Trĩ ngoại độ 1 là gì? Có tự khỏi không? Các biện pháp phòng ngừa

Bệnh trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn bệnh nhẹ nhất, búi trĩ vẫn còn rất nhỏ, triệu chứng chưa rõ rệt và chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh trĩ ngoại có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn,… Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh trĩ ngoại độ 1 trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ có nguồn cung cấp mạch máu dồi dào, có xu hướng căng phồng và sa ra ngoài, gọi là bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ ngoại là một rối loạn hậu môn trực tràng thường gặp và là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng. Bệnh này ảnh hưởng đến cả nam và nữ như nhau, thường hiếm gặp ở độ tuổi dưới 20 và tỷ lệ mắc bệnh đạt đỉnh ở độ tuổi từ 45 đến 65. Ước tính về tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là khác nhau nhưng dao động cao tới 35%.

Trĩ có nguồn cung cấp mạch máu dồi dào, có xu hướng căng phồng và sa ra ngoài, gọi là bệnh trĩ ngoại
Trĩ có nguồn cung cấp mạch máu dồi dào, có xu hướng căng phồng và sa ra ngoài, gọi là bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại độ 1 là gì?

Trĩ độ 1 là giai đoạn trĩ sa vào ống hậu môn nhưng chưa sa ra ngoài hậu môn. Tuy nhiên, chúng thường chảy máu hoặc gây ra các triệu chứng khác như ngứa, rát hoặc khó chịu. Đối với trĩ độ 1, bác sĩ có thể sẽ đề xuất phác đồ điều trị trĩ bằng cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống và thử một trong nhiều phương pháp điều trị trĩ không kê đơn thuốc mới.

Trĩ độ 1 là giai đoạn trĩ sa vào ống hậu môn nhưng chưa sa ra ngoài hậu môn
Trĩ độ 1 là giai đoạn trĩ sa vào ống hậu môn nhưng chưa sa ra ngoài hậu môn

Bệnh trĩ ngoại độ 1 có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại độ 1 thường không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và người bệnh kịp thời tuân thủ điều trị như điều chỉnh lại chế độ ăn, ngâm nước,… Nếu để yên mà không chủ động phòng bệnh và điều trị thì bệnh trĩ ngoại độ 1 sẽ tiến triển thành độ 2, độ 3,… dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro gây bệnh

Bệnh trĩ ngoại là kết quả của sự gia tăng áp lực trong đám rối trĩ. Điều này thường là kết quả của tình trạng tăng áp lực ổ bụng trong các trường hợp như rặn kéo dài khi đi đại tiện, mang thai và chuyển dạ hoặc tiền sử phân cứng mạn tính. Trên thực tế, khả năng mắc bệnh trĩ ngoại tăng theo tuổi tác. Nguyên nhân là do các mô lót hậu môn và cơ thắt trở nên mỏng hơn và ít có khả năng chịu được áp lực khi rặn.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ có thể kể đến bao gồm:

  • Tiền sử gia đình.
  • Tiêu chảy mạn tính.
  • Lối sống ít vận động.
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
  • Béo phì.
  • Chấn thương tủy sống.
  • Phẫu thuật trực tràng.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Bệnh viêm ruột.
  • Thường xuyên nâng vật nặng hoặc cử tạ.
  • Chế độ ăn ít chất xơ.
  • Mang thai.
  • Cổ trướng (là tình trạng tích tụ chất lỏng gây thêm áp lực lên dạ dày và ruột).
Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh trĩ
Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh trĩ

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh trĩ ngoại độ 1

Những người bị bệnh trĩ ngoại độ 1 thường có thể cảm thấy một cục u mềm nếu họ chạm vào vùng xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại thường gây ngứa, đau và khó chịu. Tuy nhiên, không phải tất cả đối tượng bị bệnh trĩ ngoại độ 1 đều xuất hiện triệu chứng. Theo thống kê, có hơn một nửa số người bị trĩ không ghi nhận bất kỳ triệu chứng nào.

Các dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh trĩ ngoại độ 1 thường gặp nhất bao gồm:

  • Đi ngoài phân đen: Những người bị trĩ ngoại độ 1 có thể nhận thấy một ít máu khi đi đại tiện, thường là trên bề mặt ngoài của phân. Máu này có xu hướng có màu đỏ tươi và lượng rất ít vì thường chảy trực tiếp ra khỏi trĩ chứ không phải từ bất kỳ nơi nào khác trong đường tiêu hóa.
  • Cục máu đông trong trĩ: Trĩ ngoại có thể rất đau nếu chúng bị huyết khối. Trĩ huyết khối thường có màu tím ở nhóm người da sáng và màu xám, đen hoặc nâu sẫm ở nhóm người da sẫm màu hơn. Trĩ huyết khối xảy ra khi các tĩnh mạch gây ra tình trạng phình ở trĩ phát triển cục máu đông, kết quả là máu không thể chảy đến trĩ và đem lại cảm giác rất đau đớn.

Bên cạnh đó, tiến trình phát triển bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu như sau:

  • Ban đầu, các búi trĩ ngoại thò ra khỏi hậu môn, kích thước búi trĩ lúc này bằng hạt đậu hoặc hạt ngô.
  • Người bệnh cảm thấy hậu môn có cảm giác rất ẩm ướt.
  • Đi tiêu ra máu, ở giai đoạn 1, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện. Trong quá trình đi cầu đôi khi xuất hiện một lượng nhỏ máu tươi thấm trên giấy vệ sinh hoặc phân hoặc trong bồn cầu.
  • Ngứa ngáy vùng hậu môn và rỉ chất dịch. Đây là dịch bài tiết ở niêm mạc ống hậu môn, kèm theo những cơn ngứa ngáy, gây ra những mùi khó chịu, khiến người bệnh mất tự tin.
  • Sờ thấy khối phồng lồi xuất hiện quanh rìa hậu môn có thể do trĩ ngoại, nếu trĩ ngoại huyết khối thì kèm đau nhiều.
Những người bị trĩ ngoại độ 1 có thể nhận thấy một ít máu khi đi đại tiện
Những người bị trĩ ngoại độ 1 có thể nhận thấy một ít máu khi đi đại tiện

Các phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ ngoại độ 1

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ ngoại độ 1 bằng cách đánh giá các triệu chứng của người bệnh và tiến hành thăm khám sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo cho kết quả chính xác khi chẩn đoán bệnh trĩ ngoại độ 1, các bác sĩ phải đánh giá phân biệt với các bệnh lý hậu môn trực tràng tiềm ẩn khác, bao gồm:

  • Nứt hậu môn: Xảy ra ở phần dưới của ống hậu môn, thường gây đau và chảy máu, tình trạng này tệ hơn khi đi đại tiện.
  • Áp xe hậu môn trực tràng: Có thể gây đau trực tràng nghiêm trọng và đôi khi có khối u sờ thấy được. Bệnh này có khả năng dẫn đến nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng.
  • Sa hậu môn: Khá hiếm gặp nhưng thường biểu hiện bằng cảm giác đau khi đi đại tiện và xuất hiện khối u sờ thấy được.
  • Viêm trực tràng: Do giao hợp qua đường hậu môn gây đau và chảy máu. Các vi khuẩn gây ra bệnh này bao gồm Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae và Herpes simplex.
  • Ung thư hậu môn.
  • Ung thư trực tràng.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1

Liệu pháp bảo tồn được coi là phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh trĩ ngoại độ 1 có triệu chứng. Liệu pháp này bao gồm tăng cường các thực phẩm chất xơ trong chế độ ăn, sử dụng thuốc làm mềm phân và tăng lượng nước uống vào. Các biện pháp y tế bảo tồn này có thể làm giảm tình trạng rặn và áp lực kéo dài liên quan đến việc đại tiện, từ đó hạn chế tình trạng tắc nghẽn và đưa búi trĩ trở lại trạng thái tự nhiên, không bệnh lý.

Trong trường hợp bệnh dai dẳng hoặc nghiêm trọng, có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt trĩ. Ở những bệnh nhân khỏe mạnh, cắt trĩ có thể được thực hiện như một phẫu thuật trong ngày. Tình trạng đau sau phẫu thuật thường được điều trị bằng thuốc gây mê đường uống, thuốc NSAID và tư thế tắm ngồi.

Ngoài ra, người bệnh có thể được đề xuất áp dụng thêm các biện pháp khác bao gồm:

  • Uống đủ nước.
  • Dùng thuốc làm mềm phân.
  • Lượng chất xơ cao.
  • Vận động thường xuyên, vừa sức.
  • Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện, thường bằng khăn lau ẩm hoặc miếng bông, đắp túi chườm đá bọc vải để giảm sưng.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen, để giảm đau và khó chịu.
  • Bôi thuốc mỡ, chẳng hạn như kem có chứa cây phỉ hoặc Hydrocortisone, để giảm ngứa.
  • Tránh tình trạng táo bón.
  • Tắm nước ấm.
Tăng chất xơ trong chế độ ăn là liệu pháp bảo tồn giúp điều trị trĩ ngoại độ 1
Tăng chất xơ trong chế độ ăn là liệu pháp bảo tồn giúp điều trị trĩ ngoại độ 1

Các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại độ 1

Trên thực tế, không có phương pháp phòng ngừa đặc trưng cho bệnh trĩ ngoại độ 1, nhưng mọi người có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa sau đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ nói chung, bao gồm:

  • Tuân thủ chế độ ăn giàu chất xơ.
  • Uống đủ nước.
  • Hạn chế ngồi bồn cầu và rặn quá lâu khi đi đại tiện.
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng.
  • Hạn chế uống rượu, bia.
  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu, nên đứng dậy đi lại mỗi 30 phút một lần.
  • Tránh luyện tập, vận động nặng gây áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để kích thích nhu động ruột.
  • Không mặc quần lót quá chật gây cọ xát vùng hậu môn.
  • Tránh để tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt cần đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu bất thường

Tuy bệnh trĩ thông thường không quá nguy hiểm nhưng chúng gây cản trở quá trình sinh hoạt và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh rất nhiều. Chính vì vậy, mỗi người nên tự theo dõi tình trạng sức khỏe hậu môn trực tràng của mình và liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bao gồm:

  • Cảm thấy một cục u mềm ở hậu môn khi chạm vào.
  • Ngứa, đau và khó chịu hậu môn.
  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Xuất hiện cục máu đông trong trĩ.
  • Hậu môn có cảm giác rất ẩm ướt, thường rỉ chất dịch.
Bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu cảm thấy ngứa, đau hoặc khó chịu hậu môn
Bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu cảm thấy ngứa, đau hoặc khó chịu hậu môn

Các bệnh viện chuyên khoa uy tín

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở hậu môn và nghi ngờ bản thân bị bệnh trĩ, hãy liên hệ với bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất:

Một số câu hỏi liên quan

Bệnh trĩ ngoại độ 1 có tự khỏi không?

Sau khi chẩn đoán kỹ lưỡng tình trạng bệnh trĩ ngoại độ 1, bác sĩ sẽ vạch ra phác đồ điều trị cá nhân cho bệnh nhân. Thông thường, bệnh trĩ ngoại độ 1 sẽ tự khỏi sau một thời gian và mục đích điều trị thường là làm giảm các triệu chứng do tình trạng bệnh gây ra.

Bệnh trĩ ngoại độ 1 có cần phải điều trị không?

Trên thực tế, bệnh trĩ ngoại độ 1 thường tự khỏi sau một thời gian và mục đích điều trị thường là làm giảm các triệu chứng do tình trạng bệnh gây ra. Vì vậy, người bệnh vẫn nên tiếp nhận điều trị để cải thiện chất lượng sống và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh trĩ ngoại độ 1.

Bệnh trĩ ngoại và trĩ nội khác gì nhau?

Bệnh trĩ nội được bao phủ bởi một lớp niêm mạc gọi là niêm mạc không nhạy cảm với sự chạm, đau, căng hoặc nhiệt độ, trong khi trĩ ngoại được bao phủ bởi lớp da rất nhạy cảm. Khi tình trạng bệnh tiến triển, hai loại trĩ này có thể có các triệu chứng và phương pháp điều trị rất khác nhau.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ là gì?

Phụ nữ bị bệnh trĩ có thể xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:

  • Cảm thấy một cục u mềm ở hậu môn khi chạm vào.
  • Ngứa, đau và khó chịu hậu môn.
  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Xuất hiện cục máu đông trong trĩ.
  • Hậu môn có cảm giác rất ẩm ướt, thường rỉ chất dịch.

Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ bị trĩ?

Trong thời kỳ mang thai, thai nhi đang lớn lên sẽ gây áp lực lên vùng xương chậu và ruột của người mẹ. Trọng lượng tăng thêm từ thai nhi sẽ đè lên các tĩnh mạch ở hậu môn khiến chúng không thể lưu thông máu khắp cơ thể người mẹ dễ dàng như bình thường. Theo thời gian, phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ.

Xem thêm:

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn điều trị bệnh rất tốt với phương pháp điều trị rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Quan trọng nhất là người bệnh cần phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường trên hậu môn trực tràng. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với người thân và bạn bè để mọi người cùng biết cách phòng tránh và điều trị bệnh trĩ.

Nguồn tham khảo:

1. External Hemorrhoid

  • Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK500009/
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024

2. Hemorrhoid Grading System

  • Link tham khảo: https://www.gothemorrhoids.com/hemorrhoid-grading-system
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024

3. Overview: Enlarged hemorrhoids

  • Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279467/
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024

4. What external hemorrhoids look like and how to get rid of them

  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322732
  • Ngày tham khảo: 03/09/2024
Contact Me on Zalo
Call Now Button