Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, có thể điều trị dứt điểm? (P.1)

Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com


Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng hoặc bệnh lý xảy ra trong đường tiêu hóa, bao gồm: táo bón, hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ, nứt hậu môn, áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn, nhiễm trùng quanh hậu môn, bệnh túi thừa, viêm đại tràng, polyp đại tràng và ung thư.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa vô cùng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hoàn toàn có thể được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, thói quen đi đại tiện tốt và tầm soát ung thư định kỳ.

1. Nguyên nhân và điều trị rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, có thể kể đến những nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống ít chất xơ.
  • Không thường xuyên tập luyện thể dục.
  • Đi du lịch hoặc thói quen thường ngày có sự thay đổi.
  • Dùng một lượng lớn các sản phẩm từ sữa.
  • Không đi tiêu khi có nhu cầu.
  • Không muốn đi tiêu vì cơn đau do bệnh trĩ.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng (thuốc làm mềm phân), theo thời gian làm suy yếu cơ ruột.
  • Dùng thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc nhôm.
  • Dùng một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc chống trầm cảm, thuốc sắt và thuốc giảm đau mạnh như ma tuý).
  • Do bệnh lý.
  • Đang trong giai đoạn thai kỳ.
roi loan tieu hoa
Chế độ ăn uống không phù hợp là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là gì là một khái niệm thường dễ bị nhầm lẫn. Rối loạn tiêu hóa không phải là một loại bệnh lý mà là hậu quả của nhiều bệnh lý khác gây ra. Chính vì vậy, vậy cần xác định chính xác loại bệnh lý mà mình đang mắc phải thông qua các triệu chứng rối loạn tiêu hóa để có phương pháp điều trị phù hợp.

Táo bón

Táo bón là tình trạng khó đi tiêu, khiến người bệnh căng thẳng mỗi khi đi tiêu. Táo bón có thể gây ra phân nhỏ, cứng và đôi khi liên quan đến những vấn đề về hậu môn như nứt và trĩ. Táo bón hiếm khi là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể điều trị táo bón của mình bằng cách: Bổ sung lượng chất xơ trong khẩu phần ăn và tập thể dục thường xuyên. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng như một giải pháp tạm thời. Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng làm theo hướng dẫn sử dụng cũng như hỏi ý kiến bác sĩ vì lạm dùng thuốc nhuận tràng có thể làm tình trạng táo bón tồi tệ hơn. 

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (còn gọi là đại tràng co cứng, đại tràng kích thích hoặc dạ dày thần kinh) là tình trạng cơ đại tràng co thắt thường xuyên hơn bình thường do tác động của một số loại thực phẩm, thuốc hoặc căng thẳng cảm xúc.

Các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Đau bụng và chuột rút.
  • Đầy hơi, tăng khí.
  • Thay đổi thói quen đi tiêu như phân cứng hơn, lỏng hơn hoặc gấp hơn bình thường.
  • Táo bón và tiêu chảy xen kẽ.

Các phương pháp điều trị:

  • Hạn chế sử dụng caffeine.
  • Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước.
  • Theo dõi thực phẩm gây ra hội chứng ruột kích thích của bạn và hạn chế những thực phẩm này.
  • Kiểm soát căng thẳng.
  • Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc.
  • Dùng thuốc nếu cần thiết.

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng sưng các mạch máu nằm giữa cửa hậu môn. Nguyên nhân là do áp lực quá mức xuống phần hậu môn khi đi tiêu, hoặc tiêu chảy kéo dài và mang thai. Có hai loại bệnh trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.

benh tri roi loan tieu hoa
Trĩ gây ra nhiều rắc rối trong sinh hoạt của người bệnh

Trĩ nội

Trĩ nội là những mạch máu ở bên trong lỗ hậu môn. Khi thực hiện động tác đi tiêu, các mạch máu sẽ bị kích thích và bắt đầu chảy máu. Cuối cùng, búi trĩ nội có thể sa xuống đủ để sa ra ngoài hậu môn. Trĩ nội có thể được điều trị bằng cách:

  • Cải thiện thói quen đi tiêu.
  • Bác sĩ sử dụng dây thun để loại bỏ các mạch máu.
  • Phẫu thuật (chỉ cần thiết cho một số ít bệnh nhân có búi trĩ rất lớn, gây đau đớn và kéo dài dai dẳng).

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là những tĩnh mạch nằm ngay dưới lớp da bên ngoài hậu môn. Đôi khi, khi bị áp lực, các tĩnh mạch trĩ bên ngoài vỡ ra và hình thành cục máu đông dưới da gây ra tình trạng rất đau đớn cho người bệnh. Bệnh trĩ ngoài có thể điều trị bằng cách loại bỏ cục máu đông và tĩnh mạch dưới hoặc loại bỏ chính búi trĩ.

Rò hậu môn

Rò hậu môn là những vết nứt trên niêm mạc của lỗ hậu môn làm lộ ra các cơ bên dưới kiểm soát sự di chuyển của phân qua hậu môn và ra ngoài cơ thể. Rò hậu môn là một trong những tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đau đớn nhất vì các cơ bị kích thích khi tiếp xúc với phân hoặc không khí dẫn đến đau rát dữ dội, chảy máu hoặc co thắt sau khi đi tiêu.

Bước đầu tiên để điều trị cho vết nứt hậu môn là sử dụng thuốc giảm đau, bổ sung chất xơ để giảm sự xuất hiện của phân lớn, cồng kềnh, bên cạnh đó kết hợp ngâm mình trong bồn nước ấm (ngâm nước ấm tầm 10 cm). Nếu những phương pháp điều trị này không giúp giảm đau, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật để sửa cơ vòng.

Áp xe quanh hậu môn

Áp xe quanh hậu môn có thể xảy ra khi các tuyến hậu môn nhỏ ở bên trong hậu môn bị tắc nghẽn và vi khuẩn luôn tồn tại trong các tuyến này gây ra nhiễm trùng. Khi mủ phát triển sẽ hình thành áp xe. Để điều trị áp xe quanh hậu môn, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và thực hiện dẫn lưu áp xe.

Xem thêm


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Webmd

Contact Me on Zalo