Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng cử như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì là một nỗi băn khoăn cực kì phổ biến của hầu hết người bệnh, đây là một bệnh tiêu hóa rất phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân. Vậy thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì? Người bị ruột kích thích kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Tổng quan về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng bất thường về chức năng của đường tiêu hóa mạn tính và thường bị tái phát. Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích bao gồm: viêm ruột vì ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn nhu động ruột, sử dụng kháng sinh uống gây loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tâm lý, uống rượu bia,…

Biểu hiện điển hình của hội chứng ruột kích thích bao gồm đau bụng và các rối loạn tiêu hóa kéo dài. Người bệnh thường bị tiêu chảy xen kẽ táo bón, tần suất đi đại tiện nhiều hơn bình thường, chướng bụng, có thể đi tiêu ra máu,…

Bên cạnh đó, đau bụng thường ở vị trí đại tràng (vùng quanh bụng, hai bên mạn sườn), cơn đau tăng sau khi ăn no, đặc biệt là sau khi ăn nhiều đồ cay nóng, rau sống, thức ăn lạnh, tiết canh,… hoặc đang bị căng thẳng về tâm lý. Ngoài ra, các triệu chứng toàn thân khác của hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện như mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, lo lắng,…

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Các thực phẩm được đề xuất sau đây:

  • Các loại thực phẩm an toàn, tươi, sạch, không chứa chất bảo quản và hóa chất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ như củ quả, rau xanh, trái cây (nhất là các loại hoa quả chứa nhiều kali như đu đủ, chuối,…) cùng với cám gạo, bộp bắp vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ có vai trò vô cùng hữu ích trong việc cải thiện tình trạng táo bón vì khả năng làm mềm phân, giúp chúng di chuyển thuận lợi trong đại tràng. Lượng chất xơ thiết yếu cho 1 người trưởng thành vào khoảng 21 – 38 gam mỗi ngày. Tuy nhiên, có 1 tác dụng phụ của chất xơ là gây đầy bụng nên cần bắt đầu gia tăng lượng chất xơ từ từ, chỉ cần tăng khoảng 2 – 3 gam mỗi ngày.
  • Duy trì cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn, giảm tiêu thụ chất béo và tăng carbohydrate (có trong gạo, mì ống, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám,…)
  • Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, cố gắng mỗi 2 tiếng ăn một bữa vì nếu tập trung nhiều lượng thực phẩm lại vào một bữa có thể gây khó tiêu, đau quặn bụng.
  • Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế tình trạng đầy hơi do nuốt khí vào, giảm sự đột ngột căng giãn của đường ruột. Nhờ đó, việc này giúp giảm sự kích kích co bóp đường ruột, từ đó giảm số lần đi đại tiện và giảm đau tương đối hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích kiêng các loại thực phẩm nào?

Bên cạnh vấn đề “hội chứng ruột kích thích nên ăn gì”, bạn cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm không tốt cho hội chứng ruột kích thích, được liệt kê chi tiết dưới đây:

  • Thực phẩm không được nấu chín như tiết canh, rau sống, gỏi cá.
  • Đồ ủ muối như dưa cà muối, dưa chua hoặc gia vị cay.
  • Trái cây sấy khô, đóng hộp vì hàm lượng đường trong các sản phẩm này rất cao, dễ bị tiêu chảy, đầy hơi và táo bón.
  • Các món rán, xào có hàm lượng mỡ dầu quá cao: Chúng bắt ruột co thắt nhiều hơn, gây khó chịu và đau vùng bụng. Nên thay thế mỡ động vật bằng các loại chất béo không bão hòa nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu,…
  • Tránh các loại thịt đóng hộp, chế biến sẵn như pate, xúc xích….
  • Thực phẩm dễ gây đầy hơi như bắp cải, đậu, cải xanh, hành tây.
  • Các chế phẩm từ sữa vì chúng có chứa đường lactose rất khó để tiêu hóa, từ đó dễ gây tiêu chảy, táo bón hoặc đau quặn bụng.
  • Quả chua vì chúng giàu acid hữu cơ, không có lợi cho đường tiêu hóa.
  • Rượu bia, cà phê và thuốc lá.
  • Thức ăn chứa thành phần gây dị ứng cho người bệnh.
  • Buổi tối hạn chế ăn no, ăn nhiều dinh dưỡng vì sẽ gây quá tải hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.
  • Nếu bị tiêu chảy người bệnh cần tránh hoàn toàn chất xơ như cellulose để không gây cọ xát lên thành ruột.

Thay đổi chế độ sinh hoạt để cải thiện hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Thay đổi chế độ sinh hoạt để cải thiện hội chứng ruột kích thích

Ngoài việc thay đổi về chế độ ăn, bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích cũng cần phải thay đổi thói quen trong sinh hoạt để phối hợp cải thiện tình trạng bệnh, bao gồm các biện pháp như sau:

  • Hạn chế làm việc quá sức, mất ngủ, căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan về tình trạng sức khỏe, sống lành mạnh.
  • Áp dụng những biện pháp giảm stress như ngồi thiền, tập thể dục, tập yoga.
  • Sinh hoạt và nghỉ ngơi đúng giờ, điều độ.
  • Áp dụng biện pháp xoa nhẹ quanh rốn và vùng thượng vị theo chiều kim đồng hồ 2 -3 lần mỗi ngày nhằm kích thích gia tăng nhu động ruột.
  • Tập đại tiện mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc vào một thời điểm cố định mỗi ngày, chú ý bụng trước khi đại tiện.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc ngay khi có phát hiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích để được điều trị dứt điểm và kịp thời, không để bệnh có cơ hội tiến triển mạn tính.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng cử như thế nào tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com