Bài viết được tham vấn từ bác sĩ BSCKII. Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Sỏi thận là những khối rắn được tạo thành từ muối và các khoáng chất trong cơ thể, thường bắt nguồn từ thận nhưng có thể phát triển ở bất cứ đâu dọc theo đường tiết niệu bao gồm các bộ phận như thận, niệu quản, bọng đái, niệu đạo. Sỏi thận là một trong những bệnh lý gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.
Không phải tất cả sỏi thận đều được tạo thành từ các khoáng chất giống nhau. Sỏi canxi là loại sỏi thận phổ biến nhất, chúng thường được cấu tạo từ canxi oxalat. Ngoài ra còn có sỏi axit uric, thường gặp ở những người bị bệnh gút hoặc những người đang trải qua quá trình hóa trị, hay sỏi Struvite, sỏi Cystine v.v. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận.
Tóm tắt nội dung
1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Sỏi thận rất dễ xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận bao gồm:
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh sỏi thận.
- Cơ thể mất nước.
- Bị béo phì.
- Chế độ ăn uống có quá nhiều protein, muối hoặc glucose.
- Tình trạng cường tuyến cận giáp
- Từng phẫu thuật dạ dày.
- Bệnh viêm ruột làm tăng hấp thu canxi.
- Dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu triamterene, thuốc chống động kinh và thuốc kháng axit dựa trên canxi.
- Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao hơn phụ nữ.
2. Nhận biết dấu hiệu sỏi thận
Các triệu chứng của sỏi thận có thể không xảy ra cho đến khi sỏi bắt đầu di chuyển xuống niệu quản, gây ra những cơn đau dữ dội. Cơn đau dữ dội này được gọi là cơn đau quặn thận, thường xuất hiện ở một bên lưng hoặc bụng.
Ở nam giới, cơn đau có thể lan đến vùng bẹn. Các triệu chứng khác của bệnh sỏi thận có thể bao gồm:
- Có máu trong nước tiểu (nước tiểu đỏ, hồng hoặc nâu).
- Nôn mửa.
- Nước tiểu đổi màu hoặc có mùi hôi.
- Cảm thấy ớn lạnh.
- Sốt.
- Đi tiểu một lượng nhỏ nước tiểu, nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.
Trong trường hợp sỏi còn nhỏ, bệnh nhân có thể không cảm thấy đau hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào khi sỏi đi qua đường tiết niệu.
3. Phương pháp điều trị sỏi thận
Phương pháp điều trị sỏi thận tùy thuộc vào từng loại sỏi. Thông thường, người bị sỏi thận sẽ được khuyên uống sáu đến tám cốc nước mỗi ngày để làm tăng lưu lượng nước tiểu. Những bệnh nhân bị mất nước hoặc nôn nhiều có thể cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Các phương pháp điều trị sỏi thận bao gồm:
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc được dùng để điều trị sỏi thận bao gồm Ibuprofen (Advil), Acetaminophen (Tylenol), Naproxen natri (Aleve) giúp giảm đau, thuốc lợi tiểu thiazide để ngăn ngừa hình thành sỏi canxi, natri bicacbonat hoặc natri xitrat để làm cho nước tiểu ít axit hơn v.v.
Tán sỏi
Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để phá vỡ các viên sỏi lớn khiến chúng đi xuống niệu quản và vào bàng quang. Quy trình này có thể cần gây mê nhẹ. Tán sỏi có thể gây ra vết bầm tím trên bụng và lưng, hoặc chảy máu quanh thận và các cơ quan bên cạnh.
Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ
Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ sỏi thông qua một vết rạch nhỏ ở lưng. Những trường hợp cần được điều trị bằng biện pháp này bao gồm:
- Sỏi gây tắc nghẽn và nhiễm trùng hoặc làm hỏng thận.
- Sỏi quá lớn không thể di chuyển.
- Bệnh nhân cảm thấy quá đau đớn.
- Nội soi niệu quản (Khi một viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản hoặc bàng quang, bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ gọi là ống soi niệu quản để loại bỏ nó).
4. Phòng ngừa bệnh sỏi thận
Tăng lượng nước tiểu là phương pháp tự nhiên giúp đào thải thận. Bạn nên uống uống đủ nước (tầm 8 ly nước) để thải khoảng 2,6 lít nước tiểu mỗi ngày.
Ăn thực phẩm giàu oxalat (có trong rau chân vịt, đậu bắp, củ dền, cải xoăn, cần tây, sữa đậu nành, dâu tây và rau cải Thụy Sĩ, cá mòi) một cách điều độ và giảm lượng muối cũng như protein động vật, tránh dùng rượu bia cũng có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi canxi và axit uric. Nếu bạn đã bị sỏi thận hoặc bạn có nguy cơ bị sỏi thận, hãy nói chuyện với bác sĩ và thảo luận về các phương pháp phòng ngừa tốt nhất.
5. Bác sĩ điều trị sỏi thận
BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.
TS.BS. Hứa Thúy Vi đã có hơn 14 năm kinh nghiệm khám và chữa bệnh Nội tiêu hóa – gan mật và Nội soi tiêu hóa.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.
Nguồn tham khảo: Webmd