Khám trĩ là một trong những bước rất quan trọng đối với mỗi bệnh nhân nếu chẳng may mắc bệnh. Bệnh nhân cần chủ động thăm khám từ sớm, tránh trường hợp bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng nề, vì lúc này việc điều trị diễn ra phức tạp hơn cũng như tốn kém nhiều hơn. Vậy khám bệnh trĩ gồm những gì, quy trình như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được Docosan làm rõ trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Trĩ là bệnh gì? Tại sao cần phải đi khám?
Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến cấu trúc của ống hậu môn. Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở người lớn và hiện nay đang đứng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn cần nhập viện. Các đối tượng mắc bệnh thường rơi vào dân văn phòng, người có tính chất công việc ngồi nhiều, lười vận động, chế độ ăn uống không khoa học, thói quen đi vệ sinh,…
Bản chất của bệnh trĩ là các đám rối mạch máu trong ống hậu môn, khi máu không được lưu thông bị động lại khiến tĩnh mạch căng và tụ máu. Theo thời gian, kích thước búi trĩ sẽ gia tăng nếu không sớm phát hiện và có sự can thiệp kịp thời.
Bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Tùy vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà bệnh nhân có thể tự xác định bản thân đang mắc chắc loại bệnh trĩ nào.
Trên thực tế bệnh trĩ thường tiến triển một cách âm thầm và lặng lẽ. Ở giai đoạn đầu, người bệnh rất khó có thể phát hiện nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Đôi khi triệu chứng ấy bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cũng chính vì điều đó mà bệnh nhân chủ động không thăm khám từ sớm. Điều này cũng kéo theo hệ lụy về sau, bệnh trở nên nặng hơn thì việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn, hơn thế nữa người bệnh phải trả số tiền điều trị cao hơn so với việc bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Khám trĩ là khám những gì?
Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải căn bệnh trĩ hoặc cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh như: đau rát, ngứa hậu môn, hậu môn thường xuyên ẩm ướt, gặp khó khăn khi đi đại tiện hoặc chảy máu trong lúc đại tiện thì bạn cần chủ động tìm đến cơ sở uy tín để khám để thăm khám và chẩn đoán.
Thông thường, một quy trình khám trĩ sẽ diễn ra theo sao các bước cơ bản sau,và đây cũng chính là các hạng mục thăm khám bệnh trĩ:
Thăm khám và chẩn đoán lâm sàng
Đây là một trong những cách khám trĩ mà mỗi bệnh nhân đều phải thực hiện qua. Khi vào phòng khám gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi một số câu hỏi như:
- Tiền sử gia đình, người thân có đang mắc bệnh trĩ hay không
- Tuổi tác, nghề nghiệp, tính chất công việc hiện tại
- Một số loại thuốc kê đơn thuốc, không kê đơn, thực phẩm chức năng từng sử dụng qua
- Thói quen ăn uống như thế nào, món ăn yêu thích và hay dùng
- Có uống đủ lượng nước hay không, có sử dụng chất kích thích rượu bia hay không
- Thói quen sinh hoạt, chế độ vận động mỗi ngày
- Thói quen đi đại tiện mỗi ngày, việc đại tiện có gặp phải vấn đề gì không
- Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ trong thời gian gần nhất
- Đã từng đi khám trĩ ở đâu chưa, nếu có thì đã sử dụng những loại thuốc nào hay phương pháp nào, trong bao lâu
Để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, bệnh nhân cần thành thật trả lời những câu hỏi trên, không nên e ngại hay che giấu bất kỳ điều gì. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng điều trị phù hợp. Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân cũng có thể hỏi lại bác sĩ với một số câu hỏi mà bản thân chưa rõ.
Thăm khám bên ngoài vùng hậu môn
Đến đây, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chuẩn bị tư thế khám trĩ phù hợp nhất để tiến hành kiểm tra khu vực bên ngoài hậu môn. Bước thăm khám này sẽ giúp bác sĩ nắm chính xác các biểu hiện có liên quan đến bệnh như: sưng đỏ, viêm nứt hậu môn, sưng phồng, sự xuất hiện của chất nhầy, cục máu đông ở bên trong tĩnh mạch.
Khám trực tràng
Đối với bệnh trĩ, khám trực tràng là một trong các bước bắt buộc. Bước này đóng vai trò rất quan trọng để bác sĩ đánh giá mức độ bệnh tình trạng. Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát một số biểu hiện trực tràng, nhận biết xem có máu hay chất nhầy ở gần ở trên găng tay hay không.
Tuy nhiên, nếu quá trình thăm khám kiểm tra không cho kết quả khả quan thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh được một cách chính xác.
Thăm khám cận lâm sàng
Một số xét nghiệm mà bệnh nhân cần thực hiện trong quá trình khám trĩ như:
- Xét nghiệm máu
- Nội soi hậu môn trực tràng
Chẩn đoán phân biệt
Cảm giác đau rát vùng hậu môn, chảy máu hậu môn khi đi đại tiện là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số chỉ định bệnh nhân là một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán và phân biệt bệnh trĩ với các bệnh lý khác. Điển hình như: bệnh viêm ruột, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, polyp đại trực tràng,…
Đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp
Dựa vào kết quả của việc thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bác sĩ sẽ đưa ra kết quả khám trĩ. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Xuyên suốt quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ xác định hướng điều trị bệnh bệnh nhân thông qua việc dùng thuốc song song với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, thói quen đi đại tiện sao cho hợp lý nhằm giúp bệnh tình sớm đẩy lùi. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể lên lịch hẹn tái khám, điều này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra lại hiệu quả của phương pháp điều trị của bệnh nhân cũng như kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề gì đang xảy ra hay không.
Nếu bạn không chắc chắn triệu chứng hiện tại có phải bệnh trĩ hay không trước khi đặt lịch hẹn gặp trực tiếp bác sĩ thì đặt lịch hẹn tư vấn online ngay với Phòng khám Liên kết Docosan Đa khoa. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn hoàn toàn miễn phí nếu đặt lịch hẹn khám theo khung đặt lịch dưới đây.
Thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ rõ bạn có đang mắc bệnh trĩ. Nếu phải, tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất. Có thể là kê đơn thuốc điều trị đối với mức độ nhẹ, búi trĩ chưa sa ra ngoài hoặc chỉ định thăm khám trực tiếp để tiến hành khám cận lâm sàng, xác định rõ nguyên nhân trước khi đưa ra phác đồ cụ thể. Toàn bộ quá trình này sẽ được thực hiện trong vòng 15 phút.
Đặt lịch hẹn theo sự chỉ dẫn sau để nhận ưu đãi!
Tất cả những thắc mắc liên quan đến việc khám bệnh trĩ đã được cập nhật chi tiết trong bài viết. Việc chủ động thăm khám bệnh từ giai đoạn đầu sẽ giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng khó chịu, sớm trở lại với đời sống thường ngày và hơn hết là hạn chế bệnh tái phát trở lại trong tương lai gần. Tốt hơn hết, bạn nên tìm đến địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang bị đầy đủ hệ thống máy móc và thiết bị y tế.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.