Top 10 các bệnh đại tràng thường gặp – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Đại trực tràng là bộ phận quan trọng nằm ở phần cuối ống tiêu hóa, đảm nhiệm vai trò co bóp để bài tiết chất thải. Khi đại tràng bị tổn thương có thể báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chủ động tìm hiểu về các bệnh đại tràng thường gặp sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt nhất. Hãy cùng Docosan cập nhật thông tin về các bệnh đại tràng thường gặp qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về đại tràng

Đại tràng là gì?

Đại tràng hay đại trực tràng là tên gọi phần đầu tiên của ruột già, đây là một ống dài nối tiếp từ ruột non để vận chuyển thức ăn. Thông qua đại tràng và các phần còn lại của ruột già, thức ăn được chuyển thành phân và thải ra khỏi cơ thể.

Đại tràng là phần đầu tiên của ruột già
Đại tràng là phần đầu tiên của ruột già

Vị trí của đại tràng trong cơ thể

Đại tràng là một bộ phận nằm trong ống tiêu hóa, cụ thể là ruột già. Đại tràng nằm nối tiếp sau ruột non và ngay trước trực tràng, chính vì vậy đại tràng được ví như một trạm tiếp nhận và co bóp đẩy thức ăn đến các phần cuối của ống tiêu hóa.

Cấu tạo và kích thước của đại tràng

Đại tràng trong cơ thể có độ dài từ 1.4 đến 1.8m, trung bình bằng ½ chiều dài ống tiêu hóa. Cấu tạo của đại tràng có thể chia làm các phần: manh tràng, đại tràng lên (đi lên), đại tràng ngang (đi ngang sang bên trái), đại tràng xuống (đi xuống) và đại tràng sigma (hướng ngược lại sang bên phải, còn gọi là đại tràng chậu hông). Trong đó, đường kính manh tràng có thể lên đến 7cm và thu hẹp dần đến đại tràng sigma.

Chức năng của đại tràng

Đại tràng có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp nhận biết thức ăn đã được dạ dày co bóp thành dịch lỏng, qua ruột non để ruột non hấp thu các chất dinh dưỡng đầu tiên và sau đó được đẩy xuống đại tràng cùng với sự phân hủy của vi khuẩn có trong đại tràng, thức ăn và điện giải trong các chất dịch lỏng còn lại cũng sẽ được đại tràng hấp thu tối đa từ đó tạo thành bã thức ăn từ những chất không tiêu hóa được hoặc không có ích cho cơ thể. Đến khi tích đủ lượng cặn bã, đại tràng sẽ co bóp nhằm đẩy các chất thải xuống trực tràng. 

Đại tràng co bóp đẩy chất thải xuống trực tràng
Đại tràng co bóp đẩy chất thải xuống trực tràng

Các bệnh thường gặp liên quan tới đại tràng

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch sưng, phình lớn cả bên trong và bên ngoài trực tràng và hậu môn. Người mắc bệnh trĩ thường có cảm giác khó chịu, ngứa hậu môn, đau đớn hay thậm chí là chảy máu trực tràng. Ngoài ra, tình trạng “sa” thường gặp trong bệnh trĩ còn làm những búi trĩ giãn ra và phình to ra ngoài hậu môn. 

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh trĩ, kể cả những người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể kể đến như:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Phụ nữ có thai.
  • Chế độ ăn ít chất xơ.
  • Người bị táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính.
  • Người thường xuyên mang vác vật nặng hoặc tập cử tạ.
  • Người thường xuyên ngồi một chỗ hoặc ngồi bồn cầu quá lâu.
  • Người thường xuyên phải rặn mạnh khi đi vệ sinh.

Thông thường, bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng như đau và chảy máu có thể kéo dài hơn một tuần gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, người mắc bệnh trĩ cần biết cách điều trị hợp lý để rút ngắn thời gian lành bệnh, bao gồm:

  • Dùng thuốc bôi có chứa lidocaine hoặc hydrocortisone theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung chất xơ thông qua thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chức năng.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm (tắm ngồi) từ 10 đến 20 phút mỗi ngày.
  • Làm mềm phân bằng cách uống thuốc nhuận tràng.
  • Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và kháng viêm.
Người bị bệnh trĩ có thể bị chảy máu trực tràng
Người bị bệnh trĩ có thể bị chảy máu trực tràng

Tiêu chảy

Tiêu chảy có nghĩa là đi ngoài phân lỏng, nhiều nước trong khi đi tiêu. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy là nhiễm trùng do nhiều tác nhân: virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trong đó, tác nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy là nhiễm virus ở người lớn và trẻ em. 

Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm, bị hội chứng ruột kích thích hay tác dụng phụ của thuốc kháng sinh,… đều là những nguyên nhân khác có thể dẫn đến tiêu chảy. Người mắc bệnh tiêu chảy ngoài đi phân lỏng còn thường xuyên bị sốt, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn.

Người mắc bệnh tiêu chảy có thể được điều trị bằng các loại thuốc như bismuth subsalicylate, kháng sinh hoặc thuốc diệt ký sinh trùng do bác sĩ kê đơn. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý uống thuốc trong trường hợp phân có chất nhầy hoặc máu. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các chất điện giải cần thiết và lợi khuẩn để cân bằng hệ tiêu hóa. Đồng thời người bệnh nên tránh xa các thực phẩm chứa caffein như trà, cà phê, socola,… vì caffein có tác dụng nhuận tràng nhẹ, có thể gây tiêu chảy nặng hơn.

Người mắc bệnh tiêu chảy thường đi phân lỏng kèm theo sốt, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn
Người mắc bệnh tiêu chảy thường đi phân lỏng kèm theo sốt, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa kể từ miệng đến hậu môn. Tình trạng chảy máu có thể nhẹ, trung bình hoặc xuất hiện đột ngột và đe dọa tính mạng.

Xuất huyết tiêu hóa có thể được phân làm 2 nhóm chính: xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. Trong đó, nguyên nhân thường gặp gây xuất huyết tiêu hóa trên bao gồm:

Xuất huyết tiêu hóa dưới có thể do các bệnh lý khác như:

Các triệu chứng xuất hiện kèm theo tình trạng chảy máu đường tiêu hóa phụ thuộc vào nguồn gốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể gặp từng cơn đau bụng quặn thắt, phân màu sẫm hoặc có lẫn máu, ngoại hình nhợt nhạt, cảm thấy khó thở, mệt mỏi, đôi khi nôn ra máu hoặc chất nhầy trông giống bã cà phê.

So với việc điều trị xuất huyết tiêu hóa thì các biện pháp phòng ngừa xuất huyết từ giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì mỗi nguyên nhân sẽ có một hướng điều trị khác nhau. Do đó, tất cả mọi người cần tránh lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và aspirin, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và kiểm soát tốt các bệnh đường tiêu hóa khác.

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu đường tiêu hóa từ nhẹ, trung bình đến đe dọa tính mạng
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu đường tiêu hóa từ nhẹ, trung bình đến đe dọa tính mạng

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng người bệnh thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng. Các tình trạng này có thể diễn ra xen kẽ kèm theo hiện tượng có chất nhầy xuất hiện trong phân.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích, nhưng họ phân loại bệnh lý này là một rối loạn thần kinh tiêu hóa, hay còn gọi là rối loạn tương tác giữa ruột và não, liên quan đến khả năng ruột và não phối hợp để giúp hệ tiêu hóa hoạt động.

Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích thường xảy ra ở những đối tượng là nữ, khó dung nạp một số loại thực phẩm, bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng, có tiền sử bị lạm dụng hoặc được chẩn đoán mắc chứng lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Hội chứng ruột kích thích có thể được kiểm soát bằng cách bổ sung nhiều chất xơ và lợi khuẩn vào chế độ ăn uống, hạn chế sử dụng các thực phẩm khó dung nạp (sữa, phô mai,…), tập luyện thể dục thể thao, yoga, thiền và sử dụng thuốc điều trị nếu cần.

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thần kinh tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thần kinh tiêu hóa

Viêm đại tràng

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đại tràng sẽ gây ra tình trạng viêm đại tràng. Các thương tổn ở đại tràng có thể khu trú chỉ tại một vài điểm hoặc cũng có thể lan rộng khắp niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, niêm mạc đại tràng kém bền vững và dễ bị chảy máu. Còn ở mức độ nặng thì các vết viêm sẽ dễ bị loét, sung huyết, thậm chí tạo thành các ổ áp-xe nhỏ.

Viêm đại tràng cấp tính thường biểu hiện theo từng đợt. Và nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ dễ tiến triển nặng thành viêm đại tràng mạn tính nguy hiểm và khó điều trị hơn. Các biến chứng bệnh viêm đại tràng có thể gặp gồm phình giãn đại tràng, nhiễm trùng huyết, thủng ruột, ung thư đại tràng,…

Điều trị viêm đại tràng tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh. Bác sĩ, dược sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, corticosteroid để điều trị viêm, thuốc điều chỉnh miễn dịch để ức chế phản ứng tự miễn dịch và aminosalicylate để điều trị bệnh viêm ruột. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất xơ và các thủ thuật tiểu phẫu để cầm máu hoặc loại bỏ tắc nghẽn cũng thường được áp dụng trong điều trị viêm đại tràng.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đại tràng sẽ gây ra tình trạng viêm đại tràng
Khi vi khuẩn xâm nhập vào đại tràng sẽ gây ra tình trạng viêm đại tràng

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột khiến đường tiêu hóa bị sưng và kích ứng, thường xuất hiện khi phản ứng tự miễn dịch diễn ra quá mức dẫn đến vô tình tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.

Người mắc bệnh Crohn thường gặp các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sụt cân và chảy máu trực tràng. Ngoài ra, bệnh Crohn còn có thể gây ra triệu chứng ở các bộ phận cơ thể bên ngoài đường tiêu hóa, bao gồm:

  • Viêm khớp hoặc đau khớp.
  • Phát ban.
  • Viêm mắt.
  • Sỏi thận.
  • Loãng xương.
  • Mụn thịt (thường ở quanh hậu môn).
  • Viêm ống dẫn mật.

Đây là tình trạng bệnh lý mạn tính kéo dài suốt đời và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hợp lý có thể giúp kiểm soát triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm: tránh dùng thuốc có thể gây bùng phát như NSAID, hạn chế các thực phẩm khó dung nạp và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chia nhỏ bữa ăn, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là tình trạng các tế bào, tổ chức được tạo ra do sự tăng sinh tế bào quá mức dẫn đến hình thành các khối u ngay trên niêm mạc đại tràng. Thông thường, các khối polyp phần lớn là lành tính, không gây hại.

Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp là ác tính hoặc bị biến đổi thành ung thư ác tính nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu không được cắt bỏ sớm, các khối polyp sẽ phát triển lớn hơn và có nguy cơ làm tắc ruột, gây đau quặn vùng bụng và kèm theo nôn mửa.

Nguyên nhân chính gây nên polyp đại tràng liên quan đến yếu tố gia đình hoặc chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt đỏ hay ăn ít chất xơ. Ngoài ra 2 yếu tố nguy cơ thường gặp là hút thuốc lá và béo phì cũng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc polyp đại tràng.

Việc phát hiện xử lý polyp bằng nội soi, phòng ngừa ung thư đại tràng là điều cần thiết. Trong đó điều chỉnh lối sống là nguyên tắc quan trọng giúp người bệnh cải thiện được tình trạng sức khỏe bao gồm chế độ ăn ít chất béo và bổ sung nhiều các loại trái cây, rau xanh,… Ngoài ra cũng cần lưu ý duy trì cân nặng lý tưởng và tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.

Sự tăng sinh tế bào quá mức dẫn đến hình thành các khối u ngay trên niêm mạc đại tràng, gọi là polyp đại tràng
Sự tăng sinh tế bào quá mức dẫn đến hình thành các khối u ngay trên niêm mạc đại tràng, gọi là polyp đại tràng

Tắc nghẽn ruột non

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn một phần hay toàn bộ ruột non hoặc ruột già, trường hợp cấp cứu y tế cần được chăm sóc ngay lập tức.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột bao gồm: mô sẹo do phẫu thuật, thoát vị (tình trạng ruột bị kẹt hoặc chèn ép chặt ở các vị trí tiếp xúc với thành bụng) và khối u ung thư. Ngoài ra, các tai nạn nuốt phải vật lạ hoặc một số bệnh lý như viêm ruột, lồng ruột, xoắn ruột cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột.

Người bị tắc ruột non thường bị đau bụng dữ dội theo từng đợt kèm theo các triệu chứng khác như chuột rút, đầy hơi, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, nhịp tim nhanh, nước tiểu sẫm màu và các dấu hiệu mất nước khác.

Hầu hết những người bị tắc ruột cần được điều trị kịp thời tại bệnh viện. Tắc ruột hoàn toàn thường cần phẫu thuật ngay lập tức. Tắc ruột một phần có thể cần điều trị ban đầu để ổn định tình trạng bệnh nhân, sau đó sử dụng các giải pháp không phẫu thuật như nghỉ ngơi ruột. Tất cả phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc ruột.

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn một phần hay toàn bộ ruột non hoặc ruột già
Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn một phần hay toàn bộ ruột non hoặc ruột già

Tắc nghẽn ruột già

So với tình trạng tắc nghẽn ruột non, cơn đau quặn thắt do tắc ruột già có xu hướng liên tục và lan rộng hơn. Tắc ruột già không phổ biến ở dân số nói chung, nhưng lại thường gặp ở những người bị ung thư ruột kết. Khoảng 40% số người bị ung thư ruột kết được chẩn đoán vì các triệu chứng tắc ruột (do khối u) khiến họ phải đi cấp cứu.

Các triệu chứng và phương pháp điều trị của tình trạng tắc ruột già cũng tương tự như tắc ruột non, quan trọng nhất là người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật kịp thời nếu cần thiết và áp dụng các biện pháp không phẫu thuật như nghỉ ngơi ruột, truyền dịch tĩnh mạch, đặt ống thông mũi – dạ dày để ổn định sức khỏe.

Cơn đau quặn thắt do tắc ruột già có xu hướng liên tục và lan rộng hơn so với tắc ruột non
Cơn đau quặn thắt do tắc ruột già có xu hướng liên tục và lan rộng hơn so với tắc ruột non

Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư ruột già, là loại ung thư rất thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh gây ra bởi sự hình thành các khối u ác tính, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đại tràng (đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng) và ngày càng lan rộng nếu không được kiểm soát bằng các phương pháp y khoa hiệu quả.

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng bao gồm:

  • Polyp đại tràng: Là nguyên nhân quan trọng gây ung thư đại tràng. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao.
  • Các bệnh đại tràng mạn tính: Ung thư đại tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh viêm loét đại tràng mạn tính.
  • Chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều mỡ và đạm động vật: Chế độ ăn này làm thay đổi tỉ lệ vi khuẩn yếm khí ở đại tràng, biến acid mật và cholesterol thành những chất gây ung thư.

Các triệu chứng phổ biến của ung thư ruột kết bao gồm:

  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Đau bụng, đầy bụng.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Khó thở, mệt mỏi.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư đại tràng phổ biến nhất. Có nhiều loại phẫu thuật và thủ thuật điều trị ung thư đại tràng khác nhau như:

  • Phẫu thuật cắt polyp: Phẫu thuật này nhằm loại bỏ các polyp ung thư.
  • Cắt bỏ một phần đại tràng: Phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng có khối u và một số mô xung quanh, sau đó tiến hành nối các phần đại tràng khỏe mạnh lại bằng thủ thuật nối thông.
  • Phẫu thuật cắt bỏ với hậu môn nhân tạo: Thủ thuật này tương tự như phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nhưng không nối các phần đại tràng khỏe mạnh, mà thay vào đó thực hiện hậu môn nhân tạo bằng cách dẫn ruột đến một lỗ mở trên thành bụng để phân thải ra ngoài được chứa trong một túi.
  • Phá hủy khối u bằng sóng cao tần: Quy trình này sử dụng nhiệt để tiêu diệt tế bào ung thư.
Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư ruột già, là loại ung thư rất thường gặp ở Việt Nam
Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư ruột già, là loại ung thư rất thường gặp ở Việt Nam

Phòng ngừa hiệu quả các bệnh liên quan tới đại tràng

Chế độ ăn uống

Nguyên tắc vàng để phòng ngừa hiệu quả các bệnh đại tràng là điều chỉnh chế độ ăn uống, cụ thể gồm:

  • Tăng cường chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt).
  • Uống đủ nước.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá).

Lối sống lành mạnh

Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh đại tràng, nhất là ở những người có nguy cơ bị tổn thương đại tràng và các bộ phận khác trên đường tiêu hóa. Những đối tượng này nên:

  • Vận động đều đặn, thường xuyên.
  • Hạn chế tình trạng stress, căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ.
Lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh đại tràng
Lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh đại tràng

Khi nào cần khám bác sĩ?

Vậy khi nào thì một người cần đến khám bác sĩ để kiểm tra chức năng đại tràng? Tốt nhất là nên đi khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về tiêu hóa như đau bụng dai dẳng, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón,… hoặc theo lịch khám sức khỏe định kỳ.

Dấu hiệu chung nhận biết bệnh đại tràng

Mặc dù bệnh đại tràng được chia thành rất nhiều bệnh lý cụ thể với những nguyên nhân khởi phát khác nhau, nhưng tất cả đều có các triệu chứng chung dễ nhận biết như: đau bụng, rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón, khó tiêu,…), thay đổi tính chất phân, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, chính vì các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau nên người bệnh cần được thăm khám kỹ càng để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị đúng và sớm nhất.

Đau bụng, rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân, mệt mỏi, giảm cân là các triệu chứng chung của bệnh đại tràng
Đau bụng, rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân, mệt mỏi, giảm cân là các triệu chứng chung của bệnh đại tràng

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh liên quan tới đại tràng

Các bệnh lý liên quan tới đại tràng thường có nhiều triệu chứng trùng lặp nhau, chính vì vậy cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm nhằm xác định chính xác nguyên nhân mắc bệnh đại tràng.

Một số xét nghiệm thường quy có thể kể đến như:

  • Nội soi đại tràng: Là thủ thuật cho phép bác sĩ quan sát bên trong trực tràng và đại tràng thông qua một dụng cụ gọi là ống soi, bao gồm đèn và một camera nhỏ gắn vào ống dài, mỏng. Thủ thuật này cho phép bác sĩ phát hiện các vấn đề về mô bị viêm, loét, polyp và ung thư.
  • Chụp CT đại tràng: Còn được biết đến với tên gọi chụp cắt lớp vi tính đại tràng hay nội soi đại tràng ảo. Khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân sẽ được đưa vào máy quét CT, máy này phát xạ tia X qua vùng đại tràng và trả về kết quả là hình ảnh 2D, 3D chi tiết.
  • Xét nghiệm máu trong phân: Trong phân có máu ẩn có thể là biểu hiện của các bệnh lý như ung thư đại tràng hay polyp đại tràng, lúc này các mạch máu bị tăng sinh và tổn thương, gây chảy máu làm xuất hiện máu ẩn trong phân. Thủ thuật này cần phải được thực hiện hằng năm và nếu kết quả dương tính (phát hiện máu ẩn trong phân), người bệnh cần thực hiện thêm thủ thuật nội soi để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

Các bệnh viện chuyên khoa uy tín

Để tầm soát kịp thời các bệnh lý trên đại tràng, có thể tham khảo các bệnh viện/phòng khám chuyên khoa tiêu hóa uy tín dưới đây:

Bài viết đã cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 10 bệnh đại tràng thường gặp. Nếu bạn đọc cảm thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè để cùng nâng cao chất lượng sức khỏe nhé!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

1. Large Intestine (Colon)

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/body/22134-colon-large-intestine
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

2. Hemorrhoids

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15120-hemorrhoids
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

3. Diarrhea

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4108-diarrhea
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

4. Gastrointestinal (GI) Bleeding

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23391-gastrointestinal-gi-bleeding
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

5. Irritable Bowel Syndrome (IBS)

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4342-irritable-bowel-syndrome-ibs
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

6. Colitis

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23384-colitis
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

7. Crohn’s Disease

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9357-crohns-disease
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

8. Colon Polyps

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15370-colon-polyps
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

9. Bowel Obstruction

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/bowel-obstruction
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

10. Colorectal (Colon) Cancer

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14501-colorectal-colon-cancer
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024

11. Colonic Diseases

  • Link tham khảo: https://medlineplus.gov/colonicdiseases.html
  • Ngày tham khảo: 10/08/2024