Ý nghĩa việc điều trị sớm bệnh trĩ

Bài viết được hỗ trợ bởi BSCKII Kiều Thị Minh Nguyệt. Bác sĩ Minh Nguyệt có tiếng trong ngành Nội tiêu hóa với hơn 40 năm khám chữa các bệnh lý về dạ dày, đại tràng, trực tràng, … tại Hà Nội. Hiện nay, bác sĩ đang khám chữa bệnh tại Phòng khám đa khoa Medelab.

benh-tri
Chữa trĩ sớm để hạn chế ảnh hưởng đến công việc

Đôi điều về bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là lòi dom, là một bệnh khá phổ biến mà tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có nguy cơ mắc phải. Trĩ được hình thành do sự dãn nở quá mức các các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết.

Bệnh này tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Đặt lịch khám để phát hiện và điều trị sớm lòi dom với bác sĩ Kiều Thị Minh Nguyệt!

Biểu hiện bệnh trĩ

Bệnh trĩ giai đoạn sớm thường không có biểu hiện khó chịu gì đối với người bệnh. Giai đoạn sau, người bệnh có triệu chứng đi tiêu ra máu đặc biệt là máu đỏ tươi sau phân là dấu hiệu thường gặp nhất, lượng máu theo phân tùy theo mức độ của trĩ và ít khi gây ra mất máu ồ ạt.

chua-benh-tri-o-ha-noi
Đi tiêu ra máu đỏ tươi là biểu hiện của bệnh trĩ

Sau một thời gian búi trĩ sẽ to lên, sa ra ngoài, lúc đầu hiện tượng sa ra ngoài chỉ xảy ra khi đi đại tiện, nhưng về sau sẽ xảy ra liên tục. Giai đoạn trĩ lòi ra người bệnh có cảm giác đau, vùng hậu môn bị sưng, phù nề, ngứa. Sau vài ngày thì bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn.

Một số trường hợp búi trĩ bị lở loét hoặc hoại tử từng vùng; có khi hoại tử tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu. Người bệnh lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi nằm, ngồi. Vì vậy đừng để đến lúc bị áp xe hậu môn rồi mới chữa! Đặt lịch khám ngay hôm nay!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, đặc biệt là người làm việc văn phòng. Hoặc do quá trình mang thai, sinh nở khiến bệnh trĩ biểu hiện ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Ngoài ra một số nguyên nhân sau đây cũng đến đến bệnh trĩ:

  • Các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy kéo dài, xơ gan, …
  • Táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm
  • Sự chèn ép của khối u vùng bụng, vùng chậu, … lên hậu môn
  • Yếu tố di truyền
  • Người cao tuổi bị thoái hóa cơ thắt hậu môn, cơ bị nhão

Điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể kiểm soát bằng việc thay đổi lối sống và thuốc.

Theo y học hiện đại, người bệnh được chỉ định chủ yếu dùng các thuốc có tác dụng làm bền thành mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây ra là do khí huyết không lưu thông do những thói quen không tốt hoặc do những bệnh lý nội thương. Vì vậy, điều trị bệnh trĩ thường dùng phối hợp các thuốc có tính hoạt huyết, khử ứ, bổ huyết bổ khí …

Một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ đã được nghiên cứu có thành phần hoạt chất như các thuốc y học hiện đại (chứa nhiều rutin…) giúp bền thành mạch chiết xuất từ thảo mộc như: hoè hoa, kim ngân hoa …

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh trĩ?

Việc phòng ngừa bị trĩ cần được thực hiện sớm, ở mọi đối tượng để tránh biểu hiện bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt đi đứng nằm ngồi, … hằng ngày. Bác sĩ Kiều Thị Minh Nguyệt đề xuất các biện pháp phòng ngừa như:

  • Loại trừ các yếu tố gây bệnh như: táo bón, ngồi lâu, điều trị các bệnh lý đi kèm.
  • Thay đổi chế độ ăn uống để loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ kể trên.
  • Tập một số dộng tác tăng cường cơ vùng hậu môn.

Ý thức phòng bệnh cần được thực hiện qua các lần thăm khám sức khỏe tổng quát để dự phòng nguy cơ bị trĩ. Chính kết quả khám tổng quát sẽ là cơ sở để bác sĩ phát hiện sớm nguy cơ bị bệnh và giúp bạn lên kế hoạch chủ động phòng ngừa, cải thiện.