Viêm loét dạ dày là một khiếm khuyết ở niêm mạc dạ dày kéo dài qua lớp cơ niêm mạc và vào các lớp sâu hơn của thành dạ dày. Loét dạ dày có thể biểu hiện khó tiêu và những vấn đề trên hệ tiêu hóa khác, hoặc có thể ban đầu sẽ không có triệu chứng nhưng theo thời gian sẽ có thể có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thùng dạ dày,… Điều này cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc hiểu những kiến thức về bệnh để từ đó có những phương pháp điều trị viêm loét dạ dày và phòng ngừa hiệu quả.
Viêm loét dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu chúng ta có hiểu rõ về các triệu chứng của bệnh, phương thức chữa trị và phòng ngừa. Đó là những câu hỏi mà Doctor có sẵn sẽ giải thích trong bài viết này.
Tóm tắt nội dung
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là khi niêm mạc có những tổn thương, mất đi chất nhầy và các enzyme để bảo vệ, sau đó trở nên viêm sưng rồi theo thời gian hình thành vết loét. Rồi dần dần, lớp niêm mạc bị phá hủy nhiều hơn rồi từ đó dịch vị sẽ phá hủy các mô bên dưới.
Triệu chứng phổ biến viêm loét dạ dày
Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là triệu chứng nổi bật nhất ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Khoảng 80% bệnh nhân bị loét có đau vùng thượng vị. Thượng vị là vị trí nằm giữa 2 bên xương sườn và dưới mũi xương ức sẽ có những cơn đau từ bất chợt đến dai dẳng, dần dần theo cấp độ của bệnh viêm loét.
Đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất trong các bệnh viêm loét dạ dày. Cơn đau “kinh điển” của loét dạ dày xảy ra từ 2 đến 5 giờ sau bữa ăn khi acid được tiết ra nhưng không còn thức ăn ở dạ dày để làm việc.
Đầy bụng, khó tiêu
Thường không xác định được vị trí chính xác, người bị viêm loét dạ dày sẽ luôn thấy bụng đầy hơi căng cứng, khó chịu. Đi kèm với đầy hơi sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như ợ hơi, cảm giác no sớm, không dung nạp thức ăn có chất béo, buồn nôn.
Thay đổi cân nặng
Các cơn đau dai dẳng ở thượng vị đi kèm với chướng bụng làm bệnh nhân ăn không ngon miệng. Tình trạng bỏ bữa ăn càng kéo dài kéo theo đó là những cơn đau do viêm loét dạ dày càng trầm trọng, cứ như vậy tạo thành một vòng lập làm cân nặng của bệnh nhân thay đổi. Bệnh nhân cũng mất khả năng hấp thu các dưỡng chất tốt trong thức ăn do hệ thống các thụ thể, chất nhầy đã bị phá hủy.
Buồn nôn
Buồn nôn là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân viêm loét dạ dày. Thi thoảng, bệnh nhân còn có dấu hiệu nôn mửa.
Triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý
- Đi ngoài phân đen, màu như hắc ín hoặc có lẫn máu đỏ hoặc nâu sẫm trong phân.
- Có thấy lẫn máu trong chất những chất đã nôn ra hoặc bãi nôn giống như bã cà phê.
- Cảm thấy mạch đập nhanh.
- Các vết loét dạ dày xuất hiện nhiều hơn, sâu hơn.
Chẩn đoán xác định viêm loét dạ dày
Có thể nói loét dạ dày không thể chẩn đoán chỉ dựa vào những biểu hiện triệu chứng và thăm khám lâm sàng. Cần phải có sự kết hợp của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm.
Xét nghiệm máu
Các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm H. pylori hoặc các biến chứng khác của dạ dày.
Kiểm tra hơi thở ure
Bác sĩ dùng xét nghiệm hơi thở ure để kiểm tra nhiễm trùng H. pylori. Bệnh nhân sẽ được cho uống dung dịch ure có C13 hoặc C14. Nếu có H.pylori, vi khuẩn sẽ chuyển hóa ure thành carbon dioxide.
Sau đó kiểm tra hơi thở của bạn sẽ thải ra khí carbon dioxide, nếu khi kiểm tra có phát hiện nguyên tử carbon đã được đánh dấu, từ đây sẽ xác nhận bạn đã bị nhiễm trùng H.pylori trong đường tiêu hóa của bạn.
Xét nghiệm phân
Bạn sẽ nhận được hộp đựng để đựng mẫu để kiểm tra nhiễm trùng H. pylori, phương pháp này có thể dùng để đánh giá hiệu quả diệt H.pylori.
Nội soi và sinh thiết đường tiêu hóa trên
Hiện nay, nội soi thực quản vẫn là phương pháp tối ưu nhất để có thể xác định vết loét, tình trạng và vị trí của vết loét. Thậm chí, nội soi đường tiêu hóa trên còn có thể hỗ trợ tìm ra nguyên nhân của vết loét.
Khi nội soi đường tiêu hóa trên, bác sĩ dùng ống nội soi là một ống dẻo có chứa camera để đưa vào xem đường tiêu hóa trên, bao gồm thực quản, dạ dày và cả tá tràng.
Bác sĩ còn có thể lấy mẫu sinh thiết bằng cách đưa một dụng cụ qua ống nội soi để lấy các mảnh mô nhỏ từ niêm mạc dạ dày của bạn. Sau đó, các nhà nghiên cứu bệnh học sẽ kiểm tra mô dưới kính hiển vi.
Chụp X-quang có kết hợp với các thuốc cản quang
Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể yêu cầu chụp x-quang với thuốc cản quang để chẩn đoán viêm loét dạ dày hoặc các biến chứng loét. Bệnh nhân được uống thuốc cản quang Bari sulfat sau đó sẽ được tiến hành chụp X-quang.
Cách phân biệt với các bệnh đường tiêu hóa khác
Chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh đường tiêu hóa chủ yếu dựa vào sự khác nhau trên biểu hiện lâm sàng ban đầu. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau bụng vùng thượng vị nếu cơn đau thay đổi có liên quan đến bữa ăn thì đó có thể là bị viêm dạ dày, viêm tụy, bệnh trào ngược thực quản (GERD), viêm túi sỏi mật hoặc sỏi mật, đau quặn ở vùng mật, nếu các triệu chứng không điển hình không loại trừ khả năng bệnh về tim.
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày
Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt
Trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ngoài nhiễm xoắn khuẩn H. pylori và sử dụng thuốc giảm đau non steroid, thì còn có một số trường hợp là do lối sống và sinh hoạt chưa được điều độ. Để có thể làm giảm đi các dấu hiệu khó chịu bạn cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt ngay.
Với nhịp sống hiện nay, nhiều người đã bỏ đi một hoặc hai bữa ăn trong ngày để tiết kiệm thời gian. Đây là việc làm rất có hại đối với dạ dày của bạn, dịch vị tiết ra khi dạ dày rỗng. Chúng sẽ đạt nồng độ cao rồi từ đó tấn công đến lớp nhầy của niêm mạc gây viêm loét. Vì vậy việc ăn đủ bữa sẽ giúp dạ dày có thể hoạt động một cách bình thường, giúp cho quá trình điều trị viêm loét dạ dày dễ dàng hơn
Nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho dạ dày phải co bóp nhiều hơn gây đau đớn cho người đã có vết viêm loét hoặc khó chịu đối với người bình thường. Nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm thời gian thức ăn còn ở dạ dày… Các loại thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn.
Không nên tập thể dục sau khi ăn, để dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn. Cũng không nên nằm ngay sau khi ăn vì đây đang là lúc dịch vị tiết ra nhiều nhất. Khi nằm dạ dày nằm ngang gây tình trạng trào ngược thực quản rồi có thể dẫn đến viêm loét thực quản.
Nên ăn nhiều trái cây như việt quốc, mâm xôi,…, rau củ có những hợp chất chống oxy làm các tế bào trong cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn. Tránh các thức uống có gas và cồn.
Dùng thêm các loại probiotic để cải thiện khả năng tiêu hóa. Khi sử dụng những chế phẩm này trong giai thời kỳ uống thuốc kháng sinh sẽ giảm đi các tác dụng không mong muốn từ đó việc điều trị sẽ tốt hơn. Đặc biệt, H. pylori sẽ được tiệt trừ nhanh chóng. Không nên sử dụng thức ăn quá cay, quá chua để không gây kích ứng dạ dày.
Sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày
Việc đầu tiên cần được lưu ý trong điều trị viêm loét dạ dày đó là cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố hủy hoại của cơ thể. Trong đó giảm các yếu tố hủy hoại là giảm tiết acid, tiệt trừ vi khuẩn H.pylori và hạn chế sử dụng các thuốc thuộc nhóm NSAID. Tăng cường các yếu tố bảo vệ như tăng cường chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Điều trị viêm loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra. Khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì vết loét sẽ lành sau một vài tháng.
Nếu vết loét dạ dày của bạn là do nhiễm xoắn khuẩn H.pylori thì bạn sẽ được kê kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI). Kết hợp này cũng được sử dụng ở người bị viêm loét dạ dày kết hợp giữa nhiễm H. pylori và dùng thuốc giảm đau không steroid (NSAID). Nếu vết loét chỉ do sử dụng NSAID, thì nên dùng một đợt thuốc PPI.
Một nhóm thuốc khác có khả năng thay thế cho PPI, là nhóm thuốc đối kháng thụ thể H2, đôi khi được sử dụng thay cho PPI.
Bạn có thể được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày sau 4 đến 6 tuần để kiểm tra xem vết loét đã lành hay chưa.
Thuốc kháng sinh
Nếu bạn nhiễm H. pylori, thông thường bạn sẽ được sử dụng kháng sinh. Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất là Amoxicillin, clarithromycin và metronidazole. Tác dụng phụ của những loại kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày này thường nhẹ và có thể bao gồm:
- Mệt mỏi và uể oải.
- Tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
- Miệng vị kim loại.
Sau khi kết thúc đợt kháng sinh đầu tiên bệnh nhân sẽ được kiểm tra có còn nhiễm H. pylori. Nếu có, bạn sẽ cần tiếp tục sử dụng một đợt kháng sinh khác.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
PPI sẽ làm giảm lượng acid dạ dày, ngăn ngừa tổn thương, chúng có khả năng ức chế cả quá trình tiết acid cơ bản và cả quá trình tiết acid bị kích thích bởi thức ăn. Hạn chế các vết loét mới và cải thiện các vết loét sẵn có. Thường được sử dụng từ 4 đến 8 tuần.
Những PPI phổ biến nhất là: Omeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole.
Tác dụng phụ thường nhẹ, bao gồm:
- Nhức đầu, chóng mặt và cảm thấy mệt mỏi.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Phát ban.
Thuốc đối kháng thụ thể H2
Cũng tương tự như PPI, thuốc đối kháng thụ thể H2 cũng hoạt động bằng cách giảm lượng acid dạ dày. Các thuốc nhóm đối kháng thụ thể H2 có hiệu lực giảm acid ít hơn so với PPI nhưng lại đào thải qua thận. Trong khi đó, PPI được đào thải qua gan nên đối với những bệnh nhân bị suy gan bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc đối kháng thụ thể H2 hơn.
Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 được sử dụng rộng rãi nhất để trị viêm loét dạ dày.
Tác dụng phụ không phổ biến là:
- Bệnh tiêu chảy.
- Nhức đầu, chóng mặt.
- Phát ban và mệt mỏi.
Thuốc kháng acid (antacid) và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc có tính kiềm yếu trung hòa môi trường acid ở dạ dày mà không tiết acid. Khởi phát tác dụng nhanh giúp giảm đau.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể làm tăng cường khả năng bảo vệ, giúp niêm mạc không bị tổn thương, ngăn ngừa tác động của acid.
Tác dụng phụ nhẹ và ít gây ra ảnh hưởng:
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Xì hơi, co thắt dạ dày.
Phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật khi tình trạng viêm loét dạ dày không còn có khả năng đáp ứng với điều trị với thuốc và thay đổi lối sống hoặc đã có những biến chứng như hẹp môn vị, thùng, xuất huyết tiêu hóa.
Khi đưa ra quyết định can thiệp ngoại khoa bác sĩ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Khi phẫu thuật dạ dày bằng phương pháp nội soi hay phương pháp kinh điển thì khối lượng được cắt bỏ ⅔ dạ dày. Sau vài ngày, bệnh nhân có thể xuất viện.
Các câu hỏi thường gặp
u003cstrongu003eĐiều trị viêm loét dạ dày bao lâu?u003c/strongu003e
Tùy vào từng trường hợp bệnh mà sẽ có thời gian chữa trị khác nhau.u003cbru003eNếu bệnh nhân bị loét dạ dày do H. pylori thì thời gian để lành vết loét là từ 4-6 tuần. Nếu bệnh nhân bị loét dạ dày do NSAID thì từ cần 4-8 tuần để vết loét hồi phục. u003cbru003eBệnh nhân có loét dạ dày nhưng không sử dụng NSAID và H.pylori âm tính thì phải mất thời gian nhiều hơn để vết loét có thể chữa trị là khoảng 8 tuần. u003cbru003eNếu vết loét đã lành, trong trường hợp loét là do nhiễm H. pylori dương tính thì phải làm những xét nghiệm để kiểm tra đã tiệt trừ toàn bộ vi khuẩn hay chưa.u003cbru003eNếu vẫn chưa thể tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc thêm thuốc.
u003cstrongu003eĐiều trị viêm loét dạ dày có khỏi không ?u003c/strongu003e
Bệnh viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và được chữa trị đúng cách. Vì vậy khi bạn cảm thấy các triệu chứng của viêm loét dạ dày như đau vùng thượng vị, buồn nôn,… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương án chữa trị kịp thời.
u003cstrongu003eĐiều trị viêm loét dạ dày ở đâu?u003c/strongu003e
Viêm loét dạ dày không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể được điều trị hoàn toàn nếu được bệnh được phát hiện sớm khi chưa có các biến chứng hoặc chưa chuyển qua giai đoạn mãn tính. Điều trị viêm loét dạ dày nên được thực hiện ở ngày từ giai đoạn đầu, đây là thời điểm tốt nhất để điều trị.u003cbru003eKhi xuất hiện những triệu chứng đau âm ỉ ở vùng thượng vị, hoặc đang nghi ngờ có viêm loét dạ dày, người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa có uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hi vọng rằng thông qua bài viết điều trị viêm loét dạ dày, bạn có cái nhìn rõ hơn về triệu chứng, các biến chứng nguy hiểm và phương pháp điều trị loét dạ dày. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ tiêu hóa trên Docosan.com.
- NHS. “Stomach ulcer”. Available. [Online]: https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/complications/#:~:text=Perforation,This%20is%20known%20as%20peritonitis.
- Bộ Y tế, Quyết định số 708/QĐ-BYT ban hành ngày 02/03/2015. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh.