã sau khi sử dụng. 
  • Đừng chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu bạn đang bị tiêu chảy.
  • Giữ trẻ bị tiêu chảy ở nhà khỏi nơi chăm sóc trẻ, nhóm vui chơi hay trường học.
  • Tránh nuốt nước từ ao, hồ, bể chưa được xử lý.
  • Tránh hoạt động tình dục với bất kỳ ai bị tiêu chảy hoặc vừa khỏi bệnh tiêu chảy.
  • Tránh đi bơi cho đến khi người bệnh hoàn toàn bình phục.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi:


Câu hỏi thường gặp

Bệnh lỵ trực khuẩn có lây không?

Bệnh lỵ trực khuẩn rất dễ lây lan. Vi khuẩn Shigella lây lan qua đường phân-miệng, chủ yếu qua thực phẩm, nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. 

Bệnh lỵ trực khuẩn có nguy hiểm không?

Bệnh lỵ trực khuẩn có thể là một căn bệnh nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch và người lớn tuổi. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể của người bị ảnh hưởng cũng như chủng vi khuẩn cụ thể gây nhiễm trùng.
Trong khi Shigella boydii và Shigella sonnei thường gây bệnh tương đối nhẹ thì Shigella dysenteriae có khả năng gây bệnh nặng hơn do sản sinh ra chất độc tế bào mạnh có liên quan đến sự tiến triển của hội chứng tan máu – tăng urê huyết.

Bệnh lỵ do virus hay vi khuẩn gây ra?

Bệnh lỵ gồm có 2 loại:
– Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa do vi khuẩn Shigella gây ra.
– Bệnh lỵ amip là một bệnh lý nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột gây ra bởi Entamoeba histolytica.


Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin cụ thể, chính xác về bệnh lỵ trực khuẩn. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn khuyến khích mọi người tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.

Contact Me on Zalo