Đau ruột thừa đau bên nào? Dấu hiệu nhận biết sớm điều trị

Nhận biết được bị ruột thừa đau bên nào sẽ giúp người bệnh phát hiện tình trạng viêm ruột thừa sớm hơn, kịp thời tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Hãy cùng Docosan tìm hiểu đau  ruột thừa đau bên nào trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quát về ruột thừa:

Ruột thừa là một phần của hệ thống ống tiêu hóa, thường có độ dài từ 6 đến 9 cm. Đường kính bên trong lòng ruột thừa khoảng từ 1 đến 3 mm. Gần đây, ruột thừa đã được công nhận là một trong những cơ quan miễn dịch chủ động có khả năng tiết immunoglobulin A. 

Vì đường kính ruột thừa nhỏ hơn so với đoạn ruột khác, do đó nếu có dị vật như sỏi phân, thức ăn chưa được tiêu hóa hết có khả năng sẽ rơi vào và mắc kẹt bên trong ruột thừa.

Ruột thừa có hình dạng giống ngón tay, vị trí giải phẫu thường gặp nằm ở vùng bụng dưới bên phải. Tuy hiên, ruột thừa có thể quay sang các vị trí khác như sau lưng, một số ít trường hop ruột thừa có thể nằm bên trái.

Ruột thừa có vị trí giải phẫu thường gặp là hố chậu phải
Ruột thừa có vị trí giải phẫu thường gặp là hố chậu phải

Viêm ruột thừa là gì?

Theo định nghĩa của Hiệp hội Ngoại khoa trên thế giới, viêm ruột thừa (appendicitis) là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa, gây ra bởi sự viêm của ruột thừa. Viêm ruột thừa thường bắt đầu với các triệu chứng như đau bụng quanh rốn (đau thượng vị), sau đó cơn đau lan xuống vùng bụng dưới bên phải.

Viêm ruột thừa có khả năng làm tăng tăng áp lực bên trong lòng ruột thừa và tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng như áp xe, vỡ ruột thừa, sốc nhiễm trùng,…

Nguyên nhân, các yếu tố rủi ro gây đau ruột thừa:

Nguyên nhân gây đau ruột thừa

  • Viêm ruột thừa: là nguyên nhân phổ biến nhất do tắc nghẽn lòng ruột thừa bởi sỏi phân, vi khuẩn, phù nề bạch huyết… dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
  •  Khối u: hiếm gặp, tính chất đau ruột thừa không cấp tính như trong viêm ruột thừa, thường là khối u carcinoid phát triển chậm.
  • Áp xe ruột thừa: thường là hậu quả, biến chứng của viêm ruột thừa.
  • Thủng, vỡ ruột thừa: do viêm ruột thừa chưa được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các yếu tố rủi ro

Yếu tố nguy cơ trong viêm ruột thừa:

  • Độ tuổi: bất cứ độ tuổi nào cũng có mắc phải viêm ruột thừa, tuy nhiên thường gặp ở độ tuổi từ 10 đến 10 tuổi.
  • Giới tính: nam giới thường dễ mắc viêm ruột thừa hơn so với nữ giới
  • Chế độ ăn uống: ăn ít chất xơ, ăn quá nhiều đạm, ít uống nước cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm ruột thừa
Sỏi phân kẹt trong ruột thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm ruột thừa
Sỏi phân kẹt trong ruột thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm ruột thừa

Biến chứng của viêm đau ruột thừa nếu không được phát hiện sớm

Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp: thủng vỡ ruột thừa, áp xe ruột thừa.

Thủng, vỡ ruột thừa: ruột thừa viêm căng to, dịch viêm phá hủy lớp niêm mạc ruột thừa, khiến ruột thừa bị thủng, vỡ. Phần dịch viêm bên trong sẽ tràn ra ngoài, gây nhiễm trùng cục bộ đến nhiễm trùng toàn thân, đặc biệt gây ra biến chứng viêm phúc mạc, một cấp cứu ngoại khoa rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng và yêu cầu phẫu thuật khẩn nhằm loại bỏ phần ruột thừa vỡ và làm sạch dịch viêm trong ổ bụng.

Áp xe ổ bụng: nếu ruột thừa bị vỡ ra, tạo một ổ nhiễm trùng nếu được khu trú lại có thể tiến triển thành một ổ áp xe bên trong ổ bụng. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ dẫn lưu ổ mủ áp xe bằng phẫu thuật nội soi. Ống dẫn lưu sẽ được đặt lại trong khoảng 2 tuần để đánh giá, kiểm soát nhiễm trùng.

Viêm ruột thừa nếu không được chẩn đoán kịp thời có thể gây biến chứng vỡ ruột thừa, áp xe ruột thừa,...
Viêm ruột thừa nếu không được chẩn đoán kịp thời có thể gây biến chứng vỡ ruột thừa, áp xe ruột thừa,…

Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa:

  • Đau bụng: đau bụng thường khởi phát tại vùng bụng trên rốn, dễ nhầm lẫn với đau dạ dày, sau đó di chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải, tăng dần theo thời gian.
  • Sốt nhẹ: nguyên nhân sốt đến từ phải ứng viêm của cơ thể.
  • Buồn nôn, nôn: ruột thừa kích thích hệ thống ống tiêu hóa tăng hoạt động, do đó có thẻ xảy ra phản ứng tiêu chảy.
  • Chán ăn: tình trạng đau bụng và khó chịu trong quá trình ăn uống khiến giai đoạn đầu người bệnh có cảm giác chán ăn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón: các hoạt chất gây viêm được tiết ra liên tục kích thích đường ruột tăng hoặc giảm co bóp gây tiêu chảy, táo bón.
  • Đi tiểu thường xuyên: viêm túi ruột thừa tại vị trí hố chậu phải có thể tác động viêm làm kích thích đường tiểu.
  • Thành bụng co cứng: có nhiều dấu hiệu bụng ngoại khoa khác nhau trong bệnh cảnh viêm ruột thừa, tùy giai đoạn diễn tiến của viêm ruột thừa sẽ có các phản ứng khác nhau.
Đau ruột thừa có thể gặp ở nhiều vị trí nhưng thông thường là đau 1/4 bụng dưới phải
Đau ruột thừa có thể gặp ở nhiều vị trí nhưng thông thường là đau 1/4 bụng dưới phải

Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán viêm ruột thừa

Các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm viêm ruột thừa thường chỉ tập trung vào các chẩn đoán hình ảnh. Tại  thời điểm đi khám bệnh, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Trong trường hợp nghi ngờ đau bụng cấp do bệnh lý ngoại khoa, cần thực hiện xét nghiệm máu, chỉ số nhiễm trùng và các thông số chức năng tổng quát khác.

Thông thường, xét nghiệm đầu tay thường được sử dụng là siêu âm ổ bụng. Khi các triệu chứng trên siêu âm chưa đủ khẳng định hoặc loại trừ, các xét nghiệm như CT-scan, MRI (thai phụ, dị ứng với thuốc cản quang,,,)

Siêu âm là một trong những phương tiện giúp chẩn đoán viêm ruột thừa nhanh nhất
Siêu âm là một trong những phương tiện giúp chẩn đoán viêm ruột thừa nhanh nhất

Cách xử lý, điều trị khi đau ruột thừa:

Nhận biết sớm:

  • Quan sát các dấu hiệu đau bụng giống đau viêm ruột thừa và đến cơ sở y tế ngay khi nghi nghi ngờ.
  • Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám, thực hiện xét nghiệm để xác định có thừa viêm hay không và lựaujp odd n

Điều trị:

  • Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa: phẫu thuật nội soi ngày được áp dụng rộng rãi, trở thành một trong những phương pháp phổ biến nhất để điều trị viêm ruột thừa.
  • Dẫn lưu áp xe: trong trường hợp áp xe ruột thừa, khu trú, khó đáp ứng điều trị thuốc thì cần phải cắt ruột thừa.
Mổ cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi là biện pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay
Mổ cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi là biện pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay

Phòng tránh đau ruột thừa:

  • Ăn uống lành mạnh: bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế ăn uống đồ ăn nhanh: nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn chế biến sẵn.
  • Kiểm soát cân nặng: giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.
  • Bỏ hút thuốc: hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh lên nhiều lần so với người ở nhà.
Chế độ ăn lành mạnh, ăn chín uống sôi giúp giảm nguy cơ viêm ruột thừa.
Chế độ ăn lành mạnh, ăn chín uống sôi giúp giảm nguy cơ viêm ruột thừa.

Một số câu hỏi liên quan

Đau ruột thừa nên ăn gì?

Sau khi phẫu thuật nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế các món ăn dầu mỡ, kích thích cay nóng như cháo, súp, khoai tây nghiền, và bánh mì trắng. Tránh các thực phẩm có thể gây đầy bụng hoặc khó tiêu. Sau đó có thể bổ sung thêm rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, chế độ ăn cần cân đối các chất protein, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Viêm ruột thừa có tự khỏi không?

Viêm ruột thừa thường không tự khỏi. Tùy các trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp mổ cho người bệnh. Nếu không được can thiệp kịp thời, viêm ruột thừa có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như thủng ruột thừa, vỡ ruột thừa, nhiễm trùng toàn thân,… nguy cơ đe dọa tính mạng.

Đau ruột thừa có nguy hiểm không?

Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhanh chóng để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm đã được đề cập trong bài viết. Chậm trễ trong việc chẩn đoán, điều trị viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm ruột thừa có di truyền không?

Có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm ruột thừa có vẻ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, mặc dù không rõ lý do tại sao. Bản thân bệnh viêm ruột thừa không di truyền, nhưng yếu tố di truyền có thể liên quan đến một số nguyên nhân gây bệnh.

Viêm ruột thừa chủ yếu được xem là kết quả của sự tắc nghẽn và nhiễm trùng trong ruột thừa và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe và môi trường cũng đóng vai trò quan trọng.

Đau ruột thừa không được chẩn đoán, xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Đau ruột thừa không được chẩn đoán, xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp những thông tin xoay quanh vị trí viêm đau ruột thừa bên nào. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Menstrual cramps – Mayo Clinic

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/symptoms-causes/syc-20374938
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024

2. Menstrual Pain Relief Side Effects – Drugs.com

  • Link tham khảo: https://www.drugs.com/sfx/menstrual-pain-relief-side-effects.html
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024

3. 6 Home Remedies and OTC Options to Help with Period Cramps – Healthline

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-cramp-remedies
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024